02:53:07 13/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nghệ An mong muốn tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hải quan

Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hải quan là nội dung đang tiếp tục được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nghệ An quan tâm, đề xuất.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng mạnh

Từ đầu năm đến nay, thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu. Các bộ, ngành đã quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi, phát triển sản xuất thông qua tạo thuận lợi trong các thủ tục hành chính, tiếp cận tín dụng, hỗ trợ vay vốn thông thoáng hơn…

Chính vì vậy, xuất nhập khẩu có xu hướng tăng khá cao. Theo tổng hợp từ Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Nghệ An đạt 1.350,5 triệu USD, tăng 22,72% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.018,45 triệu USD, tăng 53,33% so với cùng kỳ năm 2023.

Đồ họa: Hữu Quân

Một số mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Thiết bị, linh kiện điện tử tăng 72%; Hàng dệt may tăng 10,8%; Tôn thép các loại tăng 29,2%; Giày dép các loại tăng 34,7%. Bột đá tăng 10,2%; Tinh bột sắn tăng 59,2%; Dăm gỗ tăng 70,3%; Dây điện và cáp điện tăng 86,5%. Đặc biệt, gạo tăng 96,3% do nguồn cung gạo trên thế giới thu hẹp do điều kiện thời tiết bất lợi, nhiều quốc gia cung ứng lớn buộc phải cấm và hạn chế xuất khẩu,…

6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Nghệ An đã xuất khẩu hàng hóa đi trên 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ, tiêu biểu: Trung Quốc tăng 29,12%; Hồng Kông tăng 61%; Đài Loan tăng 37%; Đức tăng 101,5%.

Công ty Cổ phần tiếp vận Avina nhập hàng cần cẩu trục cho Công ty TNHH Innovation Precision Việt Nam, KCN VSIP. Ảnh CSCC

Ông Nguyễn Thành Trung – Phó cục Trưởng Cục Hải quan Nghệ An cho biết: Số lượng doanh nghiệp phát sinh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và đăng ký làm thủ tục tại Cục Hải quan tỉnh Nghệ An là 433 doanh nghiệp, tăng 47% so với 6 tháng đầu năm 2023. Tổng số thu nộp ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2024 là 777,73 tỷ đồng, đạt 58,6% chỉ tiêu kế hoạch năm 2024, tăng 19,29% so với cùng kỳ năm 2023.

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Nghệ An đạt 6,76% (quý I tăng 6,22%; quý II tăng 7,22%), là mức tăng trưởng đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ và thứ 26 của cả nước; cao hơn mức tăng 6,15% của cùng kỳ năm 2023. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm nhờ sự phục hồi của lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt ở một số sản phẩm chủ lực trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cùng tín hiệu khởi sắc trong lĩnh vực xây dựng nhờ chính sách tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, giảm mặt bằng lãi suất và sự gia tăng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Với tốc độ thu hút và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài, trong các năm 2023-2024 và sắp tới số lượng doanh nghiệp, sản lượng – kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu và số lượng tờ khai làm thủ tục hải quan tăng cao để phục vụ công tác nhập máy móc thiết bị, vật tư sản xuất, nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm. Sản lượng ngày càng tăng trưởng của hàng hóa xuất nhập khẩu hiện tại và trong tương lai của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Nghệ An, nhu cầu về thủ tục hải quan, quản lý hải quan sẽ tăng cao. Vì thế, tiếp tục chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hướng tới mục tiêu xây dựng hải quan thông minh, hải quan số, phi giấy tờ, giảm thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí tổng thể cho doanh nghiệp… đang là vấn đề đặt ra.

Tại một số hội nghị đối thoại doanh nghiệp xuất nhập khẩu do ngành công thương, hải quan tổ chức, nhiều doanh nghiệp đề xuất hải quan tiếp tục có phương án hỗ trợ, bổ sung – tăng cường nhân sự, hỗ trợ thêm thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc để giúp các doanh nghiệp ở giai đoạn gấp rút quan trọng này đảm bảo tốc độ thông quan hàng hóa, tiến độ triển khai hoạt động logistics, xuất nhập khẩu. Tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bộ ban ngành trung ương để triển khai hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành, xác định xuất xứ hàng hoá; giảm chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành…

Bà Lê Thị Hoàng Oanh

– Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận Avina cho rằng: Thông thường theo tiêu chí đánh giá rủi ro các doanh nghiệp sẽ trải qua 1-2 năm đầu triển khai thủ tục hải quan và đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị sẽ có tỷ lệ kiểm tra hồ sơ hải quan (luồng vàng), và kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ) cao hơn, nhiều hơn. Các nghiệp vụ này vẫn phải do cán bộ công chức hải quan trực tiếp kiểm tra, rà soát và hướng dẫn. Do đó thời hạn cơ quan làm thủ tục hải quan sẽ mất nhiều thời gian hơn so với quy định và tiến độ thông thường. Việc này cũng phát sinh chi phí lưu container, lưu bãi, rủi ro an toàn vận chuyển đường bộ và rủi ro về việc chậm tiến độ lắp đặt, vận hành sản xuất để kịp giao hàng theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng quốc tế.

Do đó, doanh nghiệp kiến nghị Cục Hải quan Nghệ An tiếp tục có phương án hỗ trợ, bổ sung, tăng cường nhân sự, biệt phái công chức ở những giai đoạn cao điểm, hỗ trợ thêm thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc để giúp các doanh nghiệp ở giai đoạn gấp rút quan trọng này, đảm bảo tốc độ thông quan hàng hóa, tiến độ triển khai hoạt động logistics, xuất nhập khẩu.

Công ty TNHH Công nghệ Everwin Precision Việt Nam (KCN VSIP) nhập máy móc thiết bị để xây dựng Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị truyền thông và các sản phẩm điện tử dân dụng. Ảnh CSCC

Hiện tại trụ sở làm việc của tổ chức Hải quan Nghệ An đang chủ yếu ở phía Nam của tỉnh, không thuận tiện cho công tác quản lý hải quan, đặc biệt là nghiệp vụ kiểm tra thực tế hàng hoá (kiểm hoá luồng đỏ) đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ở địa bàn phía Tây, phía Trung và phía Bắc đang có nhiều dư địa tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất nhập khẩu như Diễn Châu, Quỳ Hợp, Hoàng Mai…

Chúng tôi kiến nghị Cục Hải quan Nghệ An nghiên cứu thành lập Đội nghiệp vụ Hải quan tại địa bàn thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu nêu trên, gợi ý ở khu vực Hoàng Mai – cửa ngõ xuất nhập khẩu và logistics quốc tế của Nghệ An để tối ưu nguồn lực, thời gian, chi phí, tăng cường hiệu quả cho hoạt động quản lý hải quan, cũng như hoạt động logistics, xuất nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp.

Bà Lê Thị Hoàng Oanh

Một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu khoáng sản tại Quỳ Hợp cho biết, lâu nay, phần lớn hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Nghệ An vẫn vận chuyển theo tuyến ra Bắc đến cảng Hải Phòng. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Nghệ An vốn dĩ đã kém lợi thế về thời gian vận chuyển 5-7 giờ, và chi phí vận chuyển nội địa cao hơn 30-50% đến cảng, cửa khẩu quốc tế so các doanh nghiệp ở các tỉnh phía Bắc nên rất cần sự thấu hiểu, chia sẻ, hỗ trợ để bù đắp lại những bất lợi.

Tàu ăn hàng tại cảng Cửa Lò. Ảnh: Thu Huyền

Ngoài ra, Nghệ An đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới, phát sinh các loại hình mới về đầu tư, công nghệ sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng, hoạt động thương mại – xuất nhập khẩu, phát sinh nhiều vướng mắc chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể ở các hệ thống văn bản pháp luật, chưa có sự tham khảo tiền lệ ở các địa bàn khác.

Vì thế, doanh nghiệp cần được cung cấp, hỗ trợ thông tin, hướng dẫn, phổ cập trên Cổng thông tin của Cục Hải quan Nghệ An, chương trình tọa đàm, đào tạo – tập huấn… Qua đó, giúp doanh nghiệp cập nhật các chính sách và quy định pháp lý kịp thời, tối ưu nguồn lực, thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây