13:59:39 22/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Dấu ấn đậm nét từ các tác phẩm truyền hình dự Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn 2024

Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn lần thứ II- 2024 không chỉ là cuộc tranh tài của những cây bút sắc bén, mà còn là bức tranh sống động về sự dấn thân tận tụy của các nhà báo. Với mỗi câu chuyện là những giải pháp thiết thực, mang lại hy vọng và sự thay đổi cho bức tranh tam nông nước nhà.

Ê-kíp của Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện Chương trình “Con đường nông sản 2023- Vị thế nông sản Việt”. Đây là Chương trình truyền hình được các thành viên Hội đồng chung khảo Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 đánh giá rất cao.

Sự trưởng thành từ những bước chân miệt mài

Vượt qua “cái bóng” của mùa giải đầu tiên, Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 ghi dấu ấn bởi chất lượng tác phẩm được nâng tầm rõ rệt.

Nhà văn Đinh Văn Chinh, thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II – năm 2024, đánh giá: “Năm nay, các tác phẩm không chỉ đồng đều hơn mà còn mang tính phát hiện cao hơn. Điều này cho thấy các đơn vị và tác giả đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ý thức rõ ràng hơn khi tham gia giải thưởng. Nhiều bài không chỉ nêu vấn đề mà còn đi sâu vào cuộc sống, đề xuất những giải pháp cụ thể, tháo gỡ nút thắt cho đời sống nông thôn.”

Điểm sáng lớn nhất của giải thưởng năm nay chính là sự dấn thân của các nhà báo vào những đề tài gai góc, những góc khuất của đời sống.

Nhà văn Đinh Văn Chinh, thành viên viên Hội đồng Sơ khảo Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II – năm 2024. Ảnh: Phạm Hưng

Một trong những tác phẩm khiến ông ấn tượng sâu sắc là phóng sự phát thanh “Sản phẩm OCOP – Xếp hạng xong xếp xó” của Đài PTTH Nghệ An. Tác phẩm đặt vấn đề về sự lãng phí trong chương trình OCOP khi nhiều sản phẩm đạt chuẩn lại không phát huy giá trị thực tiễn. Với cách tiếp cận thẳng thắn, tác phẩm phản ánh rõ ràng sự lãng phí hàng trăm triệu đồng cho những sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, thay vì hướng đến thị trường rộng lớn hơn.

Bên cạnh đó, Báo Nông nghiệp Việt Nam gây ấn tượng với loạt bài “Đánh thức tiềm năng nuôi trồng hải sản vùng biển Việt Nam” về quyền sử dụng mặt nước biển, một vấn đề còn nhiều bất cập liên quan đến an ninh biển đảo và quyền lợi của người dân. Hay loạt bài “Những người miền núi vượt miền xuôi” xoay quanh câu chuyện về “làng biệt thự” ở Lạng Sơn, kể câu chuyện phi thường của một ngôi làng nghèo vươn lên nhà nào cũng xây biệt thự, mua ô tô từ trồng rừng. Đây là những tác phẩm không chỉ ghi nhận thực trạng mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ về khả năng tự lực và phát triển bền vững của một nền nông nghiệp bền vững trong tương lai không xa.

Trong khi đó, nhà báo Trịnh Quốc Đông, Phó Trưởng Ban Khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), thành viên viên Hội đồng Chung khảo Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II – năm 2024 khẳng định: Truyền hình là lĩnh vực để lại dấu ấn đậm nét tại mùa giải năm nay. Đây là năm đầu tiên có hạng mục truyền hình. Cá nhân tôi cũng theo dõi và chấm nhiều giải nhưng tôi đánh giá cao các tác phẩm truyền hình tham gia giải lần này, nó rất toàn diện. Phản ánh có, chân dung có và kể cả chất liệu phim tài liệu cũng có rất nhiều. Thực sự rất hiếm có một giải báo chí nào mà có đầy đủ tất cả các mảng nội dung như vậy. Cá nhân tôi đánh giá cao 2 nội dung: Một là ở mảng phản ánh, thứ hai là mảng phân tích các vấn đề, chuyên đề sâu.

Nhà báo Trịnh Quốc Đông, Phó Trưởng Ban Khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), thành viên viên Hội đồng Chung khảo Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II – năm 2024. Ảnh: Phạm Hưng

Ở mảng phân tích chính sách và bình luận, nhà báo Trịnh Quốc Đông nhận thấy có nhiều bài viết có tầm. Các tác phẩm này không chỉ phản ánh thực trạng mà còn đưa ra những giải pháp đột phá, hoàn toàn mới mẻ, khác biệt so với những phương án đã có. Điều này tạo ra sự gợi mở không chỉ cho các nhà quản lý mà còn cho cả nông dân, giúp họ điều chỉnh hoạt động của mình, tiến tới một tương lai bền vững và tốt đẹp hơn.

Ông đặc biệt ấn tượng với tác phẩm “Con đường nông sản 2023- Vị thế nông nghiệp Việt”. Đây là một sản phẩm truyền hình thực sự xuất sắc, kết hợp hài hòa giữa âm thanh, hình ảnh, câu chuyện và thông tin. Mỗi yếu tố đều được thể hiện rõ nét, từ những lớp lang sâu sắc đến những cao trào đầy kịch tính, cuối cùng là việc tháo gỡ những nút thắt trong câu chuyện. Sự kết hợp này đã tạo nên một sức hút mạnh mẽ, cuốn hút người xem và truyền tải một thông điệp vô cùng rõ ràng và ý nghĩa.

“Bên cạnh đó, tôi cũng rất ấn tượng với những tác phẩm điều tra trong lĩnh vực truyền hình. Điều tra qua truyền hình là một thách thức không nhỏ đòi hỏi sự dấn thân cực kỳ lớn của các nhà báo, khó khăn hơn rất nhiều so với các thể loại báo chí khác. Bởi không chỉ yêu cầu các phóng viên dấn thân vào những tình huống thực tế, mà còn phải ghi lại được những hình ảnh và sự kiện quan trọng. Việc không chỉ phản ánh vấn đề mà còn phân tích và đưa ra giải pháp sáng tạo là điều tôi vô cùng đánh giá cao”, nhà báo Trịnh Quốc Đông nói.

Hành trình tiếp lửa cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam

PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam, thành viên Ban Tổ chức, bày tỏ sự hào hứng khi chứng kiến số lượng và chất lượng tác phẩm ngày càng tăng cao: “Sự tham gia đông đảo từ trung ương đến địa phương cho thấy báo giới cực kỳ quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để có những tác phẩm sâu sắc, các nhà báo không chỉ viết mà còn phải nghiên cứu, bám sát đời sống và nỗ lực sáng tạo không ngừng”.

Bà Hằng cũng nhấn mạnh rằng những tác phẩm dự giải là kết quả của sự lao động nghiêm túc và nghiên cứu kỹ lưỡng. Để viết được những bài báo có chiều sâu, các nhà báo không chỉ bám sát thực tiễn mà còn dấn thân vào cuộc sống, đồng hành cùng nông dân để lắng nghe những câu chuyện thật.

PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam, thành viên Ban Tổ chức. Ảnh: Phạm Hưng

Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn lần thứ II – năm 2024 không chỉ là nơi tôn vinh những cây bút xuất sắc mà còn là bệ phóng cho những ý tưởng mới, những giải pháp mang tính đột phá. Từng bước chân dấn thân của các nhà báo đã thắp lên hy vọng, đưa báo chí trở thành nhịp cầu nối liền những khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn, giữa người làm quản lý và những con người bám đất bám ruộng.

Giải thưởng năm nay không chỉ ghi dấu một chặng đường phát triển của báo chí Việt Nam mà còn mở ra những kỳ vọng lớn lao cho tương lai, nơi báo chí tiếp tục là động lực cho sự thay đổi, là ánh sáng soi rọi những vấn đề còn bỏ ngỏ, hướng tới sự phát triển bền vững cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

Từ những tác phẩm tham gia giải, có thể thấy rõ một điểm chung: sự dấn thân là yếu tố then chốt tạo nên thành công. Những nhà báo đã không ngại đi sâu vào thực tế, đối mặt với những thách thức để phản ánh trung thực đời sống nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Chính tinh thần này đã mang đến những bài viết sắc bén, những phóng sự lay động lòng người, và những giải pháp thực tiễn đầy giá trị.

Với sự đầu tư tâm huyết và sáng tạo của những người làm báo, giải thưởng sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng, là cầu nối đưa những câu chuyện đẹp, những vấn đề cần tháo gỡ của nông thôn Việt Nam đến gần hơn với cộng đồng. Hành trình này vẫn tiếp diễn, mở ra những cơ hội mới để báo chí đồng hành sâu sắc hơn cùng nông thôn, nông nghiệp, nông dân – những nhân tố cốt lõi cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Hồng Liên

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây