-An Giang là tỉnh có diện tích đất trồng lúa lớn nhất cả nước với 230.000ha, sản lượng 4 triệu tấn/năm; 80% là lúa chất lượng cao. Phát huy lợi thế đó, Hội Nông dân tỉnh An Giang đã đẩy mạnh hỗ trợ hội viên, nông dân hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Cụ thể, các cấp hội phối hợp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho nông dân, xây dựng mô hình trình diễn để nông dân tham quan, học tập. Phối hợp doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào chất lượng, thân thiện với môi trường cho nông dân. Tổ chức hoạt động quảng bá, giới thiệu, hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản…
Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VII) về đẩy mạnh xây dựng chi – tổ hội nông dân nghề nghiệp, Hội Nông dân tỉnh liên kết DN vận động hội viên tham gia theo nguyên tắc “5 tự, 5 cùng”, tuân thủ quy định chung của hợp đồng đã ký kết.
Đến nay, toàn tỉnh có 168 chi hội nông dân nghề nghiệp, 1.172 tổ hội nông dân nghề nghiệp với gần 13.000 thành viên; thành lập 297 câu lạc bộ nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi, doanh nhân nông thôn… với trên 83.000 nông dân giỏi tham gia; góp phần thành lập, duy trì và phát triển của 1.100 tổ hợp tác, 219 hợp tác xã nông nghiệp và 2 liên hiệp hợp tác xã trong toàn tỉnh
Đặc biệt, để xây dựng chuỗi liên kết lúa gạo chất lượng cao, Hội Nông dân các cấp phối hợp vận động hơn 40 HTXNN và nhiều THT liên kết với trên 30 doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa cho nông dân, diện tích 96.000ha. Điển hình như: Công ty CP tập đoàn Lộc Trời, Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), Công ty TNHH Angimex – Kitoku, Công ty TNHH lương thực Tấn Vương, công ty Cổ phần Gentraco, Chi nhánh công ty CP Lương thực Bình Định tại An Giang,… Hoặc ký hợp đồng với từng hộ dân….
Nội dung hợp đồng tuân thủ theo hợp đồng mẫu của tỉnh, giá thu mua cao hơn giá thị trường khoảng 50đ-100đ/kg. Đối với HTXNN, THT doanh nghiệp hỗ trợ chi phí quản lý thực hiện từ 10 – 20đ/kg trên tổng sản lượng thu mua.
-UBND tỉnh An Giang đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại tỉnh An Giang. Cụ thể, sẽ phát triển 152.198ha lúa theo tiêu chuẩn lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh, giúp hình thành, phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa.
Là tổ chức chính trị – xã hội của nông dân, các cấp Hội Nông dân tỉnh An Giang tích cực tham gia vào Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trong những năm tới.
Theo đó, năm 2024, Hội Nông dân tỉnh An Giang đã lựa chọn 100 tổ hợp tác đủ điều kiện để giới thiệu tham gia thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại tỉnh An Giang. Đồng thời, chủ động phối hợp các sở, ngành đưa 26 sản phẩm nông nghiệp của các hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn; lũy kế đến nay được 2.501 sản phẩm lên sàn để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Hội Nông dân tỉnh An Giang xác định việc thực hiện đề án 1 triệu hécta lúa chuyên canh chất lượng cao là cơ hội để nông dân tỉnh An Giang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa theo hướng thân thiện với môi trường, giảm dần các vật tư đầu vào, tăng hiệu quả trong sản xuất, thúc đẩy tư duy, tập quán sản xuất của người nông dân. Đồng thời, giúp cho ngành hàng lúa gạo của An Giang được ổn định, đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh và cả nước.
Thực hiện đề án còn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển, giúp người nông dân tận dụng được các phế phẩm từ sản xuất lúa. Điển hình như, việc tận dụng khoảng 4 triệu tấn rơm, hơn 3 triệu tấn rạ và tro trấu sau thu hoạch lúa để phát triển các ngành kinh tế khác, như: Trồng nấm, làm vật dụng đồ thủ công mỹ nghệ, làm giá thể hữu cơ, sử dụng trong biogas… góp phần giảm lượng rơm rạ đốt trực tiếp tại ruộng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thời gian tới, các cấp Hội Nông dân tỉnh An Giang tiếp tục đẩy mạnh tập huấn, nâng cao nhận thức về kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị nông sản cho hội viên, nông dân nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy sản xuất của bà con, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững
Bên cạnh hoạt động hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục tuyên truyền, triển khai hiệu quả Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới…
Hội Nông dân sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức, cá nhân hỗ trợ nông dân chuyển giao khoa học – kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới vào sản xuất và tiêu thụ. Phát triển hình thức liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị; vận động hội viên, nông dân tích tụ ruộng đất, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để tổ chức sản xuất quy mô lớn.
Trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, Hội Nông dân tỉnh An Giang sẽ chú trọng hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm liên kết theo chuyên ngành, lĩnh vực. Trong đó, xem lực lượng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là nòng cốt hình thành hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nhân nông thôn, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp.
Đặc biệt, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển các hình thức kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của tỉnh; tích cực vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia vào Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trong những năm tới. Tăng cường truyền thông, quảng bá nông sản của tỉnh trên các sàn giao dịch điện tử, nhằm liên kết tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thu Hà (thực hiện)
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn