Giá trị sản phẩm nông nghiệp đóng góp vào GRDP củaTP.HCMkhông cao, dưới 1%. Tuy nhiên, có khoảng 50.000 hộ ở các huyện ngoại thành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuấtnông nghiệp, nông thôn.
Để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn trên địa bàn TP.HCM theo đúng định hướng của thành phố phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng phát triển bền vững, thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng là rất quan trọng.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM nói chung và Ngân hàng Agribank nói riêng đã đáp ứng tốt nhất cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Từ nay đến cuối năm là thời điểm các hộ kinh doanh, HTX, doanh nghiệp có nhu cầu nguồn vốn lớn để phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ cùng các ngân hàng thực hiện các chương trình nhằm đáp ứng nguồn vốn tối đa để các đơn vị trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng tốc, nhất là những tháng cuối năm. Cụ thể: Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp thông qua việc giải ngân gói tín dụng lâm sản, thủy sản; Thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cho vay phát triển sản phẩm OCOP; Cho vay sản xuất nguyên liệu chế biến cho xuất khẩu lương thực thực phẩm và nông lâm thủy sản.
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, dư nợ tín dụng lĩnh vực thu mua, sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng lĩnh vực này.
Bà Phạm Thị Thu Hà, Giám đốc HTX Nông nghiệp Công nghệ cao (quận Bình Tân) mong muốn được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp để tiếp tục mở rộng dự án nông nghiệp sạch
Tương tự, bà Võ Thị Bích Hạnh, chủ cơ sở sản xuất bánh tráng Thành Danh (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) cho biết, nhờ sự hỗ trợ kịp thời nguồn vốn từ ngân hàng, nên cơ sở đã có thể trang bị được máy móc hiện đại, tăng năng suất sản phẩm, mở rộng sản xuất kinh doanh.
“Ban đầu, được Agribank chi nhánh Củ Chi hỗ trợ vay vốn, chúng tôi đã đầu tư 1 tỷ đồng dây chuyền sản xuất, sau đó nâng cấp quy mô, đầu tư hệ thống sản xuất bánh tráng lên đến 8 tỷ đồng, rồi 11 tỷ đồng. Tôi mong sẽ tiếp tục được vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh”, bà Hạnh chia sẻ.
Còn ông Lâm Ngọc Tuấn, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc (TP Thủ Đức) cũng mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đẩy mạnh tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp.
“HTX đang được hưởng lãi suất ưu đãi của Agribank là 8%/năm đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đây là mức lã suất rất hợp lý với chúng tôi. Hy vọng với Nghị quyết 98, phía Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là Agribank có thể tạo thêm những khoản vay ưu đãi nhiều hơn để chúng tôi có thể tự tin đầu tư nông nghiệp công nghệ cao”, ông Tuấn kiến nghị.
Ông Hoàng Minh Ngọc, Phó Tổng giám đốcNgân hàng Agribankcho biết, Agribank hiện có những khoản vay lĩnh vực nông nghiệplãi suấtchỉ từ 2,6%/năm. Ngoài chính sách lãi suất, còn có nhiều chính sách khác như cho vay tín chấp đến 70% đối với doanh nghiệp không có tài sản theo Nghị định 55.
“Chính sách không thiếu, vấn đề là làm thế nào để giữa ngân hàng và khách hàng tiếp cận nhiều hơn. Cho vay lĩnh vực nào cũng có khó khăn, nhưng người làm kinh doanh ngân hàng phải tìm ra giải pháp để tiếp cận khách hàng nhanh nhất. Chúng tôi không thiếu vốn, có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách hàng, nhất là tại TP.HCM”, ông Hoàng Ngọc Minh Nói.
Đến nay, các tổ chức tín dụng cho vay theo Nghị định 55 của Chính phủ trên địa bàn đạt 345.581 tỷ đồng với khoảng 2 triệu khách hàng vay vốn. Trong đó, các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM có tỷ trọng cho vay chiếm 5% so với tổng dư nợ theo Nghị định này.
Đối với lĩnh vực nông lâm thủy sản cho vay theo gói tín dụng ưu đãi lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại từ 1,5 – 2% đến cuối tháng 9/2024 có doanh số trên 3.000 tỷ đồng, với 2.021 khách hàng. Riêng hệ thống Agribank trên địa bàn cho vay gói này có dư nợ đạt 961 tỷ đồng, với 1.340 lượt khách hàng giải ngân và hiện còn 371 khách hàng còn dư nợ.
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn