12:30:26 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Ra cửa sông ở Cà Mau lấy sào đập nước ầm ầm, bắt loại cá đặc sản tên xấu xí này, bán 70.000 đồng/kg

Cá vồ biển (người dân địa phương quen gọi cá vồ chó) là loài cá da trơn sống khá phổ biến ở các cửa sông ở Cà Mau. Một bộ phận người dân địa phương hành nghề đánh bắt loại cá có thịt thơm ngon này để kiếm sống.

Bà Đỗ Thị Hoá (ở xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) hành nghề đánh bắt cá vồ chó đã 40 năm. Thời gian bà ở trên xuồng, trên vỏ lãi giăng câu, thả lưới bắt cá còn nhiều hơn trên bờ nên tập tính của loại cá này bà rõ mồn một.

Cá vồ chó sống khá nhiều ở các cửa sông thông ra biển của tỉnh Cà Mau.

Theo bà Hóa, cá vồ chó thường đi kiếm ăn theo bầy dọc theo các cửa sông thông ra biển. Tại các cửa sông rạch ít tàu ghe ra vào thì cá sẽ nhiều hơn.

Người dân theo đó mà thả câu, giăng lưới bắt cá vồ chó. Hiện nay sản lượng cá vồ chó không còn nhiều như trước và có nhiều người làm nghề hơn, nên giăng câu không được nhiều nữa, đa số bà con giờ đánh bắt bằng lưới.

Trên chiếc vỏ lãi của gia đình bà Hóa, lúc nào cũng có khoảng 1.000 mét lưới để bẫy cá vồ chó-cá đặc sản. Ngày trúng bà thu được 20 – 30 kg, còn ngày ít cũng kiếm được khoảng 10 kg cá vồ chó. Gia đình Bà Đỗ Thị Hoá có cuộc sống ổn định cũng nhờ nguồn thu nhập từ đánh bắt loài cá này.

“Đánh bắt cá này ngày nào cũng làm không có nghỉ ngày, lưới rách nhiều gia đình cũng đầu tư nhiều. Lưới giăng dưới sông dính gốc cây nên mau rách, khoảng 7 tháng sẽ thay 1 giàn lưới hết từ 5-6 triệu. Thu nhập ngày nào trúng được cả triệu, ít cũng kiếm được 300.000 – 400.000 đồng”, bà Hóa cho hay.

Sau khi giăng lưới, người dân vùng cửa sông ở Cà Mau dùng sào đập để cá vồ chó chạy vào lưới.

Hành nghề nhiều năm như vậy, nhưng bà Hóa và những người khác đều không biết chính xác tại sao loài cá vồ biển lại được gọi là cá vồ chó.

Họ chỉ nghe những người lớn tuổi truyền lại, trên lưng loại cá này có một số sọc vằn như màu lông con chó vện, nên có thể vì vậy người ta gọi là cá vồ chó.

Để bắt được cá vồ sống ở vùng nước mặn và lợ này, những thợ nghề vùng ven biển Cà Mau dùng loại lưới 3 màn, với mắt lưới từ 7cm trở lên.

Sau khi giăng lưới, họ sẽ dùng sào đập mạnh trên mặt nước để cá động, chạy vào lưới. Cá dính lưới thường có trọng lượng từ 0,3 – 1kg. Người dân hành nghề cũng thường liên kết 2 – 3 vỏ lãi đi đánh cùng nhau để có thể vây cá được nhiều hơn.

Người dân làm nghề đánh bắt cá vồ chó-một loại cá đặc sản trên các cửa sông ở Cà Mau có thu nhập khá cao.

Theo anh Phạm Văn Phú, ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) để bắt cá không khó nhưng theo nghề rất cực, phải đi từ sáng sớm tới xế chiều mới về. Nhiều ngày anh phải di chuyển đoạn đường 70 – 80 km, nhưng bù lại thu nhập cũng khá cao.

“Để bắt loài cá này người dân phải cho vỏ lãi đi vòng vòng, có chuyến phải đi đi rất xa. Những tháng trời mưa việc đánh bắt nhàn hơn mấy tháng nắng, sông càng gần biển cá nhiều hơn ở trong.

Giá cá tùy loại nhưng thấp cũng 30.000 – 40.000 đồng/kg, loại cá có trọng lượng lớn giá bán 60.000 – 70.000 đồng/kg. Trừ tiền xăng dầu mỗi chuyến 100.000 – 200.000 đồng, mỗi ngày người dân cũng kiếm được 400.000 – 500.000 đồng”, anh Phú cho biết.

Cá vồ chó là loại cá da trơn, thịt mềm, ngọt, thơm và ít tanh. Người dân ở đây thường chế biến món lẩu cơm mẻ, hoặc kho tương với loại cá này. Cá vồ chó sống khá phổ biến ở vùng đất Cà Mau.

Đặc biệt ở đầm Thị Tường – một điểm du lịch có tiếng của “Vùng đất cuối trời” có sản lượng cá khá lớn và được khai thác để trở thành món ăn đặc trưng, phục vụ du khách.

Trần Hiếu (VOV-ĐBSCL)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây