06:41:27 21/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Chuẩn “Tiếp cận pháp luật” trong xây dựng nông thôn mới để bảo đảm quyền tiếp cận pháp luật của người dân nông thôn

Theo báo cáo chính thức của tỉnh Nghệ An, đến hết năm 2023 toàn tỉnh có 403/460 đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 87,61% (trong đó, có các đơn vị cấp huyện có tỷ lệ đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cao, bao gồm: Thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên, huyện Nam Đàn, huyện Đô Lương, huyện Diễn Châu, huyện Yên Thành, huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò). Đây là con số ấn tượng góp phần vào kết quả hơn 77,86% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, thể hiện vai trò, ý nghĩa của tiêu chí tiếp cận pháp luật trong việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân ở nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu“Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội” mà Nghị quyết số 27-NQ-TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã đề ra.

Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại; cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ năm 2005 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đi qua 03 giai đoạn. Ở giai đoạn 2010-2015, thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới nêu rõ 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu thành phần và 07 nhóm giải pháp. Trong đó, phần lớn các tiêu chí, chỉ tiêu là về hạ tầng, cơ sở vật chất; rất ít các tiêu chí, chỉ tiêu về văn hóa, không có tiêu chí, chỉ tiêu nào về tiếp cận pháp luật. Giai đoạn 2016 – 2020, trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo Hiến pháp năm 2013, vấn đề cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và thực thi công khai đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần quan tâm, nhận thức đúng đắn việc xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đơn thuần mà là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội, chính trị, pháp luật và an ninh quốc phòng; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Lần đầu tiên tiêu chí “tiếp cận pháp luật” được xác định là một trong những nội dung của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 (Tiêu chí thành phần 18.5 về “Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định”). Đến giai đoạn 2021-2025, cùng với việc thực hiện mục tiêu“Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội”được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022, tiêu chí tiếp cận pháp luật lại tiếp tục được xác định là tiêu chí, tiêu chí thành phần của 03 Bộ Tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, xác định 02 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện là: (i) “Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, giải quyết hòa giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn”; (ii) “Nâng cao nhận thức, thông tin về trợ giúp pháp lý; tăng cường khả năng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý”.

Chuẩn “Tiếp cận pháp luật” trong xây dựng nông thôn mới để bảo đảm quyền tiếp cận pháp luật của người dân nông thôn Tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật đất đai và kỹ năng cho tổ hòa giải cơ sở tại huyện Quế Phong

Từ thực tiễn đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian qua cho thấy đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước, nhất là tại cơ sở trong bối cảnh xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đặt trong tổng thể với xây dựng nông thôn mới, việc thực hiện nhiệm vụ này hướng tới mục tiêu: (i) Nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật tại cơ sở; (ii) Tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật, quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Qua việc tổ chức đánh giá các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật để nắm bắt thực trạng công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực về xây dựng, ban hành văn bản, tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, thực hiện dân chủ ở cơ sở. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện trong thực thi công vụ; (iii) Cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân; (iv) Bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân ngay tại cơ sở đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, khẳng định vai trò của Ngành Tư pháp và của pháp luật trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của địa phương, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là người dân ở nông thôn, miền núi.

Chuẩn “Tiếp cận pháp luật” trong xây dựng nông thôn mới để bảo đảm quyền tiếp cận pháp luật của người dân nông thôn

Cán bộ xã Công Thành, huyện Yên Thành kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri tham gia lấy ý kiến về sáp nhập xã tại trụ sở xã

Kết quả thống kê đến hết tháng 9/2024, cả tỉnh có 320 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 77,86% tổng số xã của tỉnh (trong đó có 101 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu), có 9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Nhìn chung, việc triển khai các tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới gắn với việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm, tích cực thực hiện và dần đi vào nền nếp, kết quả đạt được rõ nét hơn. Cơ quan tư pháp các cấp đã chủ động tham mưu tổ chức triển khai tốt các nhiệm vụ được giao; tham gia tích cực vào việc thẩm định, đánh giá tiêu chí tiếp cận pháp luật; tập huấn cho cán bộ, công chức tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; kịp thời giải đáp, tháo gỡ lúng túng, khó khăn; xây dựng và cấp phát cho cơ sở các tài liệu phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ có liên quan đến các tiêu chí, chỉ tiêu; chọn điểm triển khai mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hiệu quả, điển hình tại cơ sở… Từ đó cho thấy các cơ quan, các ngành, các cấp đã nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của nhiệm vụ này trước yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Chuẩn “Tiếp cận pháp luật” trong xây dựng nông thôn mới để bảo đảm quyền tiếp cận pháp luật của người dân nông thôn

Cán bộ tư pháp xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn cập nhật các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật

Kết quả thực hiện công tác tiếp cận pháp luật đã góp phần vào tác động, hiệu quả xây dựng nông thôn mới. Trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở trong bảo đảm, thực hiện các quyền con người, quyền công dân được thúc đẩy; ý thức chấp hành pháp luật của người dân từng bước có chuyển biến, việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp kịp thời ngay tại cơ sở thông qua hòa giải được coi trọng… góp phần cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa pháp lý của người dân, xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh, dân chủ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cụ thể như sau: (i) Nội dung thành phần 18.4“tiếp cận pháp luật”trong Tiêu chí 18 thuộc Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 211/QĐ-TTg), nội dung thành phần 9.6 “huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” trong Tiêu chí 9 thuộc Bộ Tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 320/QĐ-TTg có vị trí chưa phù hợp, chưa thể hiện đúng vai trò, tầm quan trọng trước yêu cầu và đòi hỏi về xây dựng, thực hiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do chưa được xác định là tiêu chí riêng nên việc quan tâm, đầu tư nguồn lực còn hạn chế. (ii) Việc tổ chức thực hiện các tiêu chí, cũng như tổ chức đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật tại các địa phương, nhất là ở cơ sở còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân trước hết là do cấp ủy và lãnh đạo chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời, thường xuyên; các ngành, các cấp chưa vào cuộc theo tinh thần đây là nhiệm vụ của hệ thống chính trị. Một số địa phương chưa chú trọng giải pháp khắc phục, thúc đẩy thực hiện các tiêu chí. Việc quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực về con người và kinh phí, kiểm tra, giám sát thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật tại một số tỉnh chưa được quan tâm; (iii) Đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch, cán bộ, công chức cấp xã nhìn chung còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, trong bối cảnh nhiệm vụ nhiều, nhân lực ít, nguồn lực thấp. Kiểm tra thực tế cho thấy công chức cấp xã chưa nắm vững các văn bản để tham mưu, tổ chức triển khai nhiệm vụ đúng quy định, đảm bảo chất lượng… mặt khác còn lúng túng trong việc tham mưu, đề xuất và triển khai giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này trong thực tiễn; (iv) Sự phối hợp giữa cơ quan Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan cùng cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên để thực hiện việc chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu sát với thực tiễn; thành viên Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật ở một số nơi chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm tư vấn, thẩm định; (v) Kinh phí phân bổ cho thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế. Qua kiểm tra, khảo sát và theo dõi từ các báo cáo, phản ánh của địa phương, hiện nay, rất ít địa phương được cấp kinh phí từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật. Cấp huyện, cấp xã hầu như chưa bố trí nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật đặc biệt là các nội dung về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý. Kinh phí từ nguồn ngân sách thường xuyên bố trí cho các nội dung này rất hạn hẹp dẫn đến không thúc đẩy được hiệu quả triển khai các tiêu chí trên thực tế.

Chuẩn “Tiếp cận pháp luật” trong xây dựng nông thôn mới để bảo đảm quyền tiếp cận pháp luật của người dân nông thôn

Bộ đội Biên phòng Nghệ An tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân xã biên giới

Việc triển khai tiêu chí tiếp cận pháp luật trong các Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới là cơ hội để Bộ Ngành Tư pháp tham gia, phát triển kinh tế – xã hội, chung sức xây dựng nông thôn mới. Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, trong thời gian tới, các Bộ, ngành liên quan và địa phương cần quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số định hướng và giải pháp:

Thứ nhất là, nâng cao vai trò, vị trí của tiêu chí tiếp cận pháp luật, ý nghĩa của việc tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất, bổ sung tiêu chí tiếp cận pháp luật thành các tiêu chí độc lập trong các Bộ tiêu chí đánh giá địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu các cấp trong giai đoạn tiếp theo.

Cùng với đó, các bộ, ngành có nội dung tham mưu các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chính quyền cấp xã (như: tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; tiêu chuẩn chính quyền trong sạch, vững mạnh; xã, phường, thị trấn tiêu biểu; xã phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; xã phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật,…)cần phối hợp rà soát, điều chỉnh nội dung các tiêu chí, tiêu chuẩn tránh trùng lắp, chồng chéo; thống nhất thời điểm, cách thức đánh giá bảo đảm phù hợp, khả thi, thuận lợi và tiết kiệm nguồn lực cho địa phương triển khai thực hiện.

Thứ hai là,đẩy mạnh thông tin, truyền thông về vị trí, vai trò, mục tiêu của nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tiêu chí tiếp cận pháp luật trong các Bộ Tiêu chí quốc gia nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao. Qua đó thống nhất về nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và Nhân dân; xác định đây là nhiệm vụ của hệ thống chính trị.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Xác định, phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, từng cấp, ngành trong chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp, tổ chức thực hiện, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, cơ sở, cộng đồng, huy động trí tuệ, sức mạnh xã hội để thực hiện Chương trình được hiệu quả, bền vững. Các địa phương cần chủ động xây dựng Kế hoạch hằng năm về thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật và nhiệm vụ được giao trong Bộ Tiêu chí quốc gia nông thôn mới các cấp làm căn cứ triển khai cũng như đề xuất nguồn lực từ Chương trình.

Thứ ba là, rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý với trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, hướng mạnh về cơ sở và ưu tiên đối tượng đặc thù, nhóm yếu thế,…; xây dựng cơ chế, chính sách xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý; xây dựng, phát triển nguồn nhân lực biết tiếng dân tộc thiểu số, là người dân tộc thiểu số nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả thực hiện tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, những địa bàn trọng điểm…

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý: Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030 (Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030” (Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 (Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Thứ tư là,huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện các nội dung, tiêu chí tiếp cận pháp luật một cách hiệu quả: (i) Huy động các nguồn lực theo hướng lồng ghép thực hiện nhiệm vụ có liên quan từ các chương trình, đề án khác của trung ương, địa phương; có chính sách hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các xã, huyện đặc biệt khó khăn; (ii) Tiếp tục hỗ trợ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 cho các bộ, ngành trung ương, địa phương được giao chủ trì thực hiện các tiêu chí và nội dung, nhiêm vụ thành phần trong Chương trình. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục quan tâm, bố trí tăng định mức kinh phí phân bổ của Chương trình mục tiêu quốc gia để Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp thực hiện nhiệm vụ được giao; ưu tiên có kinh phí hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm, hiệu quả về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ các đơn vị xã còn nhiều chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao; chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả trong triển khai các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia,… (iii) Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực như phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý nhằm huy động đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp, người dân trong cộng đồng; tận dụng nguồn lực từ các dự án, chương trình hợp tác quốc tế có liên quan; (iv) Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ đánh giá, thẩm tra, thẩm định các tiêu chí tiếp cận pháp luật cho công chức được giao tham mưu, theo dõi thực hiện nhiệm vụ; chú trọng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở, trợ giúp viên pháp lý.

Thứ năm là,chú trọng đánh giá thực tiễn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh khi thực hiện; thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, qua đó nhận diện những quy định bất cập của pháp luật để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế và nhận diện được những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện để kịp thời có giải pháp khắc phục.

Chuẩn “Tiếp cận pháp luật” trong xây dựng nông thôn mới để bảo đảm quyền tiếp cận pháp luật của người dân nông thôn

Thành phố Vinh họp Hội đồng đánh giá phường, xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023

Việc thực hiện đầy đủ các tiêu chí đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của công dân đối với các quy định của pháp luật; góp phần xây dựng nền hành chính ở cơ sở ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại. Trong năm 2024, Nghệ An đề ra mục tiêu tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây