08:20:52 15/01/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nông nghiệp hữu cơ ven đô lên ngôi

Sau 4 năm ‘vỡ đất’, 30 thành viên HTX Liên Nhật Thạch Hạ đã biến vùng đất hoang hóa, sâu trũng thành mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ khép kín, hiệu quả cao.

4 năm trước, xứ Đồng Ghè và Liên Nhật, thôn Liên Nhật, xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn chỉ là một vùng đầm sâu trũng nằm “trơ gan cùng tuế nguyệt”, nhiều diện tích trồng lúa phải bỏ hoang, không thể canh tác.

Anh Nguyễn Hữu Quyền, Giám đốc HTX Sản xuất nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật Thạch Hạ. Ảnh:Thanh Nga.

Năm 2021, anh Nguyễn Hữu Quyền (sinh năm 1983), Giám đốc HTX Sản xuất nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật Thạch Hạ (viết tắt là HTX Liên Nhật) từ bỏ công việc tại công ty xây dựng, trở về địa phương làm nông. Vốn khởi nghiệp với nghề nông của anh là 600 triệu đồng vay ngân hàng. Thông qua sự hỗ trợ về mặt chủ trương của chính quyền Thành phố và xã Thạch Hạ, anh Quyền cùng 8 cộng sự gom 20ha đất của 40 hộ dân với giá thuê đất 700 ngàn đồng/sào/năm (sào 500m2) để xây dựng mô hình trồng lúa, nuôi cá rô đồng, tôm càng xanh, ốc bươu đen theo hướng hữu cơ và kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.

Sau 4 năm chăm chút từng thửa ruộng, bờ ao, luống rau, đến nay, những cánh đồng cá – lúa, tôm – lúa, ốc – lúa đang phát triển rất hiệu quả, doanh thu mỗi năm ước đạt trên 700 triệu đồng.

Theo anh Quyền, mặc dù nguồn vốn hạn hẹp song với việc sản xuất cuốn chiếu, lấy ngắn nuôi dài, đã giúp HTX mở rộng được diện tích liên kết trồng lúa chất lượng cao áp dụng tiến bộ mạ khay, máy cấy lên 14ha; nuôi trồng thủy sản diện tích hơn 4ha và kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trên diện tích hơn 5ha. Hoạt động hiệu quả của mô hình cũng đã thu hút thêm hơn 20 thành viên gia nhập HTX, đồng thời giải quyết việc làm cho gần 20 lao động là người địa phương, trong đó có những lao động đang rất trẻ, có trình độ chuyên môn.

Tốt nghiệp đại học ngành nông nghiệp chuyên ngành công nghệ sinh học, anh Võ Tá Quỳnh (sinh năm 1993), trú xã Thạch Hạ cũng đã bỏ phố về quê lập nghiệp. Sau khi gia đình tham gia HTX Liên Nhật, anh Quỳnh từ Hà Nội khăn gói về quê, quyết theo niềm đam mê làm nông nghiệp. Anh Quỳnh hiện là thành viên chủ chốt, phụ trách quản lý, vận hành HTX.

“Về HTX làm việc, tôi có công việc ổn định, không phải bôn ba ở ngoài, được ở gần cha mẹ, quê hương. Với mức thu nhập cả sản xuất, cả kinh doanh trên 15 triệu đồng/tháng, với tôi, đây là mức thu nhập khá cao tại Hà Tĩnh, giúp tôi đảm bảo được cuộc sống”, anh Quỳnh nói.

20ha đất xứ Đồng Ghè và Liên Nhật kém hiệu quả nay đã trở thành nơi chuyển giao kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, thân thiện với môi trường cho bà con nông dân toàn tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh:Thanh Nga.

Tại HTX Liên Nhật, ngoài anh Quỳnh còn có rất nhiều thanh niên trở về đây xây dựng kinh tế nông nghiệp trên mảnh đất quê hương. Đơn cử như anh Trương Bá Duy (sinh năm 1991), trước làm nghề lái xe taxi, giờ về tham gia HTX, đầu tư nhà xưởng để sản xuất bánh đa vừng, bánh đa nem với công suất 1.000 bánh/giờ.

“Khi cơ sở đi vào hoạt động, không chỉ sẽ cung cấp sản phẩm cho hoạt động kinh doanh của HTX mà còn cung ứng cho các nhà hàng, chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, anh Duy tự tin đặt kỳ vọng.

Thừa thắng xông lên, anh Nguyễn Hữu Quyền tiếp tục xây dựng kế hoạch khai hoang gần 1ha đất ruộng bỏ hoang để trồng sen, cung cấp nguyên liệu cho cơ sở chế biến các sản phẩm từ ngó sen, tâm sen, lá sen trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

“Cái được lớn nhất của chúng tôi là thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường cho bà con nông dân trong vùng. Bây giờ 100% diện tích lúa của HTX sản xuất giống lúa chất lượng cao như Lai Thơm, Hương Cốm, ST25, không sử dụng thuốc BVTV để tạo môi trường trong lành phục vụ nuôi thủy sản”, anh Quyền nhấn mạnh.

Dịch vụ sinh thái khép kín

Sau quá trình trồng lúa, thả cá, nuôi tôm theo hướng hữu cơ cho hiệu quả, với sự hỗ trợ về mặt chính sách của UBND TP Hà Tĩnh, anh Quyền kêu gọi thêm hơn 20 thành viên tham gia HTX để phát triển mô hình sản xuất kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái.

Sản phẩm nông sản của HTX thu hoạch không đủ phục vụ kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái. Ảnh:Thanh Nga.

Bên những dàn bù, dàn mướp trĩu quả ngay cổng vào HTX, anh Quyền cho hay, “hạng mục” này do gia đình ông Võ Tá Tam – một thành viên HTX phụ trách. Sản lượng thu hoạch bù, mướp của hộ ông Tam được HTX thu mua, tiêu thụ. Đây cũng là cách thức vận hành chung tại HTX.

Điều làm anh Quyền tự hào và hạnh phúc nhất là HTX đã tạo được việc làm cho con em địa phương với mức thu nhập tốt.

“Bây giờ, rất nhiều người dân ở thôn Liên Nhật làm việc tại HTX. Ngoài lao động thường xuyên, dịp nghỉ hè, các em học sinh cũng vào đây làm việc để có thêm thu nhập chuẩn bị vào năm học mới”, anh Quyền phấn khởi.

Hiện, HTX đã xây dựng được 15 chòi, lán phục vụ dịch vụ ăn uống với các sản phẩm đặc sản tại chỗ như cá, tôm, lúa, rau hữu cơ. Quy mô tiếp đón, phục vụ bình quân khoảng 300 lượt khách/ngày.

Giám đốc HTX Liên Nhật thông tin thêm, trong tương lai gần, đơn vị sẽ tiếp tục thi công các khu vực trải nghiệm, cắm trại, bắt cá và khu vui chơi dân gian cho trẻ em, sân khấu nhạc ngoài trời… để phục vụ nhu cầu khách hàng.

Những cánh đồng hoa được chăm sóc, trang trí thành nơi check in cho du khách. Ảnh:Thanh Nga.

Theo đánh giá của chính quyền địa phương và ngành chuyên môn, mô hình hợp tác xã “3 trong 1” tại thôn Liên Nhật đã vận hành đúng định hướng phát triển nông nghiệp xanh, hiện đại của thành phố Hà Tĩnh nói riêng, tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Các sản phẩm HTX sản xuất ra luôn trong tình trạng “cháy hàng”.

“Trước đây, xứ Đồng Ghè và Liên Nhật là vùng đầm trũng, chỉ sản xuất được một vụ lúa hoặc bỏ hoang. Để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng mới, UBND Thành phố đã cho đầu tư hệ thống mương tách nước, tách thải, vận động người dân tích tụ ruộng đất, thành lập HTX.

Lãnh đạo Thành phố cũng đã cùng với HTX lên phương án quy hoạch, định hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Kết quả, sau hơn 4 năm triển khai, đến nay có rất nhiều mô hình kinh tế xanh tương tự như HTX Liên Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao”, ông Trần Quang Hưng, Trưởng phòng Kinh tế (UBND TP Hà Tĩnh) nói.

Củ quả sạch trồng tại khuôn viên HTX vừa trang trí, vừa phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm. Ảnh:Thanh Nga.

Theo ông Hưng, những chính sách của trung ương, của tỉnh, đặc biệt là chính sách tích tụ ruộng đất của Thành phố đã giúp người dân thay đổi cách làm nông nghiệp theo lối mòn, thay vào đó phải làm nông nghiệp kết hợp, làm dịch vụ gắn với xây dựng thương hiệu để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

Ông Nguyễn Sông Hàn, Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ chia sẻ: “Sản xuất nông nghiệp lo nhất là vấn đề đầu ra. Tuy nhiên tại HTX Liên Nhật, việc sản xuất cây, con phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và đảm bảo tiêu chí an toàn nên cung luôn không đủ cầu. Về lâu dài, chúng tôi tin mô hình của HTX này sẽ phát triển bền vững và ngày càng đem lại giá trị cao cho các thành viên”.

Thanh Nga

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây