Năm 2023, anh Diu được Hội ND xã Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) tín chấp cho vay 50 triệu đồng mua lợn đen giống, xây chuồng nuôi lợn nái đen, lợn đen thịt. Anh Diu còn trồng ngô, trồng chuối làm thức ăn cho lợn đen.
Lợn đen là vật nuôi truyền thống của bà con ở miền núi, từ lâu đã gắn bó với người dân, tuy nhiên do tập quán nuôi thả rông nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Để nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế của giống lợn đen bản địa, tại thôn Sản Chư Ván, xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) một số hộ nghèo, cận nghèo đã tham gia chuỗi liên kết nuôi lợn đen theo giá trị sản phẩm để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Những năm gần đây, thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp bền vững theo Nghị Quyết 10 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo quy mô hàng hóa, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao, chính quyền xã Thải Giàng Phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển đàn lợn đen bản địa, đi đôi với nâng cao thương hiệu, giá trị cho sản phẩm lợn đen.
Đàn lợn đen được 12 hộ gia đình tại thôn Sản Chư Ván nuôi là giống lợn quý hiếm. Giống lợn này, với ưu điểm thích ứng tốt trong điều kiện tự nhiên, đồng thời sinh trưởng phát triển nhanh, thịt thơm ngon, tăng đàn, tăng trọng lượng, ưu thế hơn hẳn giống lợn các địa phương khác.
Từ tháng 2, năm 2023, Hội nông dân huyện Bắc Hà cùng với Hội nông dân xã, triển khai, thực hiện mô hình “Chăn nuôi lợn đen bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng”.
Mô hình được thực hiện tại Chi hội thôn Sản Chư Ván, nhằm giúp người dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang an toàn sinh học, hạn chế rủi ro dịch bệnh, biết cách tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập, đẩy nhanh xóa nghèo bền vững tại chỗ.
Những gia đình tham gia mô hình nuôi lợn đen bản địa-vật nuôi đặc sản quý hiếm ở thôn Sản Chư Ván (xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).
Nhờ được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc lợn đen nên các thành viên của chuỗi liên kết đã biết áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc đàn vật nuôi, qua đó đã giảm được rủi ro trong đầu tư và kiểm soát được dịch bệnh.
Như hộ gia đình anh Lù Seo Anh, thôn Sản Chư Ván, sau khi tham gia lớp tập huấn chăn nuôi lợn được tổ chức tại xã về. Gia đình đã sửa chữa chuồng trại nâng cho cao ráo, vệ sinh thường xuyên và phun thuốc khử trùng một tuần hoặc hai tuần một lần, tùy thuộc vào thời tiết…
Thức ăn của lợn đen chủ yếu là cám gạo, bột ngô nấu chín cùng các loại rau nhà trồng được. Do được chăm sóc đúng quy trình nên đàn lợn đặc sản của gia đình anh rất nhanh lớn, sau hơn 6 tháng nuôi, trọng lượng bình quân 70kg/con, chất lượng thịt tốt nên bán giá cao hơn và dễ tiêu thụ.
Anh Lù Seo Anh, thôn Sản Chư Ván, xã Thải Giàng Phố phấn khởi chia sẻ: Tham gia mô hình nuôi lợn đen thì nó có giá trị kinh tế và đầu ra ổn định. Khi mình có nhu cầu xuất chuồng bán lợn thịt thì mình có nhiều đầu mối. Mình tham gia mô hình được đi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn đen ở xã, ở huyện tổ chức và được xã tạo điều kiện cho đi trao đổi học hỏi ở nhiều địa phương…
Anh Lù Seo Anh, nông dân nuôi lợn đen bản địa ở thôn Sản Chư Ván (xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn quý hiếm với người dân trong thôn.
Gia đình anh Lục Seo Diu, cũng là một trong những hộ tham gia mô hình nuôi lợn đen bản địa ở đại phương, cũng có thu nhập khá từ nuôi lợn.
Năm 2023, anh Diu đã được Hội Nông dân xã Thải Giàng Phố tín chấp cho vay 50 triệu đồng để mua con giống, đầu tư xây hai khu chuồng nuôi lợn nái và lợn thịt.
Bên cạnh đó, anh Diu còn trồng ngô và trồng cây chuối làm thức ăn cho đàn lợn. Nhờ vậy, gia đình anh thường xuyên nuôi hơn 10 con, lãi gần 60 triệu đồng mỗi lứa.
Anh Lục Seo Diu, thôn Sản Chư Ván, xã Thải Giàng Phố bày tỏ: Để có được đàn lợn tốt, trước hết chúng ta phải chọn con giống chân tay nó to, tai to. Khi mang về nuôi thì chỉ trộn cám ngô với cây rừng thôi, khoảng thời gian nuôi tương đối dài.
Cùng với đó phải đi mua thuôc ở trạm thú y về tiêm để phòng bệnh. Trước không tham gia vào mô hình thì ai đến nhà hỏi mua thì bán, không thì tự mổ mang ra chợ bán. Giờ tham gia mô hình, khi mình đăng bán thì có rất nhiều khách, giá cả cũng cao hơn 2-3 giá so với thị trường…
Để các mô hình nuôi lợn đen đặc sản theo giá trị liên kết sản phẩm được tiếp tục hỗ trợ phát triển đúng hướng và bền vững, mang lại thu nhập cao cho nông dân, chính quyền xã cũng đã chủ động, sát sao trong việc giám sát thực hiện dự án, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện dự án thành công.
Nhiều hộ dân tự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nuôi lợn đen bản địa, lợn đặc sản ở xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).
Từ hiệu quả bước đầu như đàn lợn phát triển tốt, ít dịch bệnh… đã cho thấy mô hình chăn nuôi lợn đen theo chuỗi giá trị sản phẩm phù hợp với định hướng phát triển chuỗi giá trị đặc thù của địa phương.
Anh Hoàng Mạnh Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) cho biết: Sau hơn 1 năm triển khai mô hình nuôi lợn đen ở đây, đã giúp được hơn 10 hộ dân phát triển kinh tế, cùng với đó nhân được nguồn giống giúp bà con nhân dân tự cung, tự cấp trong thôn, không mua ở ngoài tránh lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh đó chỉ đạo Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và các ban nghành đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động bà con tích cực đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình ở các địa phương. Từ đó, người dân sẽ nhìn thấy hiệu quả để tự giác triển khai và nhân rộng mô hình khác nữa…
Thời gian tới, xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) còn xúc tiến thành lập tổ hợp tác nông dân cùng liên kết chăn nuôi lợn an toàn sinh học dựa vào cộng đồng.
Địa phương tiếp tục hỗ trợ các tổ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi lợn đặc sản theo hướng hàng hóa, tạo việc làm ngay tại địa phương, giúp các hộ dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững; cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo đã đề ra 11,42 %/năm.
Lê Hiếu TTVH, TT-TT Bắc Hà (Cổng TTĐT huyện Bắc Hà)
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn