10:44:52 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Cho nghìn con gà ăn toàn thảo dược quý, chị nông dân Hà Nội khiến hai nông dân đến từ Mỹ thán phục

Có mặt tại trang trại chăn nuôi gà, lợn hữu cơ của HTX Gà vi sinh Thu Thoan (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy nơi này đang chăn nuôi hàng nghìn con gà và lợn nhưng không hề có mùi hôi thối, ruồi nhặng.

Từng nuôi gà như bao nhiêu nông dân khác ở địa phương, chị Nguyễn Thị Thu Thoan (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) nhận thấy nếu chỉ chăn nuôi bình thường thì rất khó bán được giá tốt, vì vậy chị đã mày mò tìm hướng đi riêng bằng cách cho gà ăn thảo dược, xây dựng thương hiệu “Gà vi sinh Thu Thoan”, mang lại doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm.

Công thức phối trộn thức ăn đặc biệt

Có mặt tại trang trại chăn nuôi gà, lợn hữu cơ của HTX Gà vi sinh Thu Thoan (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy nơi này đang chăn nuôi hàng nghìn con gà và lợn nhưng không hề có mùi hôi thối, ruồi nhặng.

Xung quanh trang trại là những hàng cây mít, bưởi, hồng xiêm xen lẫn những cây xà cừ đang ra hoa, thu hút nhiều đàn ong bay đến hút mật.

Chị Nguyễn Thị Thu Thoan – Giám đốc HTX dẫn chúng tôi tới dãy chuồng nuôi gà ở gần cuối khu vườn rồi vui vẻ mời cả đoàn khách hàng chục người vào bên trong xem… gà, khiến ai nấy đều tò mò.
Tôi hỏi, chị không ngại chúng hoảng sợ, bay lung tung, chị Thoan cười nói: Tất cả gà nuôi tại đây đều được chăn thả tự do, ban ngày chạy nhảy tự kiếm ăn trong vườn, tối mới lùa vào chuồng nên chúng rất dạn dĩ. Mọi người có thể vào bên trong chuồng gà mà không cần mặc quần áo bảo hộ hay phải qua bước sát trùng.

Bà Jennifer H. Schmidt (trái) cùng bà Jaclyn Wilson – 2 nông dân xuất sắc đến từ Mỹ bày tỏ sự thích thú khi thăm trại gà vi sinh, nhặt trứng ngay trong chuồng. Ảnh: T.N

Chị Thoan cho biết, trang trại có diện tích gần 1ha, áp dụng quy trình chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn.

Cụ thể, trang trại được thiết kế theo quy trình xử lý sinh học, chia thành nhiều khu vực khác nhau, gồm khu chuồng nuôi gà thịt, khu chế biến thức ăn, khu nuôi gà úm, các loại gà khác nhau cũng được nuôi trong những khu vực riêng.

Trang trại gà vi sinh Thu Thoan bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2016. Đến năm 2022, chị Nguyễn Thị Thu Thoan vận động một số hộ dân trong xã thành lập HTX Gà vi sinh Thu Thoan. HTX hiện có 7 thành viên và 2 nhân công, phát triển mô hình với diện tích hơn 5.000m2 nuôi khoảng 3.000 con gà các loại (gà ác, gà ri…) và chăn nuôi lợn hữu cơ.

So với cách chăn nuôi thông thường trước đây chị từng làm, điểm khác biệt nhất của mô hình này chính là thức ăn và đệm lót sinh học.

Cụ thể, trong quá trình chăm sóc, chị Thoan cho gà, lợn ăn bằng thức ăn tự ủ, gồm các loại ngũ cốc (ngô, lúa…), đạm thực vật trộn với các loại cây dược liệu như cỏ nhọ nồi, nghệ, sâm đương quy, diệp hạ châu, dầu gấc…

Tất cả nguyên liệu được nghiền nhỏ, trộn đều với nhau, sau đó cho vào thùng đậy kín để ủ lên men. Sau khoảng 24h, kiểm tra thấy hỗn hợp có mùi thơm thì mới cho gà ăn.

Nhờ bổ sung các thành phần thảo dược vào khẩu phần ăn hàng ngày, đàn gà có sức đề kháng tốt, ít bệnh dịch, phân thải ra cũng ít mùi hôi, đặc biệt thịt gà rất thơm và ngọt.

Đối với việc xử lý chất thải của vật nuôi, chị Thoan dùng đệm lót làm từ trấu, mùn cưa trộn men vi sinh, nhờ vậy mà trang trại hạn chế tối đa mùi hôi thối.

Đệm lót sau khi sử dụng sẽ được thu gom, ủ thành phân bón hữu cơ cho khu trồng rau, cây dược liệu của HTX nên không xả thải ra môi trường.

“Mọi người có thể vào thăm trang trại vì tôi chăn nuôi theo kiểu thuận tự nhiên, thả gà ra vườn cho chúng tự do chạy nhảy.

Tôi cũng không sử dụng thuốc kháng sinh và cám công nghiệp, không cắt mỏ gà, không bấm tai lợn. Bình thường gà ri nuôi 3 tháng là có thể xuất chuồng, song tôi thường đợi đến 5 tháng mới bán.

Nông dân tiêu biểu đến từ Mỹ cùng các đại biểu tham quan trang trại chăn nuôi gà, lợn hữu cơ vi sinhThu Thoan,xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) hồi tháng 8 vừa qua. Ảnh: Minh Huệ

Mục đích là để con gà tích luỹ đầy đủ chất dinh dưỡng, thảo dược, giúp thịt gà đạt độ thơm ngon nhất” – chị Thoan nói.

Chị Thoan cho biết, hiện trang trại của chị đã được cấp chứng nhận hữu cơ bởi một tổ chức có uy tín trong nước.

Mỗi năm, HTX xuất bán ra thị trường hơn 1 vạn con gà, chưa kể số lượng gà từ các mô hình liên kết với HTX, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. Doanh thu trung bình của HTX đạt hơn 1,5 tỷ đồng/năm.

Mơ ước về hệ thống gà sạch quy mô lớn

Bản thân chị Nguyễn Thị Thu Thoan từng học trung cấp nông nghiệp, chuyên ngành chăn nuôi thú y.

Đàn gà ri trong trang trại được tự do chạy nhảy, ăn thức ăn đa dạngtừ rau cỏ trong vườn. Ảnh: NVCC

Sau khoảng chục năm đi tiêm dạo cho vật nuôi trong xã kết hợp tự chăn nuôi gà tại gia đình, chị Thoan thấy nếu cứ làm như bao người khác thì sẽ không hiệu quả nên đã mày mò nghiên cứu công thức phối trộn thức ăn thảo dược.

Sau quá trình thử nghiệm và tìm hiểu nhu cầu thị trường, cuối năm 2017 chị hoàn toàn chuyển sang chăn nuôi theo hướng hữu cơ vi sinh với 1.500 con gà ri, 40 con lợn.

Chia sẻ về việc quyết tâm theo đuổi mô hình nông nghiệp sạch, chị Thoan cho biết: “Vấn nạn thực phẩm bẩn còn gây nỗi sợ hãi trên mâm cơm, thì thực phẩm sạch phải là từ người sản xuất chứ không phải từ người bán hàng, nghĩ vậy nên tôi luôn trăn trở làm sao để phát triển được nguồn thực phẩm sạch cho chính gia đình mình và cộng đồng.

Kiên trì tiếp thị quảng bá tới khách hàng, dần dần nhiều đơn vị, khách hàng lên tận trang trại của tôi tham quan.

Trực tiếp nếm thử gà thấy ngon, chất lượng tốt, họ bắt đầu đặt mua để bán lẻ đến người tiêu dùng. Từ đó, sản phẩm gà ri sạch của chúng tôi ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến”.

Hiện, chị Thoan đã và đang chuyển giao công nghệ chăn nuôi gà vi sinh cho nhiều chị em nông dân và bà con ở các tỉnh, thành để cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hướng tới thiết lập một hệ thống chăn nuôi gà sạch rộng lớn hơn.

Chị cho biết, thật ra công thức làm thức ăn phối trộn thảo dược đã có nhiều trong sách vở. Tuy nhiên, để áp dụng thực tế thành công, người chăn nuôi vẫn cần lưu ý một số công đoạn để tìm ra cách ủ thức ăn ngon nhất, nhanh nhất.

Bí quyết trộn thức ăn cho gà của chị Thoan như sau: Cho các nguyên liệu vào trộn đều, sau đó cho nước men vi sinh vào tiếp tục trộn cho đến khi bột tơi và ẩm. Đổ hỗn hợp đó vào thùng để hở miệng sau 5 – 6 giờ, sau đó đậy kín nắp. Không nên nén quá chặt hỗn hợp bởi trong quá trình ủ men, các loại cám sẽ nở ra.

Tùy theo nhiệt độ và thời tiết sẽ quyết định thời gian ủ men trong bao lâu. Nếu nhiệt độ 30ºC thì thời gian ủ men khoảng 12 giờ, còn nếu trời mát mẻ hơn thì ủ từ 20 – 24 giờ. Kiểm tra thấy thức ăn ấm lên và có mùi chua nhẹ thì có thể đem ra cho gia súc, gia cầm ăn.

Được biết sản phẩm gà vi sinh Thu Thoan đã được cấp chứng nhận hữu cơ và chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao của TP.Hà Nội. Chị Thu Thoan đang trong quá trình làm hồ sơ xin cấp chứng nhận không phát thải trong chăn nuôi, đồng thời có kế hoạch mở rộng khu chuồng trại.

Chia sẻ về triết lý kinh doanh của mình, chị nói đơn giản: “Thực phẩm là thuốc và dinh dưỡng, chứ không phải kháng sinh, đó là loại thuốc tốt nhất của con người. Tôi luôn ấp ủ chuyển giao mô hình nuôi gà vi sinh rộng rãi ra người chăn nuôi cả nước, khi đó nguồn cung sẽ nhiều hơn và thương hiệu gà ri Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu đi các nước”.

Minh Huệ

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây