00:46:03 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Bình Định tìm giải pháp tiêu thụ nông sản

Ngành nông nghiệp Bình Định phát triển đa dạng, cây gì con gì cũng có, nhưng sản xuất manh mún, chưa có vùng hàng hóa tập trung nên gặp khó trong khâu tiêu thụ…

Yếu khâu tiêu thụ

Lo khâu tiêu thụ nông sản cho nông dân, UBNDtỉnh Bình Địnhđã tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết về tình hình sản xuấtnông sảntrên địa bàn: Hiện trên địa bàn Bình Định có diện tích cây trồng đạt chuẩn VietGAP là 284,4ha, diện tích nông nghiệp hữu cơ là 121,6ha; có 3 mã số vùng trồng và 1 cơ sở đóng gói được cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc. Bình Định cũng vừa được Trung Quốc chấp nhận 5 vùng trồng dừa tươi và tỉnh này đã có 21 mã số vùng trồng nội địa với 178,8ha.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đề nghị nông dân phải thay đổi tư duy sản xuất để có sản phẩm chất lượng nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến sâu. Ảnh:V.Đ.T.

Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, Bình Định có đàn heo ứng dụng công nghệ cao đạt 97.590 con, đàn bò 79.800 con gắn với thương hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”, 110ha diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với sản lượng 3.800 tấn.

“Bình Định có khoảng 2.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, nhưng chỉ 45,7% đăng ký kinh doanh và 3,3% áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như VietGAP, HACCP. Những con số trên cho thấy hệ thống kinh doanh nông sản cần được cải thiện để thúc đẩy tiêu thụ”, bà Nguyễn Thị Tố Trân chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, thời gian qua, tỉnh này đã tập trung xây dựng và triển khai nhiều đề án, kế hoạch nhằm tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Nhờ đó, Bình Định đã phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với nhiều sản phẩm chủ lực.

Bên cạnh đó, các mô hình nông nghiệp sạch vànông nghiệp hữu cơcũng đang dần được mở rộng. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh gồm lúa, ớt, đậu phụng, dừa, bưởi, xoài…, trong đó một số mặt hàng có tiềm năng phát triển thành sản phẩm hàng hóa tập trung, hướng tới xuất khẩu như ớt, bưởi, dừa, xoài. Đặc biệt, ớt và dừa đang nhận được sự quan tâm từ các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Tuy đã có nhiều nỗ lực, nhưng hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản tại Bình Định vẫn còn nhiều thách thức. Tình trạng “được mùa mất giá” vẫn xảy ra thường xuyên, trong khi chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp luôn ở mức cao.

Bà Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho rằng hệ thống kinh doanh nông sản cần được cải thiện để thúc đẩy tiêu thụ. Ảnh:V.Đ.T.

Đặc biệt, việc chưa hình thành được các chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ là một trong những nguyên nhân chính khiến sản xuất nông nghiệp của Bình Định thiếu tính bền vững. Mấu chốt để giải quyết tình trạng này là cần có sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp và HTX. Các đơn vị này đóng vai trò quan trọng trong việc làm đầu mối sản xuất theo đơn đặt hàng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thu gom, sơ chế, chế biến nông sản, đàm phán giá cả, ký kết hợp đồng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Thay đổi tư duy sản xuất

Bình Định mở ra 4 mô hìnhtiêu thụ nông sản, gồm: Tiêu thụ theo chuỗi: Hộ nông dân, đơn vị đầu mối chủ yếu là HTX-doanh nghiệp và cơ sở chế biến, tiêu thụ

Theo ông Nguyễn Đình Kha, Phó Giám đốc Sở Công thương Bình Định, mô hình nói trên có ưu điểm là tạo ra chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững. Nông dân được chuyển giao kỹ thuật, sản xuất theo yêu cầu, tuân thủ các quy chuẩn để có nông sản chất lượng, hình thành các vùng liên kết trồng, chăn nuôi quy mô lớn. Tuy nhiên, mô hình này còn hạn chế do nông dân nhận thức kém về mô hình liên kết chuỗi, phá vỡ cam kết liên kết chuỗi.

Nông nghiệp Bình Định phát triển đa dạng, nhưng manh mún, không tập trung nên gặp khó trong khâu tiêu thụ. Ảnh:V.Đ.T.

“Mô hình này cần phải có ngành công thương tham gia chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn cho nông dân về thương mại điện tử, thực hành bán nông sản trên các kênh thương mại điện tử”, ông Nguyễn Đình Kha chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinanutrifood Bình Định, đề nghị Bình Định cần xác định cây trồng chủ lực, cần có sản phẩm khác biệt để thu hút doanh nghiệp tiêu thụ. Ảnh:V.Đ.T.

Theo bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinanutrifood Bình Định, để nông nghiệp phát triển hiệu quả, Bình Định cần xác định cây trồng chủ lực. “Việt Nam là đất nước nông nghiệp, nếu Bình Định không có sự khác biệt về sản phẩm thì sẽ rất khó thu hút các nhà đầu tư và đối tác thu mua”, bà Hằng nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Thủy, Giám đốc Công ty Chế biến nông sản, lương thực thực phẩm xuất khẩu Trần Gia, cho biết đơn vị này đã đầu tư dự án chuyên chế biến ớt muối tại cụm công nghiệp Đại Thạnh (huyện Phù Mỹ). Công ty đặt mục tiêu từ nay đến năm 2027 tiêu thụ 6.000-10.000 tấn ớt/năm, tương đương với 300ha vùng trồng. Riêng năm 2024, công ty có nhu cầu thu mua 6.000 tấn ớt. “Để sản xuất bền vững và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, Bình Định cần mở rộng vùng nguyên liệu với chất lượng cao và ổn định”, bà Thủy đề xuất.

Vinanutrifood Bình Định sẽ xây dựng nhà máy chế biến 20.000 quả dừa tươi kim cương/ngày, 30.000 quả dừa sọ/ngày và 20.000 quả dừa cùi/ngày. Ảnh:V.Đ.T.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, khẳng định: Để tiêu thụ nông sản bền vững, Bình Định đang nỗ lực mời gọi doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến sâu. Đến nay, Bình Định đã mời gọi được Công ty Cổ phần Vinanutrifood Bình Định về đầu tư nhà máy chế biến nông sản tại huyện Tây Sơn và Công ty TNHH San Hà về Bình Định đầu tư, xây dựng Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm tại huyện Phù Cát. Ông Tuấn đặc biệt yêu cầu nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.

Ông Tuấn cũng lưu ý tầm quan trọng của việc kiểm soát chặt chẽ khâu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và các chất hóa học trong sản xuất, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Các cơ quan chức năng được yêu cầu phải giám sát, hướng dẫn nông dân tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, đồng thời loại trừ các sản phẩm gây hại.

Các doanh nghiệp về Bình Định đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến, ắt nhiên khi thu mua nông sản, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu sản phẩm phải chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để thu hút doanh nghiệp về Bình Định đầu tư nhà máy chế biến sâu, ngay từ bây giờ nông dân phải thay đổi tư duy sản xuất, phải tiếp cận với công nghệ để sản phẩm đảm bảo chất lượng”, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây