20:46:11 12/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Đưa giống sen mới về Thành Sen

Thành Sen là thành cổ Hà Tĩnh, nay là thành phố Hà Tĩnh. Hàng chục giống sen mới đã được đưa vào sản xuất, qua đó xây dựng thương hiệu Thành Sen.

Để khôi phục và phát huy nét văn hóa Thành Sen xưa, tạo nên những sản phẩm đặc trưng, năm 2021, thành phố Hà Tĩnh triển khai dự án Phát triển một số giống hoa sen theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái. Đến nay, đã có 30 giống sen được trồng thành công.

Hoa sen đã gắn bó lâu đời với người dân Thành Sen (thành phố Hà Tĩnh ngày nay). Ảnh:Nguyễn Hoàn.

Phục hồi, đa dạng giống sen

Sen là biểu tượng đặc trưng của thành phố Hà Tĩnh. Từ xưa, sen ở đất Thành Sen (thành phố Hà Tĩnh bây giờ) đã có trong nhiều câu chuyện cổ và gắn bó với đời sống, trở thành nét văn hóa độc đáo của cư dân nơi đây.

Không chỉ tạo nên những nét đẹp thanh tao, khoe sắc giữa lòng Thành phố, những năm gần đây, khi cây sen mọc lan rộng, ra hoa, đậu gương, người dân bóc hạt sen đem bán thấy có thu nhập khá và họ bắt đầu quan tâm đến trồng sen để phát triển kinh tế.

Ở thành phố Hà Tĩnh, cây sen đã từng phát triển tốt ở một số diện tích ao hồ nhỏ lẻ như ở phường Văn Yên, xã Thạch Hưng, xã Đồng Môn… Tuy nhiên các giống trồng chủ yếu là giống bản địa, ưu điểm của các giống này là sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, dễ trồng, dễ chăm sóc, nhưng nhược điểm là khá đơn điệu, cánh hoa mỏng, năng suất sản phẩm thấp, chất lượng không cao, hoa không bền, thời gian cho thu hoạch ngắn.

Cộng với kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản (quảng canh), dựa vào kinh nghiệm và tập quán cũ, chưa gắn liền với việc khai thác các sản phẩm từ sen, các giá trị về du lịch nên hiệu quả kinh tế từ trồng sen thấp, chưa mang lại giá trị đích thực so với tiềm năng.

Đến nay, đã có 30 giống sen đẹp, có giá trị kinh tế cao được trồng thành công trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

Năm 2021, UBND thành phố Hà Tĩnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã thực hiện dự án “Phát triển một số giống hoa sen theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái tại thành phố Hà Tĩnh”. Trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, dự án nhằm chọn lọc, phát triển các giống sen mới thích nghi tốt với điều kiện thời tiết, có chất lượng, năng suất cao, hình thành mô hình trồng sen gắn với du lịch sinh thái hiệu quả, đồng thời lựa chọn được giải pháp kỹ thuật về trồng, chăm sóc, thu hoạch từ sen đạt hiệu quả cao, tiến tới chế biến các sản phẩm từ sen. Từ đó hướng đến nhân rộng mô hình, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế của cây sen, đồng thời khôi phục, phát huy truyền thống văn hóa của Thành Sen xưa…

Sau 3 năm triển khai, đến nay, những đầm sen lớn ở các xã, phường ở thành phố Hà Tĩnh như Đồng Môn, Thạch Hưng, Thạch Linh, Văn Yên… đã rực rỡ khoe sắc với trên 30 giống sen, trong đó có các giống sen phổ biến, có giá trị kinh tế cao như sen Bách Diệp Tây Hồ, sen tứ thời, sen cánh trắng viền hồng, sen trắng Huế, sen Oga Nhật Bản, sen quan âm, sen super, bỉ ngạn… Mỗi giống sen có ưu thế riêng, giống cho thu hoạch hạt, giống dùng để ướp trà, giống lấy củ, giống tạo cảnh quan, lấy hoa…

Nhiều sản phẩm được chế biến từ sen mang lại giá trị kinh tế cao.

Cây sen rũ bùn đứng dậy…

Trước đây, sen chỉ để ngắm khi còn rực rỡ ở đầm, ở ruộng. Nông dân trồng sen đã biết thu hoạch gương sen, ngó sen, củ sen bán để tăng thêm thu nhập. Theo thời gian, giờ đây sen còn được đa dạng hóa với những sản phẩm như trà búp sen, trà lá sen, mứt sen, hoa sen sấy giòn, củ sen sấy, tinh bột sen, kim chi củ sen, rượu sen…, đến các dịch vụ du lịch như ngắm cảnh đồng sen, thưởng thức ẩm thực từ sen, tạo chuỗi giá trị kinh tế cao. Cũng từ đó, nhiều sáng kiến, ý tưởng khởi nghiệp từ sen đã ra đời, mang lại giá trị kinh tế cao.

Không chỉ vậy, việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp về sen gắn với phát triển du lịch đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Rũ bùn vươn lên, sen ngày càng gắn bó nhiều hơn trong đời sống của người dân thành phố Hà Tĩnh. Đặc biệt, thành phố Hà Tĩnh đã thành công trong xây dựng chuỗi sản xuất sen theo hình thức liên kết do HTX Sen Hào Thành chịu trách nhiệm đầu chuỗi, liên kết sản xuất với các hộ dân, tổ hợp tác sản xuất vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm Sen Hào Thành.

Cơ sở trưng bày và kinh doanh các sản phẩm sen của TP Hà Tĩnh. Ảnh:Nguyễn Hoàn.

Anh Trần Tiến Sỹ – Giám đốc HTX Sen Hào Thành cho biết: Nhằm phát triển mô hình nông nghiệp đô thị, HTX đã tiến hành thuê đất, chuyển đổi từ đất lúa, diện tích ao hồ kém hiệu quả sang trồng sen theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thông qua việc liên kết, tích tụ ruộng đất, phát triển vùng nguyên liệu sen. Mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo sản xuất an toàn và lựa chọn giống sen phù hợp, có năng suất, chất lượng cao.

“Thời gian đầu, chúng tôi đối mặt với rất nhiều thử thách, song, với sự hỗ trợ của UBND thành phố Hà Tĩnh trong việc đầu tư quy trình sản xuất bài bản, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và sự đồng hành của bà con nông dân địa phương, đến nay, chuỗi sản xuất đã đi vào ổn định với trên 30 loại sản phẩm từ trà sen, hạt sen, rượu sen, ngó sen, củ sen… Trong đó, trà sen Hào Thành và rượu Hồng Liên đã đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Việc đa dạng hóa các sản phẩm từ sen giúp người dân mạnh dạn khai thác triệt để những diện tích đất trũng, hoang hóa, đất lúa kém hiệu quả sang đầu tư trồng sen, nâng cao thu nhập. Ảnh:Nguyễn Hoàn.

Cùng với tập trung chế biến sâu, khai thác đa giá trị từ cây sen, chúng tôi đẩy mạnh các kênh tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube; tăng cường giới thiệu sản phẩm từ sen của HTX tại tuần lễ nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu… để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Song song đó, chúng tôi hoàn thiện quy trình sản xuất sen đạt chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững thương hiệu Sen Hào Thành”, Giám đốc HTX Sen Hào Thành chia sẻ thêm.

Thành phố Hà Tĩnh đang tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu gắn với phát triển du lịch sinh thái từ cây sen. Ảnh:Nguyễn Hoàn.

Hiện sản lượng hằng năm của các vùng sản xuất sen của HTX Sen Hào Thành đạt khoảng 20 tấn lá sen/năm, 50 tấn củ/năm và khoảng 18 tấn ngó sen/năm, giá trị thu nhập từ cây sen đạt 120 – 250 triệu đồng/ha/năm. Đến nay, ngoài vùng sản xuất nguyên liệu sen ở thành phố được mở rộng hơn 30ha, HTX Sen Hào Thành còn liên kết với nhiều địa phương trong tỉnh như Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh để thu mua nguyên liệu.

Cuối năm 2023, UBND thành phố Hà Tĩnh đã có quyết định phê duyệt dự án liên kết theo chuỗi giá trị trồng, khai thác, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm Sen Hào Thành. Đây chính là cơ sở để các địa phương, người sản xuất tiếp tục khai thác tốt thế mạnh, đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất gắn với phát triển du lịch sinh thái. Những mô hình mới, giá trị mới từ cây sen tiếp tục được khai thác, tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

Cây sen không chỉ mang lại giá trị về môi trường, cảnh quan, mà còn cho người dân thu nhập đáng kể. Ảnh:Nguyễn Hoàn.

Ông Trần Quang Hưng, Trưởng phòng kinh tế thành phố Hà Tĩnh cho biết: Sen Hào Thành là một trong những sản phẩm nông nghiệp đô thị chủ lực của Thành phố. Không chỉ khai thác được thế mạnh của vùng, mang lại thu nhập cho người dân địa phương, phát triển trồng sen còn mang lại những giá trị bền vững về văn hóa, xã hội và môi trường.

Thành phố Hà Tĩnh đang nghiên cứu đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị để chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ sen, đồng thời tập trung xây dựng một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị, hướng tới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học. Từ đó xây dựng thương hiệu, phát triển nền nông nghiệp truyền thống sang mô hình nông nghiệp phù hợp và gắn với du lịch sinh thái.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây