Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Cẩn trọng bùng phát sâu bệnh hại sau bão số 3

Trước tình hình diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão Yagi), Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc bám sát đồng ruộng trong những ngày tới.

Đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tình hình sản xuất vụ mùa tại các tỉnh phía Bắc cuối tháng 8/2024. Ảnh:Trung Quân.

Phương châm “xanh nhà hơn già đồng”

Theo khảo sát của Bộ NN-PTNT trước dịp nghỉ lễ 2/9, lúa vụ mùa sinh trưởng, phát triển tương đối tốt. Những diện tích cấy sớm (trước 10/7) trong giai đoạn làm đòng, dự báo sẽ trỗ bông trong giai đoạn từ ngày 5 – 15/9. Đây cũng là thời điểm trùng với bão số 3 đi vào nước ta.

Dự báo tới 10h ngày 5/9, vị trí tâm bão số 3 cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 470km về phía đông. 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15 – 20km và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.

Trước tình hình này, Cục Trồng trọt chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại. Đặc biệt là sự bùng phát của sâu bệnh hại như rầy nâu, sâu đục thân, bệnh bạc lá… sau bão để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra.

Năm nay do ảnh hưởng của các đợt mưa kéo dài trong tháng 7, đầu tháng 8 nên nhiều diện tích lúa ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng, phải gieo cấy lại. Điều này khiến lúa mùa phân thành nhiều trà. Việc bám sát đồng ruộng vì thế càng trở nên quan trọng.

Với vùng rau màu, chuyên màu, Cục Trồng trọt khuyến cáo khơi thông, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng. Sau khi nước rút cần vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm vi lượng… cho cây nhanh phục hồi.

Khi đất khô ráo cần xới vun kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK…; chuẩn bị đủ lượng và chủng loại hạt giống rau để sẵn sàng gieo trồng lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau.

Đồng thời, lập phương án ứng phó với mưa lũ lớn, huy động tối đa mọi phương tiện để bơm cưỡng bức kết hợp với tháo nước nhanh khi triều xuống, ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập úng nặng.

Khẩn trương chỉ đạo tiêu nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng; khoanh vùng có nguy cơ mưa lũ lớn, lũ quét để có các phương án xử lý nhanh; huy động các lực lượng khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu, kiểm tra tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu đảm bảo tiêu nước nhanh gọn cho các vùng có nguy cơ ngập úng.

Với diện tích lúa đã đến thời kỳ thu hoạch, các tỉnh, thành phố tập trung máy móc thiết bị và con người nhanh chóng thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra.

Bão số 3 đang tiến sát đảo Hải Nam (Trung Quốc). Ảnh:TTKTTV.

Lưu ý kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả sau mưa bão

Trên cây ăn quả, Cục Trồng trọt đề nghị đối với những diện tích đã đến thời kỳ thu hoạch thì tập trung thu hoạch sớm. Đối với cây đang mang quả chưa đến thời kỳ thu hoạch, cần chủ động tỉa bỏ bớt trái trên chùm, tránh va đập gây hư hỏng hoặc rụng trái.

Ngoài ra, cắt tỉa bớt để cây thông thoáng (quả, cành vượt, cành đan chéo nhau), cắt bỏ phần ngọn để hạn chế chiều cao của thân chính nhằm giảm thiểu việc tạo lực cản lớn khi gặp gió mạnh làm cây dễ bị gãy, đổ; chằng néo thân cây hoặc cành lớn theo 3 hướng để hạn chế đổ ngã. Người dân cần kết hợp xẻ mương, rãnh tiêu thoát nước, tránh gây ngập úng cục bộ vườn cây.

Sau bão, địa phương phải lập phương án đối với vườn cây ngập úng, trong đó khẩn trương đào rãnh, khơi thông dòng chảy, bơm hút nước ra khỏi líp, hố và vườn cây.

Đối với những vườn cây đã rút nước cần tập trung xới nhẹ, phá váng lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, khắc phục tổn thương và tái sinh rễ mới. Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển thì phun bổ sung phân bón lá có chứa sắt, canxi, đồng, kẽm… để tránh hiện tượng nứt, rụng quả.

Cần theo dõi thường xuyên vườn cây, đặc biệt là cây bị long gốc để kịp thời phát hiện bệnh rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Cây bị long gốc cần dậm chặt, vun gốc, sau đó có thể tưới thuốc trừ nấm hoặc các chế phẩm sinh học đối kháng nấm hại bằng loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, nồng độ và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Khi bộ rễ cây đã phục hồi mới tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng, phun phân bón lá (hạn chế sử dung phân bón hóa học) để tăng khả năng phục hồi của cây.

Với những diện tích bị ảnh hưởng bởi mưa, bão, địa phương cần sớm rà soát diện tích cây trồng bị thiệt hại, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân vùng bị thiệt hại khôi phục sản xuất. Cùng với đó, phân công cán bộ kỹ thuật theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời và xử lý nhanh trước những ảnh hưởng xấu của thời tiết, dịch hại gây ra.

Lúa bị úng ngập sau bão tại tỉnh Thanh Hóa. Ảnh:Quốc Toản.

Gia cố các vườn hồ tiêu, cao su

Với cây công nghiệp, người dân cần cắt tỉa để cây thông thoáng; cắt bỏ phần ngọn để hạn chế chiều cao của thân chính nhằm giảm thiểu việc tạo lực cản lớn khi gặp gió mạnh làm cây dễ bị gãy, đổ.

Chằng néo thân cây hoặc cành lớn theo 3 hướng để hạn chế đổ ngã. Đặc biệt với cây cao su cần xẻ mương thoát để tăng tiêu thoát nước, tránh gây ngập úng cục bộ trong vườn.

Sau bão, với những vườn hồ tiêu, cao su đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cần tiến hành phân loại. Với diện tích có cây bị nghiêng do gió bão, tiến hành dựng lại và chống bằng cọc gỗ hoặc tre, dây thừng, bồi đắp thêm đất vào gốc cây và lèn chặt, kết hợp đào rãnh thoát nước cho vườn.

Đối với cây gãy cành, tiến hành cưa vát 30 độ bỏ cành gãy, bôi vaseline hoặc nước vôi pha loãng lên vết cắt. Cây cao su gãy thân ở độ cao trên 2,0 – 2,5m tiến hành cưa phía dưới vết gãy, xử lý vết cắt như trên.

Nếu vườn cây cao su bị gãy ngọn hoặc gãy thân cách mặt đất trên 1m, tiến hành cưa nghiêng (45 độ) dưới vết gãy khoảng 20cm, sau đó bôi mỡ vaselin trên bề mặt của vết cắt để ngăn nấm bệnh gây hại.

Đối với vườn cây cao su kiến thiết cơ bản tuổi 1 đến 3 bị đổ gãy, cần trồng dặm bằng cây cao su có nhiều tầng lá. Chú ý phòng trừ bệnh héo đen đầu lá cao su sau bão.

Trong trường hợp vườn cao su đang kinh doanh, nếu bị nghiêng trên 20 độ do ảnh hưởng của bão cần tiến hành cắt bớt lá, dựng lại và chống bằng cọc gỗ hoặc tre, dây thừng, bồi đắp thêm đất vào gốc và lèn chặt. Lưu ý biện pháp này cần triển khai sớm bởi khi đất đã khô sẽ khó dựng lại và cây dễ bị chết.

Cao su là cây công nghiệp rất dễ bị thiệt hại nặng do bão.

Tạm ngừng khai thác, tập trung chăm sóc phục hồi vườn cây, căn cứ tình hình sinh trưởng của cây cần bón phân bổ sung hoặc phun phân qua lá để cây phục hồi sinh trưởng, khi cây phát triển ổn định trở lại tiếp tục tiến hành khai thác mủ.

Nếu cây cao su bị nghiêng nhẹ, nứt vỏ thì tiến hành chăm sóc bình thường. Với những cây sau một thời gian bị rụng lá toàn bộ có thể cưa dưới đoạn thân chết để cây nảy chồi, tiếp tục khai thác những năm sau.

Đối với vườn cao su kinh doanh có dưới 40% số cây bị gãy đổ ngang thân (vanh thân trên 12cm) ở độ cao dưới 2 – 2,5m, tiến hành cưa sát mặt đất 8 đến 12cm để tạo thân mới; cây có vanh thân dưới 12cm cưa dưới vết gãy và bôi vaseline hoặc nước vôi pha loãng lên vết cắt để cây phục hồi.

Đối với diện tích cao su có từ 40 đến 70% số cây gãy đổ ngang thân cách mặt đất dưới 2 – 2,5m thì khôi phục vườn cây hoặc thanh lý để trồng lại cao su hoặc chuyển sang cây trồng khác. Diện tích cao su có trên 70% số cây gãy đổ ngang thân cách mặt đất dưới 2 – 2,5m cần thanh lý để trồng lại cao su hoặc chuyển cây trồng khác.

Riêng cây hồ tiêu chỉ tiến hành phá váng khi đất tương đối khô để tránh lây lan bệnh chết nhanh, chết chậm; tiến hành tỉa cây che bóng, tránh việc để cây che bóng quá rậm rạp trong mùa mưa.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây