08:51:20 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Chuẩn bị kỹ trước khi khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ

Khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ hiện đang là lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công, người khởi nghiệp cần học hỏi, chuẩn bị kỹ càng.

Một trang trại sản xuất rau hữu cơ. Ảnh:Nguyễn Thủy.

Theo TS Bùi Hồng Quân (Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM) – chuyên gia đánh giá trưởng nông nghiệp hữu cơ, trước khi bắt tay khởi nghiệpnông nghiệp hữu cơ, những người khởi nghiệp cần phải xem mình đang thiếu gì để học hỏi thêm.

Cách học hỏi tốt nhất là xin vào làm việc trong thời gian ít nhất 1 – 2 năm ở các doanh nghiệp, cơ sở, trang trại đang đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ có hiệu quả. Quãng thời gian làm việc đó là cơ hội để người chuẩn bị khởi nghiệp tích lũy kinh nghiệm. Đó là những kinh nghiệm cực kỳ quý báu mà không ai có thể cho được. Từ những kinh nghiệm ấy, các bạn trẻ khi khởi nghiệp làm nông nghiệp hữu cơ có thể tránh được những sai lầm của những người đi trước.

Đến khi quyết định khởi nghiệp, người khởi nghiệp vẫn cần phải học hết tất cả mọi thứ liên quan đến sự phát triển của dự án. Việc học hỏi như vậy rất quan trọng vì không chỉ giúp người khởi nghiệp có những kiến thức hữu ích mà còn làm đúng với cam kết của mình. Bởi trong sản xuất hữu cơ, cam kết còn quan trọng hơn cả việc lấy các chứng nhận. Tức là cam kết sản phẩm như thế nào thì trong quá trình sản xuất phải làm sao để sản phẩm đạt được đúng như những cam kết đó. Có như vậy, nhà sản xuất mới tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng.

Vềchứng nhận hữu cơ, TS Bùi Hồng Quân cho rằng khi hướng tới thị trường nào thì nên lấy chứng nhận phù hợp với thị trường đó. Nếu chỉ bán sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam thì chỉ cần lấy chứng nhận hữu cơ của Việt Nam là đủ, không cần thiết phải lấy các chứng nhận châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản cho tốn kém.

Ổi hữu cơ. Ảnh:Nguyễn Thủy.

Ngoài ra, khi khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ, mọi người sẽ phải chuẩn bị kỹ càng về tài chính. Ngoài nguồn vốn tự có, có thể tìm cách gây quỹ hay kêu gọi các quỹ đầu tư tham gia hỗ trợ cho dự án của mình.

Theo ông Thái Dũng Linh, CEO của TDL Solutions, hiện nay có nhiều quỹ sẵn sàng đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững. Nhưng để gọi được vốn đầu tư từ các quỹ, các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp cần xây dựng dự án một cách bài bản với tầm nhìn trung hạn và dài hạn. Báo cáo tài chính phải được làm một cách minh bạch. Có như vậy mới có thể tạo được niềm tin, đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư.

Theo TS Bùi Hồng Quân, ngoài tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị về tài chính, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, tìm hiểu thị trường…, những người muốn khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ cần phải chuẩn bị cả về sức khỏe và sự đam mê. Vì làm nông nghiệp nói chung, nông nghiệp hữu cơ nói riêng sẽ rất vất vả, tốn nhiều công sức. Nếu không có sức khỏe tốt, sẽ khó có thể theo đuổi được trong thời gian dài.

Những người muốn khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ phải hiểu rằng làm nông nghiệp hữu cơ trước hết là làm cho chính bản thân mình, gia đình mình có nguồn thực phẩm sạch, môi trường sản xuất lành mạnh.

Khi được sống trong môi trường trong lành nhờ làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, bản thân những người khởi nghiệp sẽ ngày càng đam mê hơn với nông nghiệp hữu cơ và trong lòng có sự thôi thúc muốn mang các sản phẩm hữu cơ tới người tiêu dùng, tới cộng đồng. Từ đó, người khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ sẽ đi từng bước, từ cung cấp thực phẩm sạch cho cộng đồng xung quanh, cho địa phương, rồi tiến tới bán cho người tiêu dùng gần xa.

Sơn Trang – Nguyễn Thủy

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây