06:27:28 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Cánh giác nguy cơ sâu bệnh hại lúa hè thu mùa mưa bão

Để đảm bảo vụ lúa hè thu đạt năng suất ổn định, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp để quản lý dịch hại bền vững.

Hiện trên lúa vụ hè thu của tỉnh An Giang nhiễm 12 đối tượng sinh vật gây hại. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang cho biết, vụ hè thu 2024 toàn tỉnh xuống giống trên 228 nghìn ha, tăng 0,11% so với cùng kỳ. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được 22.808ha lúa hè thu, năng suất trung bình 5,82 tấn/ha, tăng 0,07 tấn/ha so cùng kỳ. Các trà lúa còn lại đang ở giai đoạn đẻ nhánh, trổ, chín và dự kiến thu hoạch rộ vào cuối tháng 7.

Về tình hình dịch hại, tính đến nay, trên lúa vụhè thunhiễm 12 đối tượng dịch hại với diện tích 67.617ha, cụ thể như rầy phấn trắng, sâu cuốn lá, chuột, bệnh cháy bìa lá…

Hiện nay, theo đánh giá, thời tiết từ đầu vụ hè thu 2024 nắng nóng gay gắt, thiếu nước, tạo điều kiện cho một số đối tượng sinh vật gây hại phát sinh. Bù lạch gây hại sớm và nông dân phun thuốc trừ bù lạch sớm khi lúa từ 10 – 15 ngày tuổi, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng, làm giảm mật số thiên địch, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu rầy phát triển, đặc biệt là rầy phấn trắng.

Đối với rầy phấn trắng, hiện gây hại ở mức độ nhẹ, trung bình (diện tích nhiễm 9.988ha). Hiện trên đồng ruộng sâu bệnh hại vẫn được kiểm soát, theo dõi thường xuyên. Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã khuyến cáo, hướng dẫn nông dân bám sát đồng ruộng, phòng trừ kịp thời sinh vật gây hại, bảo vệ năng suất lúa.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang kiểm tra sâu, bệnh hại trên lúa vụ hè thu. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Để đảm bảo vụ lúa hè thu đạt năng suất ổn định, Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang khuyến cáo bà con nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp, các tiến bộ bộ kỹ thuật trong sản xuất để quản lý dịch hại bền vững, cụ thể như quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”,công nghệ sinh tháitrồng hoa trên bờ ruộng. Đặc biệt lưu ý áp dụng triệt để biện pháp sạ thưa với lượng lúa giống từ 80 – 100kg/ha, bón phân cân đối theo nhu cầu cây lúa, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”, áp dụng biện pháp tưới nước ngập – khô xen kẽ trên đồng ruộng.

Về biện pháp canh tác, sau khi thu hoạch lúa cần diệt sạch cỏ lồng vực và cỏ chỉ xung quanh ruộng để hạn chế nơi cư trú của rầy phấn trắng, tránh lây lan sang vụ sau. Thường xuyên chăm sóc giúp cây lúa phát triển tốt, tăng sức chống chịu. Khi lúa bị nhiễm sâu bệnh nặng, cần phải giữ mực nước ruộng ổn định để giúp cây lúa nhanh hồi phục.

Khi rầy phấn trắng xuất hiện với mật số thấp, nông dân đã áp dụng biện pháp phun trừ nhiều lần, tăng liều, có những nông dân phun ngừa rầy phấn trắng và sâu cuốn lá. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng kháng thuốc ngày càng mạnh và gây chết thiên địch, một số loại thuốc gây nóng, cháy lá nhiều, ảnh hưởng đến khả năng trị rầy phấn trắng.

Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang khuyến cáo bà con nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để quản lý dịch hại bền vững. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang cho biết thêm, thời gian tới ĐBSCL bước vào mùa mưa bão, thời tiết diễn biến bất thường sẽ ảnh hưởng đến lúa đang trổ, khiến lúa dễ bị nhiễm bệnh lem lép hạt và gây đổ ngã trên lúa chín sắp thu hoạch. Rầy phấn trắng có khả năng phát triển mạnh trên lúa giai đoạn làm đòng, trổ với mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thời gian xuất hiện đến hết tháng 7/2024.

Trên đồng hiện nay, mật số phát triển và gây hại lúa của rầy phấn trắng trên diện rộng, chúng có thể phát tán, di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác khi bị động. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân chỉ phun thuốc khi rầy phấn trắng có mật số cao (trên 30 con/chồi), sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”.

Khi phun thuốc cần đủ lượng nước sử dụng (40 – 60 lít nước/1.000m2), vòi phun cần đưa xuống dưới tán lá lúa để đảm bảo thuốc tiếp xúc được với ấu trùng rầy phấn trắng, có thể sử dụng chất bám dính nhằm tăng hiệu quả của thuốc đối với ấu trùng. Nên luân phiên thuốc để tránh việc kháng thuốc của rầy.

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây