13:06:43 24/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

“Chất lượng chè Việt Nam không thua kém quốc gia nào”, vì sao giá xuất khẩu chỉ bằng 55% của Ấn Độ, Sri Lanka?

Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, “chất lượng sản phẩm chè Việt Nam không thua kém bất kỳ quốc gia sản xuất chè nào trên thế giới”. Tuy nhiên, khâu quảng bá còn hạn chế, thông tin sản phẩm chưa đến tay người tiêu dùng.

Sáng 5/11, tại Phú Thọ, Cục Trồng trọt, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (Bộ NNPTNT) phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức Diễn đàn: “Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao”.

Giá chè Việt Nam chỉ bằng 55% của Ấn Độ, Sri Lanka

Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu bình quân của nước ta hiện chỉ đạt khoảng 65% so với mức bình quân của thế giới và chỉ bằng 55% giá bình quân của chè xuất khẩu từ Ấn Độ và Sri Lanka.

Nguyên nhân chính do phần lớn chè xuất khẩu của Việt Nam là chè thô, chưa qua chế biến sâu, đóng gói đơn giản, thiếu nhãn mác, thương hiệu rõ ràng… Điều này khiến chè Việt Nam khó cạnh tranh với các sản phẩm chè đến từ các quốc gia khác.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Quỳnh Chi

Nói về thực trạng ngành chè Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt thông tin, cả nước có 25 tỉnh thành trồng chè, diện tích canh tác chè tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc 80%; Đồng bằng sông Hồng 2,5%, Bắc Trung bộ 8,3%, Duyên hải Nam trung bộ 0,16%, Tây Nguyên 8%. Các tỉnh có diện tích chè lớn là Thái Nguyên 22.200ha, Hà Giang 19.800ha, Phú Thọ 14.000ha, Lâm Đồng 9.300ha, Lào Cai 7.900ha.

Diện tích chè cả nước năm 2023 đạt hơn 122.400ha, giảm khoảng 12.000ha so với năm 2015. Trái ngược với diện tích, năng suất chè tăng từ 85 tạ/ha lên 100 tạ/ha trong khoảng thời gian này.

Năm 2023, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt khoảng 121.000 tấn, trị giá 211 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và 10,9% về trị giá so với năm 2022. Giá chè xuất khẩu trung bình trong năm 2023 ước đạt 1.737 USD/tấn, tăng 7,3% so với năm 2022, đồng thời, năm 2023 cũng là năm có sản lượng xuất khẩu chè thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.

Theo ông Mạnh, Việt Nam đã chế biến được khoảng 15 loại chè khác nhau với sản phẩm chè chủ yếu là chè đen và chè xanh. Giá trị thành phẩm chè của Việt Nam vẫn thấp, chỉ bằng 70-75% so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới.

Cả nước có khoảng 260 nhà máy chế biến chè quy mô công nghiệp, còn lại 20% sản lượng là chè chế biến thủ công tại các hộ gia đình, làng nghề, tổ hợp tác, hợp tác xã. Ông Mạnh nêu thực tế, trong các nhà máy chè, số nhà máy được trang bị đồng bộ, máy móc thiết bị tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật chiếm 20%; số nhà máy trung bình 60%; 20% số cơ sở chế biến chắp vá, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của quá trình chế biến chè.

Công nhân của HTX Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Sử Anh, phường Mỹ Lâm, TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) thu hái chè. Ảnh: Bình Minh

Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Hoàng Vĩnh Long thì cho rằng “chất lượng sản phẩm chè Việt Nam không thua kém bất kỳ quốc gia sản xuất chè nào trên thế giới”. Đặc biệt, chè xanh được rất nhiều khách hàng đánh giá cao như: Chè xanh Mộc Châu, Thái Nguyên, Suối Giàng, Hà Giang, Ô long Lâm Đồng, các sản phẩm chè ướp hương sen, nhài…

Tuy nhiên, khi xuất khẩu ra nước ngoài đến tay người tiêu dùng phần lớn lại không mang thương hiệu chè Việt Nam. Nguyên nhân chính là do khâu quảng bá của chúng ta rất hạn chế, thông tin sản phẩm chưa đến tay người tiêu dùng.

Theo ông Long, ngành chè vẫn còn phần lớn các doanh nghiệp và hợp tác xã chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất vẫn chạy theo số lượng, giá rẻ, không liên kết sản xuất hoặc liên kết hình thức và thiếu kiểm soát về an toàn thực phẩm.

Năm 2023, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt khoảng 121 nghìn tấn, trị giá 211 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và 10,9% về trị giá so với năm 2022. Ảnh: Quỳnh Chi

Nhà máy chế biến không gắn với vùng nguyên liệu. Số lượng và công suất chế biến của các cơ sở chế biến lớn hơn nhiều so với khả năng đáp ứng nguyên liệu. Cả nước có trên 80% diện tích chè phân tán trong các hộ nông dân, manh mún, nhỏ lẻ.

Việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào canh tác còn thấp. Chưa phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động. Đầu tư thấp, chất lượng nguyên liệu thấp, giá trị thấp, chưa kiểm soát được an toàn thực phẩm.

Các địa phương chưa có quy hoạch cứng về diện tích đất trồng chè. Đầu tư sản xuất thiếu quy hoạch. Liên kết sản xuất còn yếu. Các cơ sở chế biến chưa thực sự quan tâm đến xây dựng thương hiệu.

“Cần thay đổi tư trong sản xuất chè”

Để ngành chè Việt Nam nâng cao giá trị, phát triển bền vững, ông Đoàn Anh Tuân, Giám đốc Công ty TNHH Thế hệ mới (Phú Thọ) – doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất chè cho rằng, người trồng chè cần phải “thay đổi tư duy sản xuất”.

“Ban đầu chúng tôi cũng bị cuốn vào lối tư duy nặng về sản lượng. Một giai đoạn khá dài, cho đến khi anh em phát hiện chè thô của mình được các đối tác khách hàng mua xong đem về chế biến sâu và bán ngược trở lại thị trường Việt Nam. Nghĩa là đa số người Việt mình lúc đó chấp nhận làm chè thô, chấp nhận để các doanh nghiệp sản xuất theo kiểu ép công lao động của bà con xuống mức thấp nhất có thể, chấp nhận sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ, chấp nhận hủy hoại môi trường để đạt sản lượng cao nhất và chấp nhận cạnh tranh thị trường bằng sản phẩm chè giá rẻ… Chúng ta “nhường” giá trị gia tăng của cây chè cho các doanh nghiệp nước ngoài”, ông Tuân chia sẻ.

Đến năm 2003, nhận thấy rõ nghịch lý đó, ông Tuân đã quyết tâm thay đổi tư duy và thương hiệu trà Cozy ra đời.

Ông Đoàn Anh Tuân, Giám đốc Công ty TNHH Thế hệ mới (Phú Thọ) – doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất chè cho rằng, người trồng chè cần phải “thay đổi tư duy sản xuất”. Ảnh: Quỳnh Chi

Ông Tuân cho hay, không chỉ riêng ngành chè mà nhiều ngành hàng nông sản khác của Việt Nam hiện nay, “tử huyệt” vẫn là liên kết yếu. Theo ông, đã làm thương hiệu nói chung và thương hiệu ẩm thực nói riêng, quan trọng nhất là tính bền vững, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không phát triển bền vững được nếu mỗi khâu trong chuỗi liên kết vẫn đi con đường riêng rẽ, vẫn nhăm nhăm kéo phần lợi về phía mình, đẩy rủi ro, bất lợi sang cho người khác.

“Có một giai đoạn rất dài ngành chè của chúng mạnh ai nấy làm, đường ai nấy đi, tính liên kết, hợp tác với nhau để cùng phát triển gần như không có. Mỗi khâu sản xuất, chế biến, thương mại là một “phách”, thậm chí tình trạng chèn ép nhau, phá giá nhau diễn ra rất phổ biến. Cứ vòng luẩn quẩn người nọ ép người kia, ông nông dân cố gắng làm sao tăng năng suất, sản lượng, bất chấp quy trình sản xuất có sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật độc hại, ông doanh nghiệp cố gắng chèn ép giá làm sao mình có lợi nhất… Cuối cùng là vỡ chuỗi liên kết sản xuất, mất niềm tin lẫn nhau ở tất cả các khâu trong ngành hàng”, ông Tuân nêu thực trạng.

Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Hoàng Vĩnh Long cho ay, “liên kết sản xuất chính là chìa khóa để xây dựng ngành chè Việt Nam phát triển bền vững”. Ảnh: Quỳnh Chi

Trước những hạn chế của ngành chè, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Hoàng Vĩnh Long cho rằng, “liên kết sản xuất chính là chìa khóa để xây dựng ngành chè Việt Nam phát triển bền vững”. Theo ông, kinh nghiệm ngành chè thế giới đã chứng minh là các cơ sở chế biến phải gắn kết chặt chẽ với một vùng nguyên liệu cụ thể trong một tổ chức, được điều phối tập trung thống nhất tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng cao dựa trên nền tảng liên kết nông – công nghiệp thì sẽ phát triển bền vững, ví dụ như Kenya.

Hiện nay, có một số ít mô hình liên kết nông – công nghiệp, đã và đang chứng minh là mô hình phát triển hiệu quả và tương đối bền vững như Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), Công ty TNHH một thành viên chè Biển Hồ (tỉnh Gia Lai), Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm (tỉnh Tuyên Quang), Công ty cổ phần chè Than Uyên ( tỉnh Lai Châu), các hợp tác xã sản xuất chè an toàn…

“Các địa phương có chè, hoặc có doanh nghiệp chè phát triển là do chính quyền địa phương đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp chè duy trì được liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp và chế biến; phân vùng nguyên liệu cụ thể cho từng cơ sở chế biến. Doanh nghiệp và người trồng chè phải cùng có trách nhiệm đến sản phẩm cuối cùng, cùng xây dựng thương hiệu và cùng được hưởng lợi từ sản phẩm đem lại. Doanh nghiệp hỗ trợ người dân, người dân có trách nhiệm với doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phải xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm chè”, ông Long nói.

Giải thích rõ ràng hơn về giá chè, ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, cho rằng, nhìn ở mức chung, chè Việt Nam xuất khẩu có giá rẻ nhưng vẫn cao hơn giá thế giới. Theo ông Long, thế giới nhìn nhận thị trường chè Việt Nam là thị trường giá rẻ và tìm kiếm lợi nhuận tại đây. Trong khi đó, người làm chè đang ở tình trạng dễ mua, dễ bán nên không trau chuốt, làm mới mình mà chỉ tập trung sản xuất để đạt thỏa thuận mua bán trước mắt. Đó là lí do vì sao, chè Việt Nam dễ rơi vào “bẫy giá rẻ” của thế giới.

“Mảng nội tiêu chúng ta làm rất tốt, như tại các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên, có loại chè bán thấp nhất ở giá bình quân 7 USD/kg nhưng cũng có loại chè bán với giá khoảng hơn 20 USD. Như vậy, hòa chung với giá nội tiêu, giá chè trung bình khoảng 4 USD/kg”, ông Long làm rõ vấn đề.

Bình Minh

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây