Thông tin từ Cổng thông tin điện tửCông an tỉnh Đắk Lắkngày 10/10 cho biết, trong vụ mùa sầu riêng năm 2024, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt đối với bốn doanh nghiệp hoạt động thu mua sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tại hiện trường thu giữ gần bốn tấn sầu riêng đã được nhúng dung dịch pha chế từ các chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn ghi chữ nước ngoài, không có nhãn phụ ghi tiếng Việt… Qua đó xử phạt với tổng số tiền 237 triệu đồng.
Ngoài ra, cơ quan Công an còn phát hiện các doanh nghiệp này đã có hành vi sử dụng mã vùng trồng, mã đóng gói của các địa phương khác ngoài tỉnh Đắk Lắk để dán lên các thùng sầu riêng chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Số lượng tem, nhãn hàng hóa giả bị xé bỏ là 2.859 tem, nhãn…
Đến nay, tỉnh Đắk Lắk dẫn đầu cả nước về diện tích sầu riêng với khoảng 32.785ha, tăng hơn 10.300ha so với năm 2022; trong đó, diện tích trồng thuần là 9.556ha, diện tích trồng xen 23.229ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 15.852ha, chiếm 48,35%, tập trung tại một số huyện như: huyện Krông Pắc hơn 7.150ha, huyện Krông Năng 6.850ha, huyện Cư M’gar 5.325ha, thị xã Buôn Hồ 3.600, huyện Krông Búk 3.595ha… Sản lượng sầu riêng năm 2024 của tỉnh dự kiến trên 300.000 tấn.
Các doanh nghiệp về tận vườn thu mua sầu riêng cho nông dân tỉnh Đắk Lắk. |
Kể từ khi quảsầu riêngtươi được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc vào tháng 8/2022 đến nay, việc tiêu thụ sầu riêng ở Đắk Lắk gặp nhiều thuận lợi, giá bán tương đối cao, hầu hết người trồng sầu riêng ở tỉnh Đắk Lắk có lãi lớn, quy mô sản xuất sầu riêng trên địa bàn tăng nhanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của người dân và tăng thu ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, vụ mùa sầu riêng năm 2024, bên cạnh những cơ hội và điều kiện thuận lợi trên, đã xuất hiện tình trạng các thương lái tỉnh ngoài đến địa bàn tỉnh Đắk Lắk để thu mua sầu riêng từ những người dân không thuộc mã vùng trồng để xuất khẩu kiếm lợi nhuận.
Các đối tượng mua bán mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói có sự trao đổi tinh vi nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Việc tự ý sử dụng mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói của các chủ mã tại Đắk Lắk để thu mua sầu riêng chưa đạt về chất lượng, thời gian tính từ lúc xổ nhị thụ phấn đến khi thu hoạch đạt chất lượng là từ khoảng 125 đến 135 ngày hoặc thu gom sầu riêng của các vườn không qua kiểm tra đánh giá, chưa được cấp mã vùng trồng, tiềm ẩn nguy cơ bị Trung Quốc đình chỉ mã vùng trồng, không chỉ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người dân, doanh nghiệp mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu sầu riêng Đắk Lắk.
Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp mua chất hỗ trợ chế biến không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc để nhúng sầu riêng trong quá trình sơ chế với mục đích cho quả chín đều, không bị sượng, hư hỏng trong quá trình vận chuyển xuất khẩu sang Trung Quốc.
Việc sử dụng chất hỗ trợ không rõ nguồn gốc để nhúng sầu riêng có thể là chất cấm, chất không nằm trong danh mục được phép sử dụng trong chế biến, sản xuất thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Các đối tượng thường nhúng sầu riêng vào ban đêm, đóng cửa kho bãi, những người thực hiện thường là người thân quen của chủ doanh nghiệp nhằm đối phó sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng.
Cây sầu riêng mang lại nguồn thu nhập lớn nhất hiện nay ở Đắk Lắk, vì vậy từ người nông dân đến các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cần tuân thủ các quy định của pháp luật để bảo vệ uy tín, thương hiệu sầu riêng Đắk Lắk. |
Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Đắk Lắk trong ngày 10/10 cho biết, trong vụ mùa sầu riêng năm 2024, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt đối với bốn doanh nghiệp hoạt động thu mua sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tại hiện trường thu giữ gần bốn tấn sầu riêng đã được nhúng dung dịch pha chế từ các chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn ghi chữ nước ngoài, không có nhãn phụ ghi tiếng Việt; qua đó xử phạt với tổng số tiền 237 triệu đồng.
Ngoài ra, cơ quan Công an còn phát hiện các doanh nghiệp này đã có hành vi sử dụng mã vùng trồng, mã đóng gói của các địa phương khác ngoài tỉnh Đắk Lắk để dán lên các thùng sầu riêng chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Số lượng tem, nhãn hàng hóa giả bị xé bỏ là 2.859 tem, nhãn…
Hành vi nói trên đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại, về lâu dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm cũng như các hoạt động gian lận thương mại.
Qua quá trình kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan Công an và các ngành chức năng đã góp phần tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân hoạt động thu mua sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chấp hành đúng quy định của pháp luật.