22:51:13 24/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Khó xử lý nước và rơm rạ khi làm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Khi triển khai thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh ở ĐBSCL, vấn đề xử lý nước trong quá trình sản xuất và rơm khi thu hoạch gặp nhiều khó khăn.

Tình trạng đốt rơm sau thu hoạch lúa chưa được cải thiện ở Hậu Giang

Sáng 25/10, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức hội thảo “Liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (đề án 1 triệu lúa ha lúa)“.

Ông Trương Cảnh Tuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Huỳnh Xây

Tại đây, ông Trương Cảnh Tuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho hay, năm 2024, tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm đề án 1 triệu lúa ha lúa với tổng diện tích 180 ha, tập trung tại TP.Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp (đây là mô hình thí điểm do tỉnh Hậu Giang thực hiện, nằm ngoài 7 mô hình thí điểm do Bộ NNPTNT triển khai).

Theo ông Tuyên, mặc dù chỉ mới triển khai thí điểm tại một số một hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhưng bước đầu đạt được nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể, các mô hình thí điểm dần giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo sức khỏe cho bà con, người tiêu dùng và môi trường…

Tỉnh Hậu Giang đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ triển khai diện tích thực hiện đề án 1 triệu ha lúa trên tổng diện tích 28.000 ha (chủ yếu tập trung vào củng cố các diện tích đã có của dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững – VnSAT).

Đến năm 2030, sẽ tăng thêm và đạt diện tích 46.000 ha, thực hiện tại 6/8 đơn vị hành chính cấp huyện (Hậu Giang có 2 đơn vị hành chính cấp huyện không còn đất lúa).

Thu hoạch lúa ở Hậu Giang. Ảnh: Huỳnh Xây

Cũng theo ông Tuyên, tuy có những thành công bước đầu như đã nêu, nhưng Hậu Giang gặp phải 6 khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm đề án 1 triệu ha lúa.

Cụ thể, đất lúa tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các tác động của biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn và nước biển dâng. Những yếu tố này gây ra sự suy giảm diện tích và năng suất canh tác, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển các vùng trồng lúa của dự án.

Diện tích đất trồng lúa Hậu Giang đa số là vùng phèn, trũng. Do đó, gặp khó khăn trong việc áp dụng triệt để quy trình ngập khô xen kẽ (1 trong những quy trình cần thiết giúp giảm lượng nước tưới, tăng khả năng bám trụ bộ rễ của cây lúa, giúp hạn chế đổ ngã trong mùa mưa,…).

Hệ thống đê bao thủy lợi và máy móc thiết bị phục vụ vùng trồng lúa trong vùng triển khai thí điểm đề án 1 triệu ha lúa vẫn còn hạn chế. Riêng về khó khăn này, theo ông Tuyên, Hậu Giang dự kiến sau này, khi dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Bộ NNPTNT triển khai đầu tư đến đâu, tỉnh sẽ đầu tư đồng bộ đến đó, để tạo ra một vùng sản xuất khép kín.

Việc kêu gọi doanh nghiệp liên kết chặt chẽ, bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ qua các vụ lúa trong đề án vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về việc đo đếm phát thải, chi trả tín chỉ cacbon nên cũng góp phần hạn chế nông dân tham gia.

Mặc dù công tác tuyên truyền, vận động đã triển khai nhiều, thế nhưng việc thay đổi thói quen canh tác truyền thống, đặc biệt là tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch vẫn chưa được cải thiện.

Ngoài ra, vai trò của doanh nghiệp trong tham gia đề án 1 triệu ha lúa chưa được quy định cụ thể, kể cả các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, doanh nghiệp bao tiêu lúa gạo, doanh nghiệp về tín chỉ cacbon…

Khó quản lý mực nước do yếu kém hạ tầng thủy lợi

Trong phần phát biểu của mình, ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, qua khảo sát, nhiều địa phương như Hậu Giang có tiềm năng lớn nhưng gặp điểm nghẽn về tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, chưa có đơn vị bao tiêu số lượng lớn. Vì những lẽ này, địa phương nên xây dựng mối liên hệ chặt chẽ thông qua các đối tác và các bên liên quan trong đề án.

Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nói về đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Ảnh: Huỳnh Xây

Ông Tùng cũng nhìn nhận, giao thông nội đồng tại vùng dự án chưa thực sự thuận lợi, chưa thu hút được sự quan tâm, đầu tư của doanh nghiệp. Do đó, ngoài việc tăng cường, nâng cao yếu tố kỹ thuật, địa phương cũng nên lưu ý phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, giúp liên kết bền chặt.

Theo ông Tùng, thời gian qua, Bộ NNPTNT đã triển khai thí điểm 7 mô hình tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và TP.Cần Thơ. Bước đầu cho thấy, nông dân giảm được chi phí, năng suất lúa có tăng lên và kết quả giảm phát thải do Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) và các đơn vị khác thuộc Bộ NNPTNT đo được là rất tích cực.

Ông Tùng nhấn mạnh, đề án 1 triệu ha lúa không nhằm mục đích chính là tính toán để bán tín chỉ cacbon mà chủ yếu nhằm sắp xếp lại sản xuất, nâng cao năng lực hợp tác xã, xây dựng đồng ruộng, phát triển hạ tầng, hướng tới thịnh vượng của người trồng lúa, tức là giúp nông dân trồng lúa có cuộc sống tốt hơn.

Để đề án 1 triệu ha thực hiện đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, theo ông Tùng, thời điểm này, các địa phương cần xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm bản đồ quản lý tài nguyên đất, nước, và khí hậu.

Theo ông Mai Văn Trịnh – Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp đánh giá, cơ sở hạ tầng thủy lợi tại các mô hình thí điểm của đề án 1 triệu ha lúa đang gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là mật độ kênh tiêu trên đồng ruộng còn thấp cũng như khoảng cách giữa kênh tưới và kênh tiêu vẫn còn xa, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nước. Các lần rút nước phụ thuộc nhiều vào thời tiết, điều kiện và địa hình của từng khu vực mô hình.

Ông Trịnh khuyến khích nên đảm bảo rút nước tối thiểu 3 lần/vụ để đạt được hiệu quả cao trong quản lý nước. Trong quá trình này, cần kiểm soát thủy triều, không để nước dẫn vào ruộng. Ngoài ra, hạn chế vùi rơm rạ tươi và thay vào đó, thu gom và ủ phân bón ngay tại ruộng, nhằm tối ưu hóa chất dinh dưỡng cho đất.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ – Nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) cũng lưu ý, việc xử lý rơm rạ cần cẩn trọng, tránh để lúa bị ngộ độc hữu cơ bởi vùi rơm rạ như thói quen lâu nay của người dân có thể khiến lúa bị thối gốc, rễ chết đen, đồng thời làm đất bị suy thoái.

Hiện ngành nông nghiệp đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế để hướng dẫn người dân xử lý rơm rạ, chế biến thành phân bón hữu cơ, trồng nấm, sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc xa hơn là trở thành nguyên liệu cho các lò đốt công nghiệp.

Trong quy mô nông hộ, người dân có thể băm rơm, trải đều trên mặt ruộng theo từng luống rồi phun chế phẩm vi sinh. Đối với những quy mô diện tích lớn, cần phải sử dụng cơ giới hóa để xử lý rơm rạ một cách hiệu quả.

Huỳnh Xây

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây