21:52:40 16/09/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Mục lục

    Nhờ triển khai nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng tạo động lực tăng trưởng, chú trọng thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Dương tiếp tục là sự chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới.

    Sản xuất động cơ điện tại Công ty TNHH Bonfiglioli Việt Nam (vốn đầu tư Italia) ở Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, tỉnh Bình Dương.

    Đổi mới trong thu hút đầu tư, củng cố và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là một trong những chương trình đột phá và các nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra đang phát huy hiệu quả.

    Chất và lượng đều tăng

    Tỉnh Bình Dương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nên những động lực mới góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng thu hút đầu tư. Thời gian qua, đã có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn chọn lựa đầu tư vào Bình Dương.

    Tháng 5/2024, Công ty trách nhiệm hữu hạn Pandora Production Việt Nam, thuộc Tập đoàn Pandora của Đan Mạch, đã khởi công xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore III (VSIP III) ở tỉnh Bình Dương với vốn đầu tư 150 triệu USD. Pandora là một trong những thương hiệu trang sức lớn nhất thế giới chuyên thiết kế, sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm trang sức làm thủ công từ nguyên liệu chế tác cao cấp.

    Tại Bình Dương, nhà máy của Pandora xây dựng theo tiêu chuẩn LEED Gold, là chứng nhận hàng đầu về công trình xanh và sử dụng hoàn toàn 100% năng lượng tái tạo để sản xuất sản phẩm trang sức. Trước dự án của Tập đoàn Pandora, tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore III, trong năm 2024, Tập đoàn Lego (Đan Mạch) sẽ đưa nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn một tỷ USD sản xuất đồ chơi mang tính giáo dục và an toàn vào hoạt động.

    Được thiết kế để trở thành nhà máy bền vững nhất của Tập đoàn Lego, nhà máy Công ty Lego Manufacturing Việt Nam được lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái và một trang trại điện mặt trời được xây dựng trên khu đất lân cận. Năng lượng từ hai nguồn này sẽ đáp ứng tổng nhu cầu năng lượng hằng năm cho nhà máy. Theo Tập đoàn Lego, nhà máy sẽ sử dụng những thiết bị sản xuất tiết kiệm năng lượng tiên tiến nhất; đồng thời, các tòa nhà và quy trình sản xuất được thiết kế để giảm tới mức thấp nhất việc sử dụng năng lượng.

    Trong bảy tháng đầu năm 2024, tỉnh Bình Dương thu hút gần 1,1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; tính chung đến nay, toàn tỉnh thu hút 4.342 dự án từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 40,9 tỷ USD. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, đổi mới thu hút đầu tư, tỉnh không ngừng nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và thực hiện chuyển đổi xanh nền kinh tế.

    Sự có mặt của Tập đoàn Lego, Tập đoàn Pandora tại Bình Dương là một trong những minh chứng sinh động, rõ ràng về sự lựa chọn và hướng đi đúng đắn của tỉnh Bình Dương trong việc chuyển đổi mô hình, đổi mới thu hút đầu tư và đã nhận được sự tin tưởng, chọn làm “điểm đến” của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

    Thời gian qua, vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp ở Bình Dương chủ yếu đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung theo hướng công nghiệp sạch, ưu tiên các ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao. Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, trong bảy tháng đầu năm 2024, đã có 724,5 triệu USD đầu tư vào các khu công nghiệp, nâng nguồn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp hiện nay lên 2.468 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 29,9 tỷ USD, chiếm gần 73,2% tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh.

    Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bình Dương có 33 khu công nghiệp với tổng diện tích 14.790 ha. Hiện tỉnh có 28 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích 11.963 ha và Khu công nghiệp Cây Trường đang triển khai xây dựng. Đổi mới thu hút đầu tư, việc phát triển các khu công nghiệp hiện nay đang được tỉnh Bình Dương chú trọng thiết kế để tích hợp công nghệ thông minh, từ việc sử dụng năng lượng tái tạo, nước, xử lý chất thải, đến quản lý giao thông và an ninh nhằm mang lại sự an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả cho doanh nghiệp và người lao động.

    Giải pháp thu hút đầu tư bền vững

    Vốn đầu tư nước ngoài tác động tích cực, bảo đảm cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo đúng định hướng với công nghiệp, thương mại và dịch vụ chiếm chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, góp phần tăng năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của địa phương. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp phần kết nối với doanh nghiệp đầu tư trong nước, chú trọng các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, sản xuất sản phẩm có khả năng cạnh tranh lớn, góp phần đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên phụ liệu sản xuất cho doanh nghiệp trong nước cũng như tạo giá trị xuất siêu cao…

    Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, các sự kiện quan trọng nhằm xúc tiến đầu tư với các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Italia… Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phạm Trọng Nhân cho biết: Hiện nay, chính sách kêu gọi đầu tư của Bình Dương đã có sự chuyển hướng sang thu hút đầu tư chọn lọc các doanh nghiệp có công nghệ và giá trị gia tăng cao, có mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước và có đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại địa phương.

    Trong thu hút đầu tư, tỉnh lựa chọn, ưu tiên nhà đầu tư có tầm nhìn, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường để tạo nên sự hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội và tăng trưởng xanh, góp phần xây dựng thành phố thông minh Bình Dương vươn tầm quốc tế.

    Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng cho biết: Đổi mới thu hút đầu tư, củng cố và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là một trong những chương trình đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 11 đã đề ra.

    Phát huy kết quả đạt được trong thực hiện nghị quyết, tỉnh đã và đang tích cực phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khoa học-công nghệ, xây dựng các khu công nghiệp, đô thị xanh, thông minh, bền vững, tiến tới kiến tạo các khu công nghiệp gắn liền với khoa học và công nghệ để thu hút các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao.

    Xác định phát triển công nghiệp bền vững là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển, tỉnh Bình Dương định hướng chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống sang mô hình khu công nghiệp thông minh-sinh thái; tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao.

    Tỉnh luôn chú trọng công tác thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong ngành công nghiệp, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, bảo đảm các yếu tố môi trường bền vững… Đây là nền tảng quan trọng tiếp tục tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn tại tỉnh nhằm đón làn sóng đầu tư nước ngoài thế hệ mới ngày càng hiệu quả hơn.

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây