20:45:09 23/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Các địa phương chủ động phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi

Tại tỉnh Quảng Bình, thời tiết nắng mưa xen kẽ thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh như: khô vằn, lép hạt, sâu cuốn lá nhỏ và chuột di cư… gây hại lúa vụ Hè Thu.

Máy bay nông nghiệp giúp nông dân kịp thời xử lý sâu bệnh, bảo vệ mùa màng hiệu quả. Ảnh minh họa: Lê Sen/TTXVN

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình yêu cầu các địa phương, cơ quan chuyên môn tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp, chủ động phòng trừ dịch hại, đảm bảo an toàn cho sản xuất lúa vụ Hè Thu.

Theo đó, các đơn vị, địa phương đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, cảnh báo về tình hình thời tiết cực đoan và các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây lúa từ nay đến cuối vụ cho người dân biết, chủ động thực hiện giải pháp ứng phó, phòng trừ kịp thời, hiệu quả; thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn việc buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Bên cạnh đó, các địa phương chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn.

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cũng khuyến cáo, đối với việc chăm sóc cây lúa giai đoạn đòng, trổ, chín là khuyến khích sử dụng các loại phân bón lá như: kali humat, siêu kali, seamel Flo,… giúp lúa trổ nhanh, trổ thoát, tăng tỷ lệ hạt chắc và cứng cây, tăng sức đề kháng sâu bệnh, hạn chế đổ ngã.

Vào những ngày nắng nóng, lúa đang giai đoạn trổ bông, phơi màu, ở những chân ruộng có điều kiện cần giữ nước cao trong ruộng lúa từ 10 – 15 cm nhằm hạn chế tỉ lệ hạt lép và thoái hóa đầu bông. Trước khi thu hoạch lúa từ 7 – 10 ngày cần rút nước để mặt ruộng khô ráo, giúp chặt đất, hạn chế lúa đổ ngã và thuận tiện cho việc thu hoạch.

Ngoài ra, các địa phương cần kiểm tra, tu sửa đê bao, bờ bao; bố trí nhân lực, chuẩn bị vật lực để đấu úng kịp thời khi xuất hiện các trận mưa lớn gây ngập úng và bó dựng lúa khi có lốc xoáy gây đổ ngã.

Vụ Hè Thu 2024, toàn tỉnh Quảng Bình gieo cấy gần 15.520 ha lúa. Tính đến ngày cuối tháng 7/2024, diện tích lúa đã trổ là trên 7.000 ha.

Trong khi đó, trước nguy cơ cao lây lan dịch tả lợn châu Phi, tỉnh Quảng Trị đang quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị đã yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn trái phép chưa rõ nguồn gốc.

Phun khử trùng phòng chống các bệnh trên động vật. Ảnh minh họa: TTXVN phát

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh hướng dẫn đôn đốc các địa phương triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dịch; tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; đặc biệt phải chú trọng việc kiểm tra lâm sàng lợn trước và sau giết mổ nhằm phát hiện sớm lợn mắc bệnh để kịp thời xử lý, tránh làm lây lan bệnh; bố trí nhân lực, vật tư phương tiện để hướng dẫn các địa phương tiêm phòng vaccine phòng bệnh; tổ chức sản xuất và phối hợp với các đơn vị cung ứng con giống đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cũng yêu cầu các địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh; coi nhiệm vụ phòng, chống khống chế bệnh là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; khuyến cáo người dân tiêm phòng vaccine cho đàn lợn; tổ chức tiêm phòng vaccine phải đồng bộ, cùng thời điểm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Các địa phương quản lý các hộ có kinh doanh, giết mổ trên địa bàn, cam kết không mua bán vận chuyển động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch; hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi bằng hóa chất, vôi bột.

Đối với tỉnh Cao Bằng, năm nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu, sâu bệnh gây hại. Hiện nay, có trên 163 ha lúa xuân bị nhiễm ốc bươu vàng, rầy nâu, rầy lưng trắng; gần 163 ha ngô bị sâu keo mùa thu, bệnh khô vằn.

Đặc biệt năm nay, sự xuất hiện trở lại dịch châu chấu tre với mật độ khá lớn đã làm 571,2 ha cây trồng bị nhiễm bệnh. Mưa lũ lớn làm cho hơn 61,3 ha lúa bị cuốn trôi, bồi lấp, ngập nước; 1.814 ha hoa màu, rau màu bị thiệt hại; hơn 333 ha cây trồng hằng năm, 32 ha cây trồng lâu năm bị đổ, gãy, sạt lở, vùi lấp 105 con gia súc, vật nuôi bị chết, cuốn trôi và nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị tràn bờ, mất trắng…

Về chăn nuôi, tỉnh Cao Bằng tiếp tục phát sinh các loại dịch bệnh như: bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, bệnh Newcastle, lepto và các dịch bệnh khác.

Hộ gia đình tự phun thuốc tiêu độc khử trùng. Ảnh tư liệu: Đặng Tuấn/TTXVN

Đặc biệt, dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát sinh 8 ổ dịch mới và phát sinh rải rác tại các địa bàn đã làm mắc và tiêu hủy 315 con lợn, trọng lượng hơn 12 tấn của 45 hộ chăn nuôi tại 21 thôn, xóm thuộc 11 xã của 6 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hòa An, Quảng Hòa, Hà Quảng, Trùng Khánh. Để khống chế, kiểm soát các dịch bệnh phát sinh lây lan, toàn tỉnh tiêm gần 670.000 liều vắc xin các loại.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Đoàn Thị Thuấn khuyến cáo, hiện nay, nông dân các địa phương đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Xuân, chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ Hè Thu. Người dân cần tranh thủ thời tiết thuận lợi huy động lực lượng lao động, phương tiện khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn những diện tích lúa đã chín để tránh thiệt hại do mưa, lũ.

Cùng với đó, tỉnh tập trung gieo trồng, đảm bảo thời vụ, tiến độ sản xuất vụ đông; chủ động chuyển đổi những diện tích lúa thường xuyên bị ngập úng hay hạn hán sang cây trồng khác phù hợp với điều kiện thời tiết và tình hình của địa phương; tích cực chăm sóc, bón phân cân đối, phát hiện sớm sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh bạc lá…

Về phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, các địa phương cần chủ động tổ chức, thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và phun khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi; tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, nhất là khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng vaccine theo quy trình; đồng thời, tái đàn, tăng đàn theo hướng bền vững; vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi…

Tá Chuyên – Nguyên Lý – Quốc Đạt

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây