Trên thế giới chưa có quốc gia nào thương mại được tín chỉ carbon lúa, và chưa quốc gia nào xác định được giá 1 tín chỉ carbon trồng lúa là bao nhiêu USD.
LTS:Tại Tọa đàm “Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon” diễn ra ngày 16/8, TS. Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), có thông tin xung quanh tới Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL và giá bán 1 tín chỉ carbon trồng lúa. Để hiểu rõ hơn, BáoNông nghiệp Việt Namxin đăng tải bài viết của TS. Trần Minh Hải về vấn đề này.
Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án) cần được hiểu 1 cách đúng đắn theo các khía cạnh sau đây:
Không phải Đề án lập ra để bán tín chỉ carbon.Mục tiêu của Đề án là xây dựng 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị. Đề án sẽ áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt như: giảm giống, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, xử lý rơm và lấy rơm ra khỏi đồng ruộng nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người trồng lúa và tăng thu nhập và đời sống của người trồng lúa. Giảm phát thải khí nhà kính, chủ yếu là giảm khí Metan (CH4) và tạo tín chỉ carbon là một trong những nội dung của Đề án.
Hiệu quả của Đề án bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.Lợi ích kinh tế lớn nhất của Đề án không chỉ nằm ở việc bán tín chỉ carbon mà nằm ở chỗ quy trình sản xuất lúa theo đề án bắt buộc ở 3 nhóm hoạt động nhằm giảm chi phí sản xuất lúa: i) giảm đầu vào sản xuất là giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; ii) Áp dụng tưới ngập khô xen kẽ – nhằm giảm chi phí bơm nước và giảm phát thải khí CH4; iii) Lấy rơm ra khỏi đồng ruộng hay xử lý rơm trước khi sản xuất vụ tiếp theo. Ngoài ra, thu nhập của người trồng lúa sẽ được tăng thêm vì chúng ta sẽ xây dựng thương hiệu lúa giảm phát thải, nâng tầm giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Cần hiểu đúng cơ chế giảm phát thải trong Đề án.Cách đo phát thải của Đề án theo nguyên tắc như sau: Sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống tại ĐBSCL, theo các nhà khoa học tính toán trung bình tạo ra được 1 tấn lúa sẽ gây phát thải khí nhà kính 1 tấn CO2. Như vậy, bình quân năng suất lúa 8 tấn/ha/vụ thì thải ra 8 tấn CO2/vụ lúa/ha. Trong Đề án này, chúng ta áp dụng quy trình sản xuất của Bộ NN-PTNT (giảm giống, giảm phân, giảm thuốc BVTV, áp dụng tưới ngập khô xen kẽ, lấy rơm ra khỏi đồng ruộng….) thì chúng ta sẽ giảm được 25-30% lượng phát thải. Tức chúng ta giảm thải ra môi trường khoảng 2,5 tấn CO2. Chúng ta dùng thiết bị giám sát và đo đạc, nếu đúng là quy trình sản xuất mới đã giảm thải được 2,5 tấn/CO2/ha/vụ thì người ta sẽ xác nhận cho mình tạo được 2 tín chỉ carbon (1 tấn CO2 = 1 tín chỉ carbon).
Hiểu đúng về giá giao dịch 1 tín chỉ carbon lúa.Đến thời điểm này, trên thế giới chưa có quốc gia nào thương mại được tín chỉ carbon lúa, và chưa quốc gia nào xác định được giá 1 tín chỉ carbon trồng lúa là bao nhiêu USD. Về nguyên tắc, giá 1 tín chỉ carbon được xác định trên chi phí đầu tư để tạo ra tín chỉ carbon đó. Nên không thể nào nói giá 10, 20 hay 30 USD/tín chỉ là đắt hay rẻ được. Hiện nay, Bộ NN-PTNT Việt Nam đang phối hợp cùng các chuyên gia của quỹ Chi trả tài chính carbon TCAFT, Ngân hàng Thế giới và các cơ quan của Việt Nam để xác định được chí phí hình thành nên 1 tín chỉ carbon trồng lúa nhưng vẫn chưa xác định được chính xác giá 1 tín chỉ carbon.
Giá của 1 tín chỉ carbon trồng lúa cần dựa vào các chi phí sau đây:Chi khuyến nông cho người dân; chi phí giám sát mỗi ha mỗi năm; chi phí quản lý chung dự án; chi phí hỗ trợ đầu tư cho HTX vào cơ sở hạ tầng cần thiết cho AWD (kĩ thuật tưới ướt khô xen kẽ) cũng như cơ sở vật chất và thiết bị để cung cấp các ưu đãi thị trường khác; chi phí đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi để áp dụng AWD; đào tạo đội cán bộ khuyến nông cộng đồng; chi phí phát triển thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV); chi phí bảo trì và hỗ trợ hệ thống MRV; chi phí xác thực và xác minh.
Trần Minh Hải
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới