00:08:38 10/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Diện tích sản xuất lúa giảm nhưng sản lượng tăng vượt bậc

Dù tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2024 ở vùng Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên giảm song sản lượng lại tăng vượt bậc.

Vùng Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên đạt nhiều kết quả nổi bật trong trồng trọt năm 2024. Ảnh:KS.

Diện tích giảm nhưng sản lượng tăng

Sáng 23/10, tại TP Phan Thiết,Bộ NN-PTNTphối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024; triển khai kế hoạch năm 2025 vùng Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và phổ biến Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa”.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt,sản xuất lúacả năm 2024 tại vùng Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên ước đạt hơn 1 triệu ha (giảm 3.8000 ha), song năng suất ước đạt hơn 60 tạ/ha (tăng 0,37 tạ/ha) và sản lượng ước hơn 6,2 triệu tấn, tăng 15.600 tấn so với năm 2023.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt: Việc sử dụng giống ngắn và cực ngắn ngày trong tình hình khô hạn thiếu nước đã mang lại hiệu quả cao. Ảnh:KS.

Để đạt kết quả trên, nhờ sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và các đơn vị trực thuộc Bộ đã phối hợp với các địa phương triển khai kế hoạch và các giải pháp chỉ đạo sản xuất sớm hơn, bố trí thời vụ gieo sạ phù hợp và tập trung xuống giống nhanh, gọn. Lịch xuống giống linh hoạt cho từng tiểu vùng tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương.

Đồng thời, đối với vùng đủ nước tưới tăng cường đầu tư thâm canh; vùng có nguy cơ thiếu nước cuối vụ đã chuyển đổi cây trồng khác sử dụng ít nước như: ngô, lạc, vừng, rau, đậu, cỏ chăn nuôi…

Đặc biệt, nhận thức của người nông dân về sử dụng giống tốt và trình độ thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngày càng cao là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.

Trong đó, tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận và tương đương tại các vụ đông xuân, hè thu và vụ mùa lần lượt đạt trung bình là 91%, 87% và 89%; còn giống nguyên chủng từ 2-8%.

Ngoài ra, việc sử dụng giống ngắn và cực ngắn ngày trong tình hình khô hạn thiếu nước đã mang lại hiệu quả cao, giảm tối thiểu 2 lần tưới (10-12 ngày) mỗi vụ…

Còn theo ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV, tổng diện tích nhiễm sinh vật gây hại toàn vùng trong vụ hè thu và vụ mùa là 33.264ha/600.000ha, chiếm tỷ lệ 6%, đây là mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Về cây ăn quả, theo Cục Trồng trọt, tổng diện tích toàn vùng đã đạt trên 410.000ha, bằng 32,6% tổng diện tích cả nước. Đang hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung như sầu riêng, thanh long, chanh leo, bơ, xoài, chôm chôm, nho, táo,…

Việctái canh cà phêtại Tây Nguyên cơ bản đạt được kế hoạch đề ra. Đến nay đã có 180.000ha cà phê tái canh, góp phần tăng năng suất 19% so với thời điểm bắt đầu tái canh vào năm 2014.

Tập trung gieo trồng hơn 400.000ha lúa đông xuân

Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng, dự báo trongvụ đông xuân2024-2025, đối với vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ cần chú ý 2 đối tượng gây hại trên lúa gồm rầy nâu và đạo ôn. Do đó, các địa phương cần xuống giống đồng loạt, tập trung. Ngoài ra, đối với vùng Đông Nam bộ lưu ý rầy phấn trắng, còn vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên chú ý chuột và ốc bươu vàng gây hại.

Nông dân phấn khởi vì sản xuất lúa trong các vụ vừa qua hiệu quả. Ảnh:KS.

Còn sâu keo mùa thu sẽ gây hại trên cây ngô từ giai đoạn 2 lá cho đến trổ cờ. Bệnh khảm lá sắn cũng tiếp tục phát triển nên các địa phương khuyến khích chọn các giống chống chịu đã khuyến cáo. Đối với cây điều, cần chú ý bọ xít, muỗi và bệnh thán thư khi cây có trái; bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu hay các bệnh trên cây thanh long xuất hiện trong mùa mưa.

Về dự báo tình hình nguồn nước trong vụ đông xuân tới, ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi cho biết, theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 50-70% từ tháng 11/2024 – 4/2025. Do đó, dự báo đến cuối mùa mưa năm 2024 cơ bản các hồ chứa trong vùng đạt từ 80 – 100% dung tích thiết kế. Vì vậy, nguồn nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2024-2025 cơ bản được đáp ứng. Tuy nhiên, các khu vực phụ thuộc nguồn nước từ vận hành của các hệ thống thuỷ điện như Vu Gia – Thu Bồn, sông Kôn, sông Ba, La Ngà có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cục bộ nếu việc vận hành không đảm bảo.

Sau khi nghe các ý kiến,Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trungđánh giá cao các địa phương đã linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo sản xuất trồng trọt năm 2024. Từ đó, đã đạt kết quả nổi bật trong sản xuất lúa, cũng như các cây công nghiệp và cây ăn quả. Nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt các tỉnh rất chủ động xây dựng đề án và các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho từng cây trồng cụ thể theo định hướng, chủ trương của Bộ NN-PTNT.

Thứ trưởng Hoàng Trung đề nghị các địa phương đảm bảo diện tích gieo sạ toàn vùng hơn 400.000ha trong vụ đông xuân 2024-2025. Ảnh:KS.

Để tiếp tục duy trì kết quả đạt được trong những tháng còn lại của năm 2024 và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2025, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT và các địa phương tiếp tục chăm sóc lúa vụ mùa đảm bảo năng suất theo kế hoạch, cũng như tập trung chỉ đạo thu hoạch khẩn trương, nhanh, gọn, không bị ảnh hưởng các điều kiện thời tiết bất lợi.

Bên cạnh đó, căn cứ dự báo hiện nay, các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng vụ và từng loại cây trồng đảm bảo hiệu quả. Đồng thời tuân thủ nghiêm kế hoạch xuống giống, nhất là vụ đông xuân tới đảm bảo diện tích gieo sạ toàn vùng hơn 400.000ha.

Ngoài ra, để sản xuất trồng trọt năm 2025 thuận lợi, Thứ trưởng cho rằng, cần tăng cường công tác dự báo phòng trừ sâu bệnh hại, xử lý kịp thời, hiệu quả, cũng như đảm bảo cung ứng giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV chất lượng cho bà con nông dân sản xuất.

Đặc biệt, các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác giám sát, đánh giá, thanh tra, kiểm tra mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu và nội địa. Thực hiện liên danh, liên kết trong sản xuất đúng mục đích, mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân và doanh nghiệp và thật sự bền vững.

Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nhất là các chương trình IPM, IPHM nhằm góp phần giảm phát thải trong nông nghiệp. Tuân thủ các quy định của EU, nhất là chống phá rừng trên 3 sản phẩm gồm gỗ, cà phê và cao su.

Cục Trồng trọt đưa ra khung thời vụ sản xuất đông xuân 2024-2025 như sau: Đối với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ xuống giống đại trà tập trung từ ngày 10-31/12/2024 (cố gắng không gieo muộn hơn sau ngày 10/1/2025), thu hoạch trước 30/4/2025. Các tỉnh Tây Nguyên: vùng chủ động nguồn nước tưới, tập trung xuống giống trong khung thời vụ từ 10 – 31/12/2024.

Vùng Đông Nam bộ gồm đợt 1: đông xuân sớm xuống giống tháng 10 đến đầu tháng 11; đợt 2 đông xuân chính vụ xuống giống đầu tháng 11 đến tháng 12; đợt 3 đông xuân muộn xuống giống cuối tháng 12/2024 đến đầu tháng 1/2025.

“Tôi đề nghị các địa phương căn cứ vào kế hoạch, đặc biệt thời vụ đã được Cục Trồng trọt khuyến cáo để triển khai vừa phù hợp với tình hình dự báo thời tiết, vừa đúng tình hình điều tiết nguồn nước và tránh được thời điểm sinh vật gây hại”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung nhấn mạnh.

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây