Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Con vật có gốc gác từ rừng, nhìn chả biết con nào trống, con nào mái, một người Hậu Giang bán làm con đặc sản

Sau nhiều lần thất bại trong đầu tư chăn nuôi, năm 2022, ông Phạm Văn Đen, ở ấp 4, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) đã nuôi thử nghiệm giống gà sao vốn có nguồn gốc từ gà rừng tại Quảng Ngãi.

Mô hình nuôi gà sao đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Hiệu quả kinh tế cao

Sau nhiều lần thất bại trong đầu tư chăn nuôi, năm 2022, ông Phạm Văn Đen, ở ấp 4, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) đã nuôi thử nghiệm giống gà sao vốn có nguồn gốc từ gà rừng tại Quảng Ngãi.

Sau hơn 4 tháng nuôi, gà sao nhanh lớn, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt 97%, phù hợp với môi trường sống ở địa phương.

Nhận thấy gà sao dễ nuôi, nhu cầu tiêu thụ của thị trường rất tốt, ông Đen đã đầu tư mở rộng quy mô nuôi gà sao xung quanh nhà với diện tích trên 100m2.

Quy mô nuôi giống gà có nguồn gốc gà rừng này của ông Đen gồm 3 chuồng, số lượng khoảng 1.000 con/năm. Hiện đàn gà đang phát triển tốt, gần đạt kích cỡ thương phẩm.

Mô hình chăn nuôi gà sao của ông Phạm Văn Đen, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Giống gà sao ông Đen nuôi có gốc gác từ loài gà rừng Quảng Ngãi.

Ông Phạm Văn Đen, ấp 4, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) cho biết: “Qua nhiều năm chăn nuôi gà sao theo hướng an toàn sinh học bằng đệm lót sinh học như trấu, rơm, tôi thấy gà có sức đề kháng cao.

Giống gà có nguồn gốc từ gà rừng Quảng Ngãi này có thể nuôi theo hình thức thả vườn, nuôi bán chăn thả hoặc nuôi nhốt đều được.

Thức ăn của gà sao rất đa dạng, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, lúa, cám, bắp hoặc các loại rau xanh…

Trung bình 100 con gà sẽ ăn khoảng 12 bao thức ăn cho tới khi đạt khối lượng (giá thức ăn là 360.000 đồng/bao). Ngoài ra, nuôi gà sao tỷ lệ hao hụt thấp, nên tiết kiệm được chi phí đầu tư về con giống”.

Trong quá trình nuôi ông luôn tuân thủ rất nghiêm về tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại để hạn chế dịch bệnh.

Đặc tính của loài gà này là bay xa, chạy nhảy thường xuyên nên thịt săn chắc và thơm ngon được thị trường ưa chuộng. Sau khoảng 3 tháng thả nuôi, trọng lượng bình quân đạt từ 1,2kg đến 1,5kg/con.

Hiện giá bán gà sao ra thị thường dao động từ 105.000-110.000 đồng/con, mang về lợi nhuận khoảng 20.000 đồng/con. Mỗi lần nuôi khoảng 400 con trong thời gian hơn 2 tháng thu nhập dao động từ 4-5 triệu đồng.

Chia sẻ về dự định sắp tới, ông Đen cho biết, hiện gia đình sẽ tiếp tục tận dụng diện tích xung quanh vườn để nuôi gà sao, dự kiến trong năm nay gia đình sẽ đầu tư mở rộng thêm chuồng trại với quy mô chăn nuôi khoảng 5 chuồng.

Ông Đen mong muốn địa phương quan tâm tạo điều kiện để gia gia đình tiếp cận các nguồn vốn vay nhằm đầu tư phát triển trang trại mở rộng quy mô chăn nuôi.

Tương tự, ông Lê Quốc Hưng, ở ấp 4, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) bộc bạch: “Giống gà sao này tuy dễ nuôi nhưng cũng nên quan tâm đến vệ sinh chuồng trại, đặc biệt là trong mùa mưa gió như hiện nay đàn gà dễ bị nhiễm bệnh dẫn đến số lượng hao hụt.

Gia đình tôi có 7 chuồng được lót bằng trấu và bón men balasa, với số lượng dao động mỗi lần nuôi là từ 1.000-2.000 con, hiện đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển tốt. Với giá bán hiện nay, sau khi trừ đi chi phí đầu tư như con giống, thức ăn, tiêm phòng,… lợi nhuận thu về đạt khoảng 30 triệu đồng/1 lần nuôi (khoảng 75 ngày).

Cần đảm bảo đầu ra

Hiện nay, tính riêng trên địa bàn huyện Vị Thủy đã có khoảng 26 hộ nuôi gà sao thương phẩm. Bước đầu cho thấy các hộ dân đã tích cực chuyển đổi vật nuôi, lựa chọn đối tượng mới phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và có giá trị kinh tế cao.

Mô hình được thành lập từ năm 2018, tính đến nay đã mang về nguồn lợi nhuận cao cho bà con chăn nuôi. Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) cũng thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ bà con như cung cấp con giống chất lượng, liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để bao tiêu cho bà con, giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định.

Tại Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Phát, ở ấp 4, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, với quy mô gần 7.000 con/lứa nuôi, việc ổn định và có bao tiêu đầu ra trở thành một vấn đề quan trọng để bà con yên tâm chăn nuôi dài hạn.

HTX đã ký hợp đồng với nhà hàng Lúa Đất ở Cần Thơ, mỗi tháng sẽ giao 1.500 con với giá niêm yết là 103.000 đồng/con (từ 1kg trở lên). Nhờ đó mà đời sống của bà con chăn nuôi được đảm bảo ổn định hơn.

Với hiệu quả mà mô hình đã mang lại cho bà con, Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp với phòng chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, tìm kiếm và liên kết nơi tiêu thụ để mở rộng đầu ra, tăng cường biện pháp giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Mai Thanh (Báo Hậu Giang)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây