Nằm ở xã biên giới Thành Long, huyện Châu Thành (Tây Ninh), trang trại gà công nghiệp quy mô gần 100.000 con của chị Trần Thị Hạnh được xem là một trong những trang trạinuôi gàdưới mái điện năng lượng mặt trời quy mô lớn, hiện đại và nổi tiếng tại địa phương. Không những thế, với đam mê nông nghiệp sạch, chị Hạnh còn là người tiên phong xây dựng trang trại dưa lưới hữu cơ kết hợp chăn nuôi tuần hoàn khép kín.
Theo chị Hạnh, sau nhiều năm làm trang trại, việc tìm phương án để xử lý chất thải chăn nuôi rất khó khăn, tốn kém. Tuy nhiên, nhờ trang trại gà được thiết kế hoàn toàn tự động từ hệ thống cho ăn đến thu gom phân gà, hệ thống làm mát… nên chị đã nghĩ ra cách giải quyết.
Cụ thể, chị đã xây dựng được chuỗi khép kín từ chăn nuôi gà đến xử lý chất thải thành phân bón hữu cơ vi sinh để bón cho 22 nhà màng, mỗi nhà màng rộng hơn 1.100m2 trồng dưa lưới hữu cơ. Bước đầu, mô hình đem lại hiệu quả tích cực.
Chị Hạnh cho biết thêm, dưa lưới là cây trồng ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá ổn định, năng suất trồng trong nhà màng cao. Trồng dưa lưới trong nhà màng sẽ hạn chế được sâu bệnh gây hại vì cây dưa thường rất dễ bị sâu bệnh khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi.
Do cây dưa lưới chỉ phù hợp vào mùa khô, vì vậy trồng trongnhà màngvào mùa mưa sẽ không phải lệ thuộc nhiều vào thời tiết, đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục, không theo mùa vụ.
Điều đặc biệt làm nên thương hiệu của trang trại chị Hạnh là không bê nguyên công nghệ từ nước ngoài về sử dụng mà có nhiều cải tiến, thậm chí chị tự chế tạo những thiết bị, máy móc trong nhà màng như hệ thống tưới tiết kiệm bằng năng lượng mặt trời, tự ủ phân gà với men vi sinh kết hợp chế phẩm IMO tự sản xuất, tiên phong đưa ong vào tăng thụ phấn cho dưa lưới… Nhờ đồng bộ nhiều giải pháp giúp tối ưu hoá chi phí sản xuất, sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao nên được thị trường đón nhận.
Việc sử dụngchế phẩm IMOcũng là bước tiến của trang trại bởi chế phẩm này giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng lưu giữ nước và các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đồng thời, IMO còn giúp các chất hữu cơ phân huỷ nhanh chóng, tạo ra môi trường tốt cho sự phát triển của cây trồng. Với việc kết hợp sử dụng phân gà vi sinh với IMO, đã giúp tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào hóa chất độc hại.
“Chúng tôi chú trọng vào sản xuất hữu cơ, đảm bảo an toàn sinh học từ việc chăn nuôi đến trồng dưa lưới vì sản phẩm cuối cùng. Mọi sản phẩm kém chất lượng hoặc hỏng không thể tiêu thụ được sẽ được tái sử dụng để làm chế phẩm IMO”, chị Hạnh nói.
Hiện vườn dưa lưới của chị Hạnh đang vào mùa chín rộ, những quả dưa căng tròn ngả sang hai bên, cả vườn ngập hương thơm nức. Với đầu óc nhạy bén của một chủ trang trại gà công nghiệp quy mô lớn, nhờ tối ưu hoá chi phí sản xuất, sản phẩm làm ra lại chuẩn hữu cơ nên việc tìm kiếm thị trường cho quả dưa lưới không phải là vấn đề quá khó.
Tất bật đóng gói sản phẩm để giao cho các đối tác, chị Hạnh phấn khởi cho biết: Dưa lưới là trái cây được nhiều người tin dùng không chỉ vì ngon mà còn bổ dưỡng. Đặc biệt, Tây Ninh có số giờ nắng cao, nhờ đó tạo ra quả dưa có nhiều khác biệt, nhất là độ ngọt thuần tự nhiên.
“Mặc dù dưa lưới đã có mặt trên thị trường từ lâu nhưng để được ăn dưa sạch, chất lượng lại là chuyện không dễ. Với quy trìnhsản xuất hữu cơ, tuần hoàn, sản phẩm dưa lưới của chúng tôi được tiêu thụ chủ yếu là các kênh siêu thị. Ngoài ra, dưa lưới còn được tiêu thụ thông qua các cửa hàng, chợ thương mại điện tử… Đặc biệt, nhiều đối tác đã ngỏ ý hợp tác xuất khẩu”, chị Hạnh chia sẻ.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đang ở bước chuyển tiếp sang hướng hữu cơ. Ngành nông nghiệp Tây Ninh đang khuyến khích người sản xuất hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, chuyển qua sử dụng phân bón hữu cơ và tiến tới chỉ sử dụng phân hữu cơ. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh cũng khuyến cáo người sản xuất chuyển qua sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, hạn chế và không sử dụng thuốc hóa học.
“Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng công nghệ cao và theo hướng hữu cơ không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần thay đổi tư duy, thói quen, tập quán canh tác của nông dân từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp an toàn, tuần hoàn, bền vững, gắn với nhu cầu của thị trường”, ông Nguyễn Ðình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh đánh giá.
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới