Sau khi thành lập, tổ công nghệ số cộng đồng thôn đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, trợ giúp người dân sử dụng công nghệ số như thực hiện dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử shopee, facebook, zalo, mở tài khoản thanh toán điện tử; hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số, công nghệ số để đăng ảnh, quảng bá sản phẩm, tạo gian hàng, nhận đơn, đóng gói sản phẩm…
Trong thôn đã hình thành cách giao tiếp thông minh bằng việc thiết lập 40 nhóm zalo để tuyên truyền, trao đổi về các vấn đề liên quan đến KT-XH và tiếp nhận phản ánh của nhân dân. Mọi hoạt động của thôn đều được điều hành trên nhóm thông tin của cấp ủy và kết nối với nhóm zalo của các ngõ xóm. Vì thế, tất cả các hộ dân đều được tiếp cận với thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện. Thông qua đó, họ có thể trao đổi các vấn đề liên quan đến KT-XH của thôn, những vấn đề dân sinh bức xúc; cán bộ lãnh đạo thôn có thể tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng ng như tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh của cá nhân, tổ chức trên địa bàn thôn.
Một số cơ sở sản xuất kinh doanh như Tố Tâm, Phùng Hơn, Lê Ngọc Bảo, Lê Quỳnh Hương…đã thực hiện quảng bá, tiếp thị và bán hàng trên các trang mạng xã hội…Thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng, nhân dân trong thôn còn được tuyên truyền, hướng dẫn, cài đặt các ứng dụng di động như sổ sức khỏe điện tử, VssID, ihanoi…Đến nay, toàn thôn 5.261/ 5.261 người có hồ sơ sức khỏe điện tử, phần mềm y tế, đạt 100%.
Về nông nghiệp thông minh, trên địa bàn thôn có 5 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản (rau, cá, sản phẩm chế biến từ nông sản,…) trong đó có 2 cơ sở đã sử dụng các giải pháp truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm hàng hóa QR code, mã vạch. Các cơ sở sản xuất đã từng bước áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình hữu cơ, Vietgap, an toàn sinh học…để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thị trường; từ đó nâng cao giá trị và giúp thu nhập của xã đạt 80,6 triệu đồng/người/năm.
Tương tự xã Sơn Đà trên cơ sở bộ tiêu chí và hướng dẫn xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu đã chọn thôn Yên Thịnh để xây dựng mô hình thôn thông minh. Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Yên Thịnh gồm 9 thành viên sau khi được tập huấn, đào tạo đã tổ chức tuyên truyền, đi tới từng hộ để hướng dẫn, trợ giúp sử dụng công nghệ số. Người dân tải, cài đặt, sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số như cài đặt định điện tử VnED thanh toán hóa đơn tiền điện, phí sử dụng mạng internet, cước phí điện thoại, mua hàng trên sàn thương mại điện tử…; đăng ký và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, sổ sức khỏe điện tử, các ứng dụng zalo, facebook, tik tok, trình duyệt web để giao tiếp, quảng bá và bán sản phẩm, cập nhật thông tin kinh tế -xã hội…
Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trong thôn đã biết kết nối với khách hàng để không qua các khâu trung gian, cửa hàng như kinh doanh truyền thống mà chuyển sản phẩm trực tiếp đến giúp giảm rất nhiều chi phí, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Không chỉ thế, họ còn cài đặt, sử dụng ứng dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc (mã QR code) để tăng thêm uy tín cho các đặc sản hạt sen, gạo chất lượng cao, bưởi mà mình làm ra. Nhờ đó, số lượng hàng hóa được tiêu thụ nhiều, hiệu quả kinh tế tăng 30%, góp phần giúp xã đạt thu nhập 79,3 triệu đồng/người/năm.