Các xã đặc biệt khó khăn khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay đã được phê duyệt theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025. Đây là những xã chưa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn, cần phải thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các giải pháp đưa ra để chuyển đổi cơ cấu kinh tế các xã này theo hướng tăng tỷ trọng công nghiêp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, cần phải xây dựng, thực hiện và điều chỉnh tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư vốn từ ngân sách, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng,…
Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn theo quyết định 861/QĐ-TTg, thời gian qua, các xã đặc biệt khó khăn đã có sự cố gắng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo động lực để thực hiện tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, tập trung nhóm tiêu chí về Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 4 tiêu chí: 10- Thu nhập; 11- Nghèo đa chiều; 12- Lao động; 13- Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn).
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An đã thu được những thành công bước đầu. Những thành công này đó là cơ cấu kinh tế của các xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi. Từ cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tập trung vào lâm nghiệp với sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp; ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chủ yếu là thương mại nhỏ lẻ, các dịch vụ quan trọng như công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, vận tải, truyền thông, giáo dục, y tế, vận tải còn rất hạn chế. Từ đó, đời sống của người dân vùng các xã đặc biệt khó khăn lại càng tiếp tục khó khăn kéo dài do thu nhập thấp, đời sống vật chất và tinh thần thấp kém, nghèo nàn.
Bà con sản xuất, thu hoạt chè hữu cơ
Thời gian qua, với sự nỗ lực của tỉnh Nghệ An về đầu tư vào các xã đặc biệt khó khăn được lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng miền núi, dân tộc thiểu số, cơ cấu kinh tế của các xã đặc biệt khó khăn đã có sự chuyển đổi. Đó là tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đã hình thành và ngày càng tăng lên. Về tiểu thủ công nghiệp, vùng các xã đặc biệt khó khăn đã xuất hiện các cơ sở chế biến nông sản, lâm sản quy mô nhỏ, từ đó nâng cao giá trị nông sản của địa phương như chế biến chè, măng, thảo dược,… một số cơ sở dệt may, rèn, mộc,… của các hộ gia đình. Về dịch vụ, vùng các xã đặc biệt khó khăn đã hình thành và phát triển nhiều loại hình dịch vụ điện, như công nghệ thông tin thông qua sự phát triển của hệ thống mạng viễn thông di động và cố định, hình thành các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính, mạng internet, nhất là bước đầu xuất hiện dịch vụ du lịch sinh thái,… đã làm cho các xã vùng đặc biệt khó khăn ngày càng thoát ra khỏi tình trạng khó khăn, để chuyển sang các xã thuộc khu vực I (bước đầu phát triển). Nhờ đó, đạt được kết quả là trước đây giai đoạn 2015-2020, Nghệ An có tổng cộng 106 xã khu vực III (đặc biệt khó khăn) thì bước sang giai đoạn 2021-2025 Nghệ An giảm được 30 xã khu vực III, xuống còn 76 xã theo quyết định 861/QĐ-TTg.
Tuy nhiên, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các xã đặc biệt khó khăn vẫn còn rất nhiều hạn chế, đó là cơ cấu kinh tế chuyển dịch rất chậm, tỷ trọng nông nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp vẫn còn phổ biến, quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, chưa gắn với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc hình thành và phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn, vùng chuyên canh, gắn với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tỷ trọng công nghiệp còn quá thấp, chủ yếu vẫn là tiểu thủ công nghiệp, chưa xuất hiện các cơ sở công nghiệp quy mô vừa và lớn để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng các xã đặc biệt khó khăn như: các nhà máy chế biến lâm sản, nông sản, sản xuất và chế biến dược liệu, may mặc, lắp ráp điện tử,… Tỷ trọng ngành dịch vụ vẫn còn ít, chủ yếu vẫn là các loại hình dịch vụ của nhà nước đầu tư như điện,viễn thông, giáo dục, y tế, văn hóa. Các loại hình dịch vụ mang lại thu nhập và việc làm cho người dân các xã đặc biệt khó khăn như dịch vụ du lịch, dịch vụ thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí,… còn quá ít.
Nguyên nhân của tình trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm là vì các xã đặc biệt khó khăn có điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội không thuận lợi; chủ yếu là khu vực miền núi, kết cấu hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc chưa phát triển; địa hình gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh do đất dốc, mặt bằng không đều; nguồn lực lao động trình độ thấp; các nguồn lực đầu tư của nhà nước còn ít; đời sống người dân còn thấp; các phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại dai dẳng, chưa xóa bỏ được như sản xuất manh mún nhỏ lẻ, ít quan tâm đến việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, chủ yếu chỉ sản xuất tự cung tự cấp, tâm lý trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của nhà nước vẫn còn,…
Lãnh đạo huyện Anh Sơn kiểm tra mô hình liên kết sannr xuất chè
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các xã đặc biệt khó khăn, tạo động lực xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp cả về giá trị sản xuất và lao động, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
Một là, tỉnh cần quan tâm xây dựng, thực hiện và điều chỉnh tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, nhất là quy hoạch vùng, ngành sản xuất kinh doanh tại các xã đặc biệt khó khăn dựa vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của từng xã, từ đó làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Hai là, tỉnh cần đầu tư nhiều hơn cho các xã đặc biệt khó khăn về kết cấu hạ tầng để làm động lực phát triển kinh tế, nhất là hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, nhất là mạng viễn thông hiện đại, internet để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào các ngành, lĩnh vực ở các xã đặc biệt khó khăn, ưu tiên các dự án đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục có cơ chế tạo môi trường thuận lợi để các nguồn lực ở các xã đặc biệt khó khăn được khai thác, sử dụng có hiệu quả như đất đai, rừng, khoáng sản.
Ba là, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân ở các xã đặc biệt khó khăn thực hiện xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động từ đó hướng đồng bào dân tộc thiểu số vào những ngành nghề có thu nhập cao hơn như công nghiệp chế biến nông, lâm sản, các ngành dịch vụ gắn với địa phương như thương mại, du lịch.
Bốn là, để chuẩn bị nguồn vốn cho chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, cần tạo điều kiện cho bà con vay vốn, hướng dẫn và giám sát việc sử dụng vốn có hiệu quả. Trước mắt, hỗ trợ bà con tìm kiếm những nghề có thu nhập cao hơn như vào các nhà máy xí nghiệp ở các khu công nghiệp trong, ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động.
Năm là, tăng cường phát triển giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại các xã đặc biệt khó khăn. Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, nhất là các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ để thu hút các nhà đầu tư đến với các xã đặc biệt khó khăn.
Sáu là, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh như tạo điều kiện về cơ chế chính sách đất đai, hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh, hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn, an ninh trong quá trình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
ThS. Hoàng Đình Ngọc
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn