Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Ai ngờ một anh nông dân Đắk Lắk “thu phục” con động vật quái ác phá “cây tiền tỷ” chỉ bằng một thứ rẻ tiền

Từ việc quan sát tập tính sinh trưởng của loài rệp sáp-một con động vật thuộc lớp sâu bọ chuyên phá hại cây sầu riêng, anh Bùi Thanh (xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) đã sáng tạo ra cách phòng trừ rệp sáp hiệu quả trên vườn cây sầu riêng trồng theo hướng an toàn sinh học của gia đình.

Anh Thanh chia sẻ, rệp sáp là loài sâu bọ gây hại ở tất cả bộ phận của cây sầu riêng với sự cộng sinh của kiến.

Vào mùa khô, kiến sẽ mang rệp sáp xuống đất để trú ẩn và chích hút gây hại gốc, rễ cây sầu riêng. Khi mưa ẩm, con kiến lại mang rệp sáp, ấu trùng rệp sáp lên thân.

Thời điểm rệp sáp-loài động vật lớp sâu bọ này sinh sôi mạnh là giai đoạn sầu riêng bắt đầu xổ nhụy, ra trái non, kéo dài đến khi thu hoạch.

Nếu người trồng sầu riêng thiếu quan sát và phòng trừ không hiệu quả, chỉ một thời gian ngắn, rệp sáp sẽ sinh sôi nhanh chóng, phủ trắng cả quả sầu non, lá và ngọn cây.

Anh Bùi Than, nông dân trồng sầu riêng ở xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ về cách dùng băng thun y tế để phòng rệp sáp phá hại cây sầu riêng.

Không chỉ chích hút dinh dưỡng gây sầu riêng quăn lá, rụng trái non, rệp sáp còn tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng (muội đen) phát triển.

Khi nấm bồ hóng (muội đen) phát triển trên cây sầu riêng sẽ làm suy giảm chất lượng, năng suất trái sầu, giảm sức đề kháng của cây sầu riêng và ảnh hưởng nặng tới thẩm mỹ của quả sầu riêng.

Đây cũng là một trong những đối tượng dịch hại ảnh hưởng đến các mặt hàng trái cây đặc sản khi xuất khẩu chính ngạch.

Canh tác sầu riêng theo phương pháp sinh thái, an toàn nhiều năm qua, vì thế nên anh Thanh luôn trăn trở tìm cách phòng trừ rệp sáp hiệu quả mà không cần can thiệp bằng các giải pháp thuốc bảo vệ thực vật.

Qua quan sát tập tính cộng sinh của rệp sáp và con đường di chuyển của kiến, anh Thanh nghĩ đến cách tạo một hàng rào bảo vệ ngay trên thân cây.

Theo đó, anh đã dùng băng thun y tế ngâm qua thuốc tẩm màn chống muỗi rồi quấn một vài vòng trên thân cây sầu riêng.

Vị trí quấn băng thu y tế lên thân cây sầu riêng cách mặt đất khoảng 30 – 80 cm. Sau khi quấn băng y tế cho tất cả các cây trồng trong vườn, anh Thanh còn kiểm soát việc giao tán, tránh kiến di chuyển từ các cây bên ngoài vườn hoặc các con đường trung gian khác.

Định kỳ khoảng 3 tháng, anh lại dùng bình xịt nhỏ bổ sung thêm thuốc tẩm màn pha loãng theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất đưa ra vào các vị trí băng thun.

Cách làm này đã được anh Thanh áp dụng hiệu quả trên vườn sầu riêng của gia đình suốt 3 năm qua với chi phí phòng trừ rệp sáp cho một cây sầu riêng chỉ khoảng 4.000 – 5.000 đồng/năm.

Cứ sau mỗi vụ thu hoạch, anh lại gỡ toàn bộ băng thun, giặt sạch rong rêu và tái sử dụng cho niên vụ tiếp theo.

Ngoài hiệu quả trong việc phòng rệp sáp gây hại cây sầu riêng, từ khi thực hiện giải pháp quấn băng thun y tế và kiểm soát giao tán, anh Thanh còn nhận thấy lượng quả bị sóc, chuột khoét, gặm cũng giảm rõ rệt.

Theo anh Thanh, đây là giải pháp rẻ tiền, dễ thực hiện lại thân thiện với môi trường mà các nhà vườn có thể tham khảo để bảo vệ thành quả sản xuất.

Ngoài áp dụng trên cây sầu riêng, giải pháp dùng băng thu y tế phòng trừ rệp sáp cũng có thể ứng dụng cho các loại cây ăn quả, cây dài ngày khác.

Giải pháp sáng tạo này của anh Thanh nhằm chủ động ngăn ngừa rệp sáp gây hại, nhất là trong điều kiện thời tiết, khí hậu ngày càng diễn biến thất thường như hiện nay.

Đinh Nga (Báo Đắk Lắk)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây