Qua đó, đã giúp nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập và khắc phục tình trạng đốt bỏ rơm rạ trên đồng vừa lãng phí, vừa tác động xấu đến môi trường.
Với sự hỗ trợ của ngành chức năng, thời gian qua, nhiều nông dân ở TP Cần Thơ đã tận dụng nguồn rơm từ quá trình trồng lúa để phát triển các hoạt động sản xuất giúp gia tăng thu nhập.
Rơm không chỉ được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm rơm, sản xuất sản phẩm đồ gia dụng… mà còn dùng làm phân bón hữu cơ phục vụ lại cho chính quá trình trồng trọt.
Ðáng chú ý, tại một số nơi nông dân cũng đã thành công trong xây dựng các mô hình khai thác, sử dụng rơm rạ theo hướng kinh tế tuần hoàn, từ đó giúp tạo ra đa giá trị và mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và môi trường.
Theo anh Ðồng Văn Cảnh, Giám đốc hợp tác xã (HTX) New Green Farm ở khu vực Tân Phước, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, thời gian qua nông dân tại HTX đã sử dụng rơm trong quá trình sản xuất lúa để trồng nấm rơm nhằm nâng cao thu nhập theo các mô hình trồng nấm rơm ngoài trời và trồng trong nhà giúp chủ động với các điều kiện thời tiết bất lợi.
Không dừng lại ở đó, rơm thải ra từ quá trình trồng nấm tiếp tục được tái sử dụng để làm phân bón hữu cơ phục vụ lại cho trồng trọt. Anh Cảnh cho biết thêm: “HTX đã sử dụng nguồn rơm thải ra từ quá trình trồng nấm kết hợp các phế phụ phẩm khác trong nông nghiệp như tro trấu, mụn dừa, phân bò… để làm ra sản phẩm phân bón hữu cơ.
Loại phân bón này giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng nên được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Phân bón được sản xuất trải qua quy trình gồm nhiều công đoạn ủ trộn kéo dài khoảng 45 ngày.
Ðể thành công trong việc sản xuất ra sản phẩm, HTX đã được hỗ trợ, hướng dẫn tích cực từ ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ, từ IRRI và các đơn vị có liên quan. HTX cũng được hỗ trợ trong xây dựng bao bì, nhãn hiệu sản phẩm để bà con nông dân dễ dàng nhận diện và sử dụng”.
Ðưa máy móc cơ giới vào sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm tại HTX Tiến Thuận, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ).
Hiện HTX New Green Farm có 40 thành viên, diện tích canh tác hơn 40ha. HTX còn nhận làm dịch vụ cho 101 hộ dân với diện tích 148,78ha.
sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ cùng các viện, trường, nông dân tại HTX đã thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn và quản lý, khai thác rơm theo hướng kinh tế tuần hoàn từ năm 2022.
Ðể sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm, HTX đã ứng dụng máy móc cơ giới phục vụ khâu đảo trộn phù hợp với quy mô và sản lượng lớn đến hàng chục tấn/mẻ, qua đó giúp tiết kiệm khoảng 40-60% chi phí thuê nhân công.
Theo đại diện HTX New Green Farm, việc sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm để bón cho lúa, kết hợp với áp dụng sản xuất theo gói kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”, nông dân tại HTX có thể giảm được 40% lượng phân hóa học sử dụng và giảm nhiều chi phí đầu vào, từ đó lợi nhuận trồng lúa có thể tăng hơn 3,49 triệu đồng/ha. Mô hình tận dụng được toàn bộ phụ phẩm nên bà con còn có thu nhập tăng thêm từ việc sử dụng rơm để trồng nấm rơm.
Việc khai thác và phát huy giá trị của rơm theo hướng kinh tế tuần hoàn là cách làm giúp nâng cao được giá trị chuỗi ngành hàng lúa gạo.
Do vậy, ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ đã và đang tích cực phối hợp các đơn vị có liên quan để hỗ trợ nông dân trong xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm.
Theo bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, từ những thành công bước đầu tại mô hình nông nghiệp tuần hoàn của HTX New Green Farm, ngành Nông nghiệp thành phố đang tiếp tục phối hợp cùng IRRI và các đơn vị có liên quan để phát triển mô hình, đồng thời nhân rộng mô hình ra tại nhiều HTX trồng lúa và vùng sản xuất lúa trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục tích cực hỗ trợ nông dân và các HTX trong tiếp cận, ứng dụng các quy trình công nghệ và máy móc, thiết bị cơ giới trong thu gom, khai thác sử dụng rơm và xử lý rơm làm phân bón hữu cơ, từ đó nâng cao được giá trị sản xuất, đồng thời cũng hạn chế được việc sử dụng phân bón vô cơ và giảm được phát thải khí nhà kính.
Tại HTX nông nghiệp và dịch vụ Tiến Thuận ở xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ cũng đã phối hợp IRRI tổ chức lễ khởi động mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn từ rơm.
Qua đó, nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và thúc đẩy phát triển, nhân rộng mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, nhất là việc quản lý, khai thác sử dụng tốt nguồn rơm rạ trong sản xuất lúa, tránh việc đốt bỏ rơm rạ trên đồng ruộng.
Tạo điều kiện để nông dân tại các quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ nắm bắt thông tin, tiếp cận các công nghệ, thiết bị, máy móc cơ giới trong thu gom, xử lý rơm rạ để làm phân bón hữu cơ và phục vụ các quá trình sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm phát thải.
Dịp này, IRRI đã ký kết bàn giao máy cho HTX Tiến Thuận để giúp nông dân tại HTX thực hiện quy trình xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ.
Theo ông Nguyễn Cao Khải, Giám đốc HTX nông nghiệp và dịch vụ Tiến Thuận, việc thu gom rơm rạ ra khỏi đồng ruộng để trồng nấm rơm và làm phân bón hữu cơ là rất cần thiết nhằm gia tăng thu nhập cho nông dân và tránh đốt đồng gây tác động xấu cho môi trường.
Tuy nhiên, thời gian qua nông dân còn gặp khó do còn thiếu thông tin, kiến thức và các phương tiện máy móc.
Do vậy, việc được hỗ trợ máy và được IRRI phối hợp với ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ và các bên có liên quan trong tập huấn kỹ thuật, nông dân tại HTX nói riêng và tại huyện Vĩnh Thạnh nói chung sẽ có điều kiện thuận lợi để khai thác, sử dụng hiệu quả rơm theo hướng kinh tế tuần hoàn.
Theo ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, với sự hỗ trợ của IRRI và sự quan tâm vào cuộc của các bên có liên quan, tin rằng tới đây mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm tiếp tục tạo bước tiến mới, đồng thời mở ra nhiều góc nhìn và hướng tiếp cận mới hơn, tốt hơn.
Rơm không chỉ sử dụng để trồng nấm rơm và làm phân hữu cơ mà còn sử dụng cho nhiều mục đích khác giúp tạo ra nhiều giá trị hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và phát triển sản xuất bền vững.
Khánh Trung (Báo Cần Thơ)
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn