Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Bùng nổ xuất khẩu rau quả: [Bài 11] Để trái cây Việt ‘tung cánh’ toàn cầu

Tăng mạnh giá trị xuất khẩu tại các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… nhưng nông sản Việt cần tiếp tục nâng cao chất lượng.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục BVTV. Ảnh:Bảo Thắng.

Khai thác hết dư địa của sản phẩm “tỷ đô”

Hồi tháng 6/2024, Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã nhóm họp tại Hà Nội, nhằm thúc đẩy việc ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với 2 sản phẩm là trái dừa tươi và sầu riêng đông lạnh của Việt Nam. Đây đều là những mặt hàng có nhu cầu lớn ở thị trường tỷ dân.

Trong nhóm các sản phẩm được Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) mở cửa thị trường, dừa tươi và sầu riêng đông lạnh luôn chiếm vị trí ưu tiên. Thống kê sơ bộ trong năm 2024 cho thấy, khi chưa có nghị định thư, xuất khẩu dừa mang về khoảng 1 tỷ USD, còn sầu riêng được dự báo 3,5 tỷ USD. Nếu có thêm nghị định thư, ngành hàng rau quả có thể thêm 500 triệu USD mỗi năm.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục BVTV đánh giá, tỷ trọng xuất khẩu của sầu riêng (cả tươi và đông lạnh) hay sắp tới là dừa tươi sẽ chiếm rất lớn, bởi dự báo cả năm 2024, ngành hàng rau quả xuất khẩu khoảng 7 tỷ USD. Việc ưu tiên những sản phẩm có giá trị kinh tế, góp phần cải thiện sinh kế và đảm bảo cán cân thương mại, luôn là nhiệm vụ được Cục quan tâm.

“Xuất khẩu chính ngạch sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc không những giúp Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm mà còn tạo động lực cho doanh nghiệp, người dân phát triển công nghệ chế biến, bảo quản”, ông Hiếu nói.

Theo lãnh đạo Cục BVTV, với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm cộng với việc người dân liên tục mở rộng diện tích trồng, sầu riêng đông lạnh sẽ giúp “cởi nút thắt” về thị trường. Cụ thể, những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp (thường được gọi là hàng loại 1) được xuất dưới dạng tươi, còn lại sẽ chế biến để cấp đông, giúp kéo dài thời vụ, đồng thời có thể đưa trái cây “tỷ đô” vươn cao, bay xa đến những nước cách xa Việt Nam.

Hiện Cục BVTV phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc và kỳ vọng hai bên sẽ hoàn tất việc nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh trong năm 2024.

Hiện Việt Nam mới chỉ được xuất khẩu trái sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc. Ảnh:Bảo Thắng.

Xuất khẩu sầu riêng bắt đầu sự tăng trưởng mạnh từ cuối năm 2022, khi Việt Nam ký nghị định thư với Trung Quốc. Bước sang năm 2023, nhờ kim ngạch xuất khẩu 2,3 tỷ USD của loại trái cây này, ngành hàng rau quả lần đầu tiên vượt ngưỡng 5 tỷ USD. Bước sang năm 2024, sầu riêng chưa hề hạ nhiệt, kéo theo những viễn cảnh xán lạn cho rau quả nói riêng và toàn ngành nông nghiệp nói chung.

Không hề quá khi nói rằng, sự bùng nổ xuất khẩu trái cây thời gian qua có đóng góp không nhỏ của sầu riêng. Tuy nhiên, để duy trì và xuất khẩu bền vững, Phó cục trưởng Nguyễn Quang Hiếu cho rằng cần phải nâng cao chất lượng thay vì mở rộng diện tích, đẩy mạnh liên kết tránh sản xuất manh mún, đồng thời tăng cường tập huấn, nâng cao nhận thức cho những đối tượng sản xuất trực tiếp.

“Thời gian qua, Cục BVTV đã đẩy mạnh phân cấp quản lý về cho địa phương, trong đó có mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Chúng tôi coi địa phương như những cánh tay nối dài, hiểu chắc, nắm rõ từng ngành hàng, cũng như phát huy hết dư địa của các sản phẩm có giá trị kinh tế cao”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Không để trống thị trường EU

Cục Chất lượng – Chế biến và Phát triển thị trường thống kê, trong nửa đầu năm 2024, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là những thị trường dẫn đầu về xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Mức tăng của các thị trường này dao động từ 20-60% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong số này, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cả về tổng giá trị lẫn tốc độ tăng trưởng. Hiện Việt Nam xuất khẩu chính ngạch hơn 10 loại trái cây vào thị trường Trung Quốc, gồm: dưa hấu, măng cụt, sầu riêng, chuối tươi, khoai lang, thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít.

Không chỉ riêng quốc gia láng giềng, rau quả Việt Nam còn đạt sức bật đáng kể ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Chỉ riêng Hàn Quốc, quốc gia này đã nhập khẩu hơn 180 triệu USD rau quả trong 6 tháng đầu năm, tăng gần 60% so cùng kỳ. Thị trường Hoa Kỳ cũng đạt trên 150 triệu USD, tăng hơn 30%.

Chế biến vải thiều để xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản. Ảnh:Bảo Thắng.

Dù có những tín hiệu tích cực từ các quốc gia lân cận, ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhìn nhận, rau quả Việt Nam cần tiếp tục chinh phục thị trường EU.

Lý giải điều này, lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, EU luôn là thị trường đưa ra nhiều tiêu chuẩn nhất, đặc biệt là vấn đề dư lượng (MRL) thuốc BVTV trên sản phẩm. Ngoài ra, còn là các tiêu chuẩn, quy chuẩn về dư lượng kim loại nặng, chỉ tiêu vi sinh vật, các quy định về sức khỏe thực vật và kiểm dịch thực vật, các chất lây nhiễm, quy cách đóng gói, nhãn mác, dán QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

“Có một chi tiết cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang EU là yêu cầu tiêu chuẩn của người mua thường cao hơn so với quy định luật pháp của EU”, ông Nam nhấn mạnh và thông tin thêm, rằng mức MRL thường cao hơn từ 30-100%. Do đó, để bán được sản phẩm ở châu Âu, doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm sẽ bán ở quốc gia nào, người mua là ai và những yêu cầu bổ sung là gì để thực hiện.

Người mua châu Âu thường có những yêu cầu cụ thể, tùy thuộc vào kênh bán hàng và phân khúc sản phẩm của họ. Các yêu cầu phổ biến của người mua bao gồm chứng nhận HACCP, chứng nhận GlobalGAP, cũng như các chứng nhận đảm bảo sản phẩm đã tuân thủ những yêu cầu về xã hội, môi trường.

“Người châu Âu không chỉ sử dụng các giác quan khi thưởng thức trái cây, mà còn muốn biết quả xoài trồng ở Việt Nam có được canh tác theo hướng bền vững hay không, có sử dụng lao động trẻ em trong chuỗi canh tác không. Nếu chứng minh được, nông sản Việt sẽ khẳng định được vị thế”, Phó giám đốc Ngô Xuân Nam bày tỏ.

Qua quá trình đàm phán về những nội dung, quy định SPS trong Hiệp định EVFTA, Văn phòng SPS Việt Nam nhận thấy, ngoài GlobalGAP, một số hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khác cũng có thể được các nước EU yêu cầu. Ví dụ, hầu như tất cả người tiêu dùng tại Tây Bắc châu Âu (bao gồm cả Vương quốc Anh) sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu tuân thủ Tiêu chuẩn toàn cầu BRC – một tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Trong khi tại nước Đức, tiêu chuẩn phổ biến nhất về thực phẩm lại là IFS.

Luật pháp của EU đề ra những tiêu chuẩn tiếp thị cụ thể và phổ quát cho tất cả các loại rau quả, bao gồm số lượng tối thiểu và độ chín tối thiểu trong lô hàng. Thậm chí khối này còn quy định rõ tiêu chuẩn tiếp thị với những sản phẩm như táo, quả có múi, quả kiwi, rau diếp, đào và cam, lê, dâu tây, ớt ngọt, nho và cà chua. Các sản phẩm này phải có giấy chứng nhận hợp quy đi kèm với mỗi lô hàng.

Vừa qua, Việt Nam mở cửa thành công thị trường Hàn Quốc cho sản phẩm bưởi. Đây là loại quả tươi thứ 3 của nước ta được phép nhập khẩu vào xứ kim chi, sau thanh long và xoài. Trước đó, vào tháng 8/2023, Cục Kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ (APHIS) cũng thông báo về việc nước này đồng ý mở cửa thị trường với quả dừa sọ (dừa đã bóc lớp vỏ và lớp xơ) của Việt Nam.

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây