10:43:49 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Cận cảnh một nơi ở Sóc Trăng đang nuôi 5.000 con động vật nguồn gốc hoang dã, hễ nghe tên là nổi da gà

Trang trại nuôi 5.000 con rắn hổ mang giúp anh Phan Thanh Bình ở xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tham quan trang trại nuôi rắn hổ mang của anh Phan Thanh Bình ở xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), phóng viên không khỏi ngỡ ngàng với quy mô, số lượng rắn lên đến 5.000 con và được nuôi dưỡng ở 4 khu nuôi riêng biệt để dễ quản lý và chăm sóc.

Anh Phan Thanh Bình (xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) đang kiểm tra trọng lượng rắn hổ mang-loại vật nuôi có nguồn gốc là động vật hoang dã. Ảnh: Phương Anh.

Chia sẻ về cơ duyên đến với loài bò sát không chân, anh Bình cho biết vào năm 2015, tình cờ biết được nuôi rắn hổ mang cho thu nhập cao, anh tìm hiểu rồi quyết định thực hiện mô hình.

Sau khi được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng cấp giấy phép, anh Bình mua 70 con rắn giống ở tỉnh Vĩnh Long đem về nuôi.

Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nuôi nên rắn chết khá nhiều. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân anh Bình đã thuần phục được loài vật nuôi nguy hiểm.

Sau gần 10 năm nuôi, đến nay anh Bình sở hữu đàn rắn lên đến 5.000 con.

Trong đó hơn 1.000 rắn bố mẹ và duy trì 2.000 – 3.000 con rắn thương phẩm để cung cấp ra thị trường.

Mỗi con rắn hổ mang thương phẩm đều được nuôi nhốt riêng theo từng hộc để phát triển đồng đều. Ảnh: Phương Anh.

Theo anh Bình, muốn nuôi rắn hổ mang phải đăng ký và được cơ quan chức năng cấp phép.
Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho người nuôi và mọi người xung quanh, chuồng nuôi rắn phải xây đạt chuẩn theo quy định.

“Rắn hổ mang rất nguy hiểm. Vì vậy, trại nuôi rắn được xây dựng biệt lập với các hộ dân lân cận.

Mỗi khu đều được xây dựng kiên cố bằng bê tông, có cửa khóa chắc chắn. Rắn giống nuôi trong chuồng, rắn bố mẹ, thương phẩm nuôi trong hộc.

Mỗi hộc chiều ngang 40 cm, sâu 1m và phủ 1 lớp đất dày khoảng 5cm. Các hộc được che chắn rất kỹ bằng lưới sắt mắt nhỏ”, anh Bình chia sẻ.

Theo anh Bình, dù là loài vật nguy hiểm nhưng rắn hổ mang lại dễ nuôi, ít công chăm sóc. Cứ 5 ngày cho rắn ăn một lần bằng thịt vịt con.

Chuồng trại nuôi rắn hổ mang được thiết kế cẩn thận. Theo anh Bình, rắn hổ mang là loài vật nuôi nguy hiểm, vốn là động vật hoang dã nên khi nuôi cần có sự am hiểu kĩ về quy trình chăm sóc cũng như phải có sự đồng ý của cơ quan chức năng. Ảnh: Phương Anh.

Rắn hổ mang nuôi khoảng 15 – 17 tháng, trọng lượng từ 2 – 3 kg/con thì có thể xuất bán. Riêng rắn sinh sản chỉ đẻ 1 lần/năm vào tháng 10, mỗi con đẻ 20 – 30 trứng/lần và trứng được ấp nở đạt tỉ lệ trên 97%. Sau khi trứng nở, rắn con được nuôi khoảng 2 tháng thì bán làm con giống.

Hiện rắn hổ mang thương phẩm có giá 700.000 – 750.000 đồng/kg, rắn giống từ 100.000 – 300.000 đồng/con. Trung bình mỗi tháng anh Bình xuất bán từ 300 – 500kg rắn hổ mang thương phẩm. Sau khi trừ chi phí, anh thu lãi vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Anh Bình cho biết thêm, mặc dù là mô hình lí tưởng cho lợi nhuận kinh tế cao, tuy nhiên chi phí để nuôi loài bò sát này cũng tương đối lớn.

Ngoài ra rắn hổ mang là loài vật nuôi nguy hiểm, vốn là động vật hoang dã nên khi nuôi cần có sự am hiểu kĩ về quy trình chăm sóc cũng như phải có sự đồng ý của cơ quan chức năng khi có nhu cầu phát triển mô hình.

Phương Anh (Báo Lao Động)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây