19:51:39 12/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Cảnh báo bất lợi trong xuất khẩu gạo Việt Nam sang Indonesia

 

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia nhấn mạnh, cần có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, đoàn kết, cùng bảo vệ hình ảnh hạt gạo, ngành lúa gạo nước nhà.

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Indonesia có thể gặp bất lợi trong thời gian tới. Ảnh:

Lộc Trời.

Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng tích cực do Việt Nam đã biết tận dụng lợi thế, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, tổng khối lượnggạoxuất khẩu của nước ta 6 tháng đầu năm 2024 đạt 4,68 triệu tấn, trị giá 2,98 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Thống kê hải quan cho biết, trong nửa đầu năm 2024, nhiều thị trường tốp 10 xuất khẩu gạo của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, trong đó có Indonesia tăng 44%, đạt gần 709.000 tấn.

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia nhận định, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Indonesia tiếp tục sẽ có thuận lợi khi nhu cầu nhập khẩu gạo vừa được Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia cập nhật dự báo sẽ tăng thêm lên 5,18 triệu tấn trong cả năm 2024 thay vì 3,6 triệu tấn Chính phủ đã cấp giấy phép nhập khẩu.

Tuy nhiên, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Indonesia cũng có nhiều khả năng sẽ bất lợi trước việc Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) và Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia bị một tổ chức dân sự People’s Democracy Study (SDR) khiếu kiện lên Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (KPU).

Có 2 cáo buộc được tổ chức dân sự SDR đưa ra, thứ nhất là cáo buộc nghi ngờ liên quan tới tham nhũng thông qua việc thổi phồng, cộng giá vào giá gạo nhập khẩu từ Việt Nam.

Thứ hai, cáo buộc liên quan tới việc gạo nhập khẩu bị tồn ứ ở cảng Tanjung Priok (bị bốc dỡ chậm) khiến phát sinh chi phí phạt bốc dỡ chậm, làm gia tăng giá gạo.

Theo tính toán của SDR, “tổn thất của nhà nước từ hành vi tham nhũng này có thể lên tới 2.000 tỷ Rupi (Rp). Tổn thất này được tính toán dựa trên chênh lệch giá chào bán của một công ty Việt Nam, mức giá chênh tới 82 USD/tấn. Nếu tỷ giá chỉ tính là 15.000 rp/USD, mức chênh lệch là 180,4 triệu USD. Với số lượng gạo chúng ta nhập khẩu là 2,2 triệu tấn trong 5/2024, thì con số chênh lệch là 2.000 tỷ Rp”.

Giá chênh lệch mà tổ chức này đưa ra là tham chiếu giá chào của một công ty Việt Nam là Tập đoàn Tân Long, một trong những công ty được cho là đã tham gia vào quá trình cung ứng gạo nhập khẩu.

Trước cáo buộc của SDR, Bulog đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc “Tập đoàn Tân Long của Việt Nam, tin cho biết là đã chào giá gạo, nhưng thực sự đã không có bất cứ bản chào giá thầu chính thức nào kể từ khi mở thầu năm 2024 đến nay của Bulog. Tập đoàn này không có hợp đồng nhập khẩu gạo nào với chúng tôi trong năm nay”. “Bulog là nạn nhân của báo cáo không có cơ sở này, nhằm tạo dư luận xấu”.

Theo Bulog,Tập đoàn Tân Longđã đăng ký là một trong những đối tác của Bulog nhưng chưa từng chào giá gạo cho Bulog trong năm 2024.

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho rằng, việc Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia và Bulog bị khiếu kiện lên Ủy ban tham nhũng nước này liên quan tới cáo buộc tham nhũng từ việc mua gạo từ Việt Nam (cho dù đang trong quá trình điều tra) nhưng khả năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thu mua lúa gạo của Indonesia từ Việt Nam từ nay đến hết năm 2024 hoặc cho tới khi vụ việc được điều tra làm rõ.

Việc ngưng tiếp tục thầu mua gạo từ Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy để Ủy ban chống tham nhũng Indonesia làm rõ vụ việc; hoặc Bulog sẽ tạm thời sẽ tránh mua gạo từ Việt Nam để tránh bị nghi ngờ gian lận.

Vụ khiếu kiện đang trong quá trình điều tra xác minh làm rõ, tuy nhiên từ sự việc đáng tiếc này, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia khuyến cáo, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần thận trọng trong bất cứ giao dịch, phát ngôn nào, không để ảnh hưởng đến toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung.

Cần có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, đoàn kết, cùng bảo vệ hình ảnh hạt gạo, ngành lúa gạo nước nhà.

Sự cạnh tranh không lành mạnh của chính các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam (nếu có) sẽ tạo thuận lợi cho các phe nhóm lợi ích tạiIndonesiatận dụng, khai thác và cuối cùng sẽ ảnh hưởng chính tới các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây