Mô hình áp dụng IPHM giảm được chi phí đầu vào gần 2,5 triệu đồng/ha nhưng năng suất cao hơn canh tác truyền thống, nông dân có lợi nhuận cao hơn gần 3 triệu đồng/ha.
Vụ hè thu 2024, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung (thuộc Cục Bảo vệ thực vật) phối hợp với UBND xã Nghĩa Thương (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) triển khai mô hình trình diễn áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây lúa tại thôn Vạn An (xã Nghĩa Thương). Mô hình thực hiện trên diện tích 10ha với 88 hộ dân tham gia.
Theo anh Huỳnh Văn Tấn, Trưởng phòng Kỹ thuật và Chuyển giao (Trung tâm Bảo bệ thực vật miền Trung), trong thời gian thực hiện mô hình, đơn vị đã triển khai 7 đợt tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật từ khâu làm đất, ủ giống, bón phân, quản lý sinh vật gây hại… cho bà con nông dân, đặc biệt là ở những thời điểm mẫn cảm của cây lúa.
“Bên cạnh đó, người dân cũng được phổ biến thêm một số nội dung mới của chương trình IPHM về sức khoẻ giống, sức khoẻ đất, giảm thất thoát sau thu hoạch, chuỗi liên kết sản xuất, các yêu cầu kĩ thuật trong xuất khẩu nông sản, nông nghiệp tuần hoàn… Tại các buổi tập huấn kỹ thuật, bà con đều nhiệt tình tham gia và vận dụng những kỹ thuật được truyền đạt vào đồng ruộng của mình. Nhờ vậy, đến nay mô hình đã cho thấy những kết quả tích cực, lúa sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt kỳ vọng”, anh Tấn thông tin.
Vừa qua, các đơn vị đã phối hợp tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình. Theo các hộ dân trực tiếp tham gia thực hiện, sau khi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hầu hết bà con đều nhận thấy cách canh tác lúa truyền thống trước đây còn nhiều hạn chế, hiệu quả sản xuất chưa cao và ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như chất lượng sản phẩm.
Ngoài quy trình kỹ thuật chăm sóc đúng cách, mô hình IPHM đã hạn chế được việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất. Ông Huỳnh Văn Thành, Giám đốc HTX nông nghiệp Vạn An (xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa) cho biết, theo truyền thống canh tác trước đây, cứ thấy đồng ruộng xuất hiện sâu, bệnh là người dân ngay lập tức dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ, không theo quy trình. Trong mỗi vụ sản xuất, trung bình chủ ruộng thường phun phòng từ 4 – 5 lần các loại thuốc khác nhau.
“Khi được hướng dẫn, bà con trong mô hình chỉ phun phòng trừ 2 lần với các loại thuốc đặc hiệu, ít độc hại. Trong đó, 1 lần phun thuốc trừ cỏ trước khi gieo sạ và 1 lần phun phòng bệnh đạo ôn và lem lép hạt ở giai đoạn lúa làm đòng.
Giai đoạn lúa từ lúc lúa gieo sạ đến khi làm đòng người dân rất hạn chế phun bởi lúc đó chỉ có sâu cuốn lá nhỏ, dù có gây hại nhưng không ảnh hưởng đến năng suất. Nhờ vậy đã giảm được dư lượng thuốc BVTV trên đồng ruộng, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người”, ông Thành chia sẻ.
Cũng theo ông Thành, mô hình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) còn hướng dẫn người trồng lúa giảm lượng giống gieo sạ từ 6kg/sào (sào 500m2) xuống còn 4,5 – 5kg. Qua đó vừa tiết kiệm được giống, vừa giảm được chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (giảm từ 100.000 – 150.000 đồng/sào) do lúa sạch sâu bệnh, trong khi năng suất lúa vẫn đảm bảo tương đương hoặc cao hơn đại trà nên hiệu quả sản xuất lúa của bà con tăng lên.
Qua kết quả hạch toán kinh tế cho thấy, trên cùng 1ha, canh tác lúa theo mô hình IPHM giảm được chi phí đầu vào gần 2,5 triệu đồng nhưng năng suất đạt cao hơn các ruộng canh tác truyền thống. Từ đó, nông dân có lợi nhuận cao hơn gần 3 triệu đồng/ha.
Theo ông Đào Phú Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thương, mô hình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp trên cây lúa đã chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng những biện pháp thâm canh mang tính hữu cơ, bền vững, ít mang lại yếu tố độc hại cho sức khỏe của bà con nông dân và ảnh hưởng đến môi trường. Qua theo dõi, ngành chức năng và bà con nông dân đều nhận thấy được hiệu quả và nhiều lợi ích so với tập quán sản xuất của bà con từ trước đến nay.
“Địa phương rất mong Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung sẽ nhân rộng mô hình ra các địa phương khác trong và ngoài tỉnh để nhiều bà con nông dân tiếp cận, áp dụng, cùng hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bảo vệ môi trường. Thời gian tới, chúng tôi sẽ có kiến nghị với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng NN-PTNT và UBND huyện Tư Nghĩa thực hiện một số mô hình như “1 phải 5 giảm”, cánh đồng lớn để kết hợp triển khai phương pháp IPHM trên địa bàn toàn xã”, ông Đào Phú Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thương khẳng định.
Lê Khánh
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới