00:38:59 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

BÁO CÁO Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 đối với huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

BÁO CÁO

Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 đối với huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; số 320/QĐ-TTg ngày 8/03/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025; số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 về việc Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025; số 03/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận , công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025;

Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An: số 1563/QĐ-UBND ngày 07/6/2022 về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025; số 2022/QĐ-UBND ngày 08/8/2024 về việc sửa đổi và quy định một số nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 235/TTr-UBND ngày 09/7/2024 và báo cáo số 2188/BC-UBND ngày 05/7/2024 của huyện Nam Đàn về kết quả thực hiện: Xây dựng nông thôn mới nâng cao đến năm 2024 của huyện Nam Đàng, tỉnh Nghệ An;

Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá kết quả xây dựng huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 của các Sở, ngành được UBND tỉnh phân công chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí; Trên cơ sở biểu quyết thống nhất của các Thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Nghệ An và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số……./SNN.VPĐP ngày…../11/2024, UBND tỉnh Nghệ An báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024 đối với huyện Nam Đàn, cụ thể như sau:

  1. KẾT QUẢ THẨM TRA

Thời gian thẩm tra: Ngày 03/10/2024.

  1. Về hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị thẩm tra, xét công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 đầy đủ theo quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025, gồm:

  1. a) Tờ trình số 235/TTr-UBND ngày 09/7/2024 về việc đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
  2. b) Tổng hợp danh sách các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn huyện Nam Đàn.
  3. c) Biên bản cuộc họp của UBND huyện Nam Đàn đề nghị xét, công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
  4. d) Báo cáo số 2188/BC-UBND ngày 05/7/2024 của UBND huyện Nam Đàn về kết quả thực hiện: Xây dựng nông thôn mới nâng cao đến năm 2024 của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

đ) Báo cáo số 2189/BC-UBND ngày 05/7/2024 của UBND huyện Nam Đàn về tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức và Nhân dân trên địa bàn huyện về kết quả thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao đến năm 2024 của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

  1. e) Báo cáo số 2190/BC-UBND ngày 05/7/2024 của UBND huyện Nam Đàn về tình hình thực hiện các danh mục đầu tư và tiêu chí nợ đọng trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đến năm 2024.
  2. g) Hình ảnh minh họa kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao của huyện Nam Đàn.
  3. Về kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao đến năm 2024:

– Trong suốt những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp của Tỉnh Nghệ An đã tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo; điều hành quyết liệt; ưu tiên cao các nguồn lực; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, sự chung tay, góp sức của các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội; cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương, đã tập trung tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định để chỉ đạo, điều hành. Trong quá trình thực hiện UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh đã làm việc với huyện và chỉ đạo các Sở, ngành thường xuyên phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn huyện trong quá trình thực hiện.

– Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, liên tục của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị – xã hội và của người dân; Huyện ủy Nam Đàn đã chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp để nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; tổ chức triển khai cuộc vận động thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” tới các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; tổng kết, đánh giá các mô hình điểm, nhân rộng các điển hình, những kinh nghiệm hay và cách làm sáng tạo; thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cộng đồng dân cư để huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội đều xây dựng kế hoạch và triển khai tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đối với cấp huyện: Để chỉ đạo thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu huyện Nam Đàn kiện toàn bộ máy tổ chức chỉ đạo từ huyện đến cơ sở. Cấp huyện thành lập Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban; các thành viên gồm các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng các phòng, ban, ngành đoàn thể cấp huyện. Hằng năm, huyện tiến hành rà soát, kiện toàn, bổ sung các thành viên Ban Chỉ đạo khi có sự thay đổi vị trí công tác; ban hành Thông báo phân công nhiệm vụ các đồng chí thành viên ban chỉ đạo phụ trách các tiêu chí nông thôn mới, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách xã; phân công các phòng, ban, đơn vị phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã tiến hành rà soát từng tiêu chí nông thôn mới tại địa phương; Công tác rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện sát sao. Định kỳ hằng tháng, Thường trực Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới tổ chức giao ban, trực tiếp xuống các xã để nghe kết quả triển khai, giải quyết các vướng mắc, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn ngay tại cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện ở các xã; qua đó, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cơ sở nhất là về nhận thức, quan điểm, lộ trình và phương pháp triển khai xây dựng nông thôn mới; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội huyện tích cực tham gia hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội ở các xã thực hiện có hiệu quả công tác giám sát các nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Đối với cấp xã: Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới xã, do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban; Ban quản lý chương trình nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban; phân công 01 đồng chí cán bộ chuyên trách phụ trách chương trình nông thôn mới. Cấp xóm thành lập Ban phát triển nông thôn mới do đồng chí xóm trưởng làm trưởng ban. Các xã kịpthời kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, Ban phát triển, Ban giám sát đầu tư xây dựng cộng đồng khi có sự thay đổi về nhân sự; Tổ chức các hội nghị quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnhNghệ An, của huyệnNam Đàn; tích cực tuyên truyền các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới;Phát động phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới giữa các xóm; thi đua phát triển sản xuất; huy động, lồng ghép các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo thực hiện tốt các dự án phát triển sản xuất. Tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất, giải phóng mặt bằng, góp công sức, kinh phí cải tạo nâng cấp đường giao thông, nhà văn hóa xóm, xây dựng xóm sáng – xanh – sạch đẹp – văn minh; phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

  1. Huyện Nam Đàn được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, theo Quyết định số 520/QĐ-TTg ngày 11/5/2018.
  2. Về số xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định

4.1. Số xã đạt chuẩn theo quy định:

– Tổng số xã trên địa bàn huyện: 18 xã.

– Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 18 xã.

– Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 100%.

– Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 15 xã.

– Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 83,3%.

– Số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu 07 xã.

– Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu 38,9%.

4.2. Số thị trấn đạt chuẩn theo quy định:

– Tổng số thị trấn trên địa bàn huyện: 1 thị trấn

Nội dung đánh giá thị trấn Nam Đàn đạt chuẩn đô thị văn minh được thực hiện như sau:

Hiện nay, thị trấn Nam Đàn đạt chuẩn theo các tiêu chí tại Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ, là căn cứ để quyết định công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới (Theo hướng dẫn tại Văn bản số 4884/BVHTTDL – VHCS ngày 6/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch V/v tháo gỡ một số vướng mắc trong việc đánh giá, công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; Văn bản số 2283/BNN-VPĐP ngày 12/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v hướng dẫn các tiêu chí phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh trong xét, đề nghị công nhận cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới).

  1. Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã (Rà soát theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới ban hành theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ)

5.1. Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch:

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 1.1: Quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của xã giai đoạn 2021 – 2025

Chỉ tiêu 1.2: Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch

  1. Kết quả thực hiện:

Chỉ tiêu 1.1: Quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của xã giai đoạn 2021 – 2025

Sau khi có chủ trương thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM (năm 2010), UBND huyện đã chỉ đạo các xã lập quy hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt. Đến cuối năm 2011, UBND huyện đã phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 cho 23/23 xã trên địa bàn huyện.

Sau khi thực hiện Nghị quyết số 831/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn đã tiến hành sáp nhập 24 xã, thị trấn thành 19 xã, thị trấn vào năm 2020. UBND huyện chỉ đạo các xã lập quy hoạch chung xây dựng xã để phù hợp trong giai đoạn mới. Đến năm 2023, 17/18 xã trên địa bàn huyện đã được UBND huyện phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn 2021-2030.

Riêng xã Trung Phúc Cường được sáp nhập từ 3 xã (Nam Phúc, Nam Cường, Nam Trung) định hướng trở thành đô thị loại V vào năm 2035 và được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ tại Quyết định số 1826/QĐ-UBND ngày 22/7/2024.

Quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn 2021-2030 phù hợp với quy hoạch vùng huyện được phê duyệt; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn. Các khu chức năng này nằm ở vị trí đầu mối giao thông chính của xã; quy mô đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

UBND các xã đã tổ chức công bố, công khai theo quy định tại trụ sở làm việc xã, NVH các xóm, các khu vực công cộng.

– Chỉ tiêu 1.2: Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch

Sau khi Quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt, UBND các xã tiến hành xây dựng Quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã; tổ chức cắm mốc quy hoạch và quản lý, tổ chức thực hiện theo Quy hoạch được phê duyệt.

  1. Tự đánh giá: Đạt

5.2. Về giao thông:

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 2.1. Tỷ lệ đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm (100%).

– Chỉ tiêu 2.2. Tỷ lệ đường thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấpít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm (100%).

– Chỉ tiêu 2.3. Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm (100%, cứng hoá 80%); chiều rộng nền đường tối thiểu 3m, mặt đường tối thiểu 2m.

– Chỉ tiêu 2.4. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm; chiều rộng nền đường tối thiểu 4m (≥80%).

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 2.1. Tỷ lệ đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm (100%)

Toàn huyện có 251,78 km đường xã, nền đường rộng từ 6,5-12m, mặt đường rộng từ 4,5-7,5m. 100% tuyến đường trục xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm, tăng 73,6% so với năm 2010.

– Chỉ tiêu 2.2. Tỷ lệ đường thôn, bản và đường liên thôn, bản ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm (100%).

Toàn huyện có 520,9 km đường trục xóm, nền đường rộng từ 4,5-6,5m, mặt đường rộng từ 3,5-5,5m. 100% tuyến đường trục xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm, tăng 84,3% so với năm 2010.

– Chỉ tiêu 2.3. Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm(100%, cứng hoá 80%); chiều rộng nền đường tối thiểu 3m, mặt đường tối thiểu 2m

Toàn huyện có 156,74 km đường ngõ xóm, nền đường rộng từ 3,5-5,5m, mặt đường rộng từ 3,5-4,5m. 100% tuyến đường ngõ xóm đã được bê tông hóa, thường xuyên được người dân vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm, tăng 77,5% so với năm 2010.

– Chỉ tiêu 2.4. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm;chiều rộng nền đường tối thiểu 4m (≥80%)

Sau khi thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển đổi ruộng đất, các tuyến đường trục chính nội đồng được san lấp, đắp mở rộng, chiều rộng nền đường từ 4-6m. Hiện nay, 100% các tuyến trục chính nội đồng (tổng chiều dài 565,88km) trên địa bàn các xã được cứng hóa (bê tông, cấp phối), đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện, vận chuyển hàng hóa thuận lợi, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

  1. Tự đánh giá: Đạt

5.3. Về thủy lợi và phòng chống thiên tai:

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên.

– Chỉ tiêu 3.2. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ (Đạt).

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 3.1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động đạt từ 80% trở lên

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động trung bình của 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 99,6% (12.948,2ha/13.005,08ha), trong đó, có 15 xã bao gồm xã Nam Hưng; Nam Thái, Nam Nghĩa, Nam Thanh, Thượng Tân Lộc, Hùng Tiến, Hồng Long, Nam Anh, Nam Lĩnh, Kim Liên, Nam Giang, Nam Cát, Trung Phúc Cường, Khánh Sơn, Nam Kim và có 03 xã còn lại: Xuân Hoà, Nam Xuân, Xuân Lâm đạt trên 90%.

– Chỉ tiêu 3.2: Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

+ Về tổ chức bộ máy:100% các xã đạt chuẩn Nông thôn mới có tổ chức bộ máy thực hiện công tác PCTT được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn làm trưởng ban Chỉ huy; phân công công chức cấp xã theo dõi lĩnh vực PCTT và làm thường trực của BCH PCTT&TKCN cấp xã; nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng chống thiên tai.

Đặc biệt trong công tác phòng chống thiên tai cấp xã luôn chú trọng xây dựng và triển khai các phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. có nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương; hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh; có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.

+ Về nguồn nhân lực: Thực hiện nghiêm Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của ban chỉ đạo Trung ương về PCTT (nay là Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT) về việc hướng dẫn xây dựng và củng cố đội xung kích PCTT cấp xã; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. Hiện nay, trên địa bàn huyện Nam Đàn đã có 19/19xã, thị trấn thành lập Đội xung kích PCTT, với lực lượng gần 1.300 người (mỗi xã có tối thiểu là 70 người). Nòng cốt là lực lượng Dân quân tự vệ và sự tham gia của các thành viên từ các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội ở xã.100% Số người dân trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai qua nhiều kênh khác nhau.

+ Về hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh: Hằng năm, 100% các xã đạt chuẩn Nông thôn mới có xây dựngvà tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã đã được UBND huyện phê duyệt. Thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung theo quy định và xác định rõ vùng có nguy cơ cao về rủi ro các loại hình thiên tai để từ đó, xây dựng phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn một cách cụ thể, chi tiết phù hợp với quy định, tình hình đặc điểm thiên tai thực tế địa phương. Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã xây dựng kế hoạch huy động lực lượng đội xung kích cấp xã, phân công nhiệm vụ cụ thể sẵn sàng phục vụ, thực hiện hoạt động phòng chống thiên tai đã được phê duyệt có hiệu quả. (Có các quyết định phê duyệt kế hoạch, phương án cụ thể kèm theo HSMC)

+ Về cơ sở hạ tầng thiết yếu: Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch sử dụng đất, phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội – môi trường; điểm dân cư mới hoặc chỉnh trang các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với loại hình thiên tai thường xuyên và các quy hoạch phòng, chống lũ, đê điều. Các cơ sở hạ tầng được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai đã được ban hành, lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai.

+ Về Thông tin cảnh báo và ứng phó thiên tai: Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% số hộ gia đình được tiếp nhận một cách kịp thời đầy đủ. Các số điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo.

* Đánh giá theo điểm: Nội dung phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ, đánh giá được 88,33 điểm, đạt mức: Tốt.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.4. Về điện:

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Có hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện;

– Có tỷ lệ hộ đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn ≥ 99%

  1. Kết quả thực hiện:

18/18 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Nam Đàn có Hệ thống điện (bao gồm các nguồn từ lưới điện quốc gia hoặc ngoài lưới điện quốc gia; hệ thống các trạm biến áp phân phối, các đường dây trung áp, các đường dây hạ áp, công tơ đo đếm phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân) đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

– 100% hộ dân (49.188 hộ/49.188 hộ) thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.5. Về Trường học

  1. Yêu cầu của Tiêu chí: Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS; hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định.
  2. Kết quả thực hiện:

Nam Đàn có 18 xã. Đối với từng xã, 100% trường học đều đạt tiêu chuẩn CSVC tối thiểu, 100% trường học đạt tiêu chuẩn CSVC mức độ 1. Toàn bộ các trường học đều có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia, khuôn viên các trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch đẹp. Diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng viết đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn; khu sân chơi bãi tập rộng, đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn. Cơ sở vật chất đảm bảo, có đủ số phòng học, phòng học bộ môn, phòng chức năng, có cây xanh bóng mát, có nhà vệ sinh bố trí riêng cho giáo viên và học sinh đảm bảo vệ sinh môi trường. Có hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện lưới, hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu dạy học và quản lý.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.6. Về Cơ sở vật chất văn hóa

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 6.1: Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã (Đạt):

– Chỉ tiêu 6.2: Xã có điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật theo quy định (Đạt):

– Chỉ tiêu 6.3: Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hoá hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng (100%).

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã.

Đến nay, trên địa bàn huyện Nam Đàn có 19/19 xã, thị trấn có nhà văn hóa xã có quy mô đạt 250-350 chỗ ngồi, có đầy đủ các phòng chức năng, trang thiết bị hoạt động theo quy định và tổ chức hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. 18/18 xã có sân vận động đảm bảo diện tích và các hạng mục phụ trợ theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL, Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL và Thông tư 01/2017/TT-BTNMT góp phần phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã.

– Chỉ tiêu 6.2: Xã có điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật theo quy định (Đạt):

18/18 xã, có khu vui chơi giải trí, thể thao cho trẻ em và người cao tuổi. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 137 điểm vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em và người cao tuổi tại các xóm; 68 điểm tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Mần non. Ngoài ra có 10 điểm do tư nhân mở. Trung tâm Văn hóa – Thể thao ở các xã đều dành trên 30% thời gian hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao cho trẻ em và người cao tuổi; thường xuyên bổ sung, mua sắm trang thiết bị cần thiết để phục vụ nhu cầu và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em và người cao tuổi.

Các điểm vui chơi giải trí, thể thao cho trẻ em của xã đều đảm bảo điều kiện theo quy định; định kỳ hàng năm đều tổ chức các lớp dạy bơi, phòng chống đuối nước cho trẻ em do UBND các xã phối hợp với Phòng văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, thể thao và Truyền thông, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện tổ chức.

– Chỉ tiêu 6.3: Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hoá hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng (100%).

Trên địa bàn huyện Nam Đàn có 137 nhà văn hóa xóm đạt 100% xóm trên địa bàn huyện có nhà văn hóa, đảm bảo diện tích quy hoạch theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2021 và Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch gồm có khu nhà văn hóa, sân khuôn viên có một số công trình, thiết bị thể thao đơn giản (sân cầu lông, sân bóng chuyền,, xà đơn, xà kép…), trò chơi cho trẻ em (xích đu, cầu trượt,...); các thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động như: Bộ thiết bị âm thanh; trang trí, khánh tiết, bàn ghế; tủ sách, tranh, ảnh tuyên truyền; bảng tin,… phục vụ cho hoạt động tuyên truyền; có hệ thống nước sạch phục vụ cho hoạt động của nhà văn hóa, công trình vệ sinh, hệ thống cây xanh, cây bóng mát, hệ thống tường rào bao quanh; 100% nhà văn hóa thôn có đường bê tông vào tận nơi. Các nhà văn hóa xóm, khối có khuôn viên rộng, chủ động huy động xã hội hóa đầu tư một số thiết bị tập luyện thể dục, thể thao đơn giản, xây dựng nhà bếp,…

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.7. Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa.

  1. Kết quả thực hiện:

Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn huyện đã xây dựng mới 05 chợ (Chợ Ngang và chợ Hôm xã Khánh Sơn; chợ Sen Thị trấn Nam Đàn; chợ Cồn Bụt xã Hùng Tiến; chợ Thanh Thủy xã Nam Thanh), nâng cấp 10 chợ (Chợ Chùa xã Nam Anh; chợ Rọ xã Nam Kim; chợ Vạn Lộc xã Thượng Tân Lộc; chợ Vạc Nam Lĩnh; chợ Tro xã Xuân Hòa; chợ Rồng xã Trung Phúc Cường; chợ Sáo xã Nam Giang; chợ Cầu xã Kim Liên; chợ Ba Hàng xã Nam Nghĩa; chợ Sa Nam Thị trấn Nam Đàn) thành chợ hạng 3. Tổng kinh phí thực hiện 41,65 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác.

Hiện nay, toàn huyện có 17 chợ các loại (thuộc 14 xã, thị trấn) đang hoạt động, trong đó có 03 chợ loại II (Chợ Sen và Chợ Sa Nam, Thị trấn Nam Đàn; chợ Cầu xã Kim Liên); 14 chợ loại III. Các chợ này nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển và đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định số 1327/QĐ-BCT ngày 03/6/2024 của Bộ Công thương, cụ thể: Về mặt bằng, diện tích xây dựng chợ; về kết cấu nhà chính chợ; Về các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình và về điều hành quản lý chợ. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài hệ thống chợ, trên địa bàn huyện Nam Đàn 02 Trung tâm thương mại (Trung tâm thương mại Vincom+, Trung tâm thương mại Lotus Center); 20 siêu thị mini và có 1.214 cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Cửa hàng tiện ích, cơ sở kinh doanh tổng hợp do các tổ chức, cá nhân chủ động đầu tư kinh doanh; đồng thời, bên cạnh hình thức kinh doanh truyền thống thì hình thức kinh doanh thương mại điện tử, mua bán trực tuyến, qua các nền tảng MXH,… phát triển đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.8. Về Thông tin và Truyền thông:

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 8.1. Xã có điểm phục vụ Bưu chính.

– Chỉ tiêu 8.2: Xã có dịch vụ viễn thông, Internet.

– Chỉ tiêu 8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn.

– Chỉ tiêu 8.4. Xã có ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản
lý, điều hành.

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 8.1. Xã có điểm phục vụ Bưu chính:

18/18 xã đều có điểm phục vụ bưu chính, đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất: Các điểm bưu điện xã được trang bị cơ sở vật chất, máy tính, biển trên điểm, bảng niêm yết giờ hoạt động (08 giờ/ngày), các thông tin về dịch vụ bưu chính,…đảm bảo cung cấp các dịch vụ thư có địa chỉ nhận, khối lượng đơn chiếc đến 02 kg; dịch vụ gói, kiện hàng có khối lượng đơn chiếc 05 kg.

– Chỉ tiêu 8.2: Xã có dịch vụ viễn thông, Internet:

Trên địa bàn huyện Nam Đàn có 139 trạm thu phát sóng di động (trạm BTS), trong đó: Viettel 46 trạm, Vinaphone 51 trạm, Mobifone 34 trạm, Vietnamobile 08. 100% các xóm trên địa bàn đã được phủ sóng điện thoại di động. Mạng viễn thông di động mặt đất và dịch vụ cáp quang internet băng rộng cố định cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.

– Chỉ tiêu 8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn:

+ 18/18 xã có đài truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh từ xã đến các xóm (đạt 100%), đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền trên địa bàn; các cụm loa và loa đặt tại nhà văn hóa xã, nhà văn hóa các thôn trên địa bàn.Các đài truyền thanh xã thực hiện có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo, hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương .

+ Toàn huyện Nam Đàn có 18 xã trong đó 16/18 xã sử dụng truyền thanh tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin, 2/18 đài FM được Cục Tần số VTĐ cấp giấy phép sử dụng tần số theo quy định.

+ Có 137/137 xóm (đạt 100%) có hệ thống loa truyền thanh hoạt động tốt, phục vụ nhu cầu thông tin của Nhân dân địa phương.

– Chỉ tiêu 8.4. Xã có ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản
lý, điều hành:

+ 18/18 xã đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành (đạt 100%); 100% số xã trên địa bàn huyện Nam Đàn có máy tính phục vụ công tác của cán bộ, công chức với tỷ lệ 100% cán bộ công chức có máy vi tính; 100% máy tính của cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động đang công tác tại Đảng ủy, HĐND, UBND và MTTQ, các đoàn thể của xã được kết nối mạng internet băng rộng.

+ 100% số xã đã ứng dụng phần mềm hệ thống quản lý văn bản điều hành (ubndnamdan.vnptioffice.vn). 18/18 xã có ứng dụng và sử dụng thành thạo các phần mềm vào điều hành công việc như: dịch vụ công trực tuyến, hệ thống hộp thư điện tử công vụ, phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, phần mềm quản lý cán bộ công chức viên chức,… Đến nay 95% các văn bản thông thường của UBND các xã (trừ văn bản mật) đều được thực hiện ký số và trao đổi trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hệ thống thư điện tử công vụ chính thức của cơ quan nhà nước; 100% số xã đã triển khai cung cấp Thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

+ 18/18 xã quản lý và phát huy hiệu quả Cổng thông tin điện tử xã; thành lập Ban Quản trị, ban hành quy chế hoạt động Cổng thông tin điện tử xã; thường xuyên đăng tải các tin, bài, văn bản chỉ đạo, kế hoạch hoạt động… của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương…. qua đó góp phần tuyên truyền các thông tin của địa phương đến người dân.

+ 18/18 xã đã đầu tư lắp đặt hệ thống máy tính. Máy scan, máy in, camera tại bộ phận Một cửa cấp xã góp phần nâng cao hoạt động quản lý, điều hành, giải quyết TTHC cho người dân trên địa bàn.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.9. Về Nhà ở dân cư

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 9.1. Nhà tạm, dột nát (không)

– Chỉ tiêu 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố ≥ 80%

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 9.1: Nhà tạm, dột nát

Trên địa bàn huyện Nam Đàn không còn nhà tạm, dột nát.

– Chỉ tiêu 9.2: Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố ≥ 80%

Nhà ở được xây dựng đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung cứng, mái cứng); Diện tích nhà ở đạt từ 14m2/người trở lên, niên hạn sử dụng từ 20 năm trở lên; Nhà có đầy đủ các công trình phụ trợ, được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; Kiến trúc nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của vùng miền. Việc đánh giá tiêu chí nhà ở được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Sở Xây dựng tại Văn bản số 3234/SXD.QHKT ngày 07/9/2022.

Đến nay, toàn huyện có 35.798/36.588 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng, chiếm tỷ lệ 97,8%.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.10. Về Thu nhập:

  1. Yêu cầu của Tiêu chí: Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người): Năm 2023 ≥ 42 triệu đồng.
  2. Kết quả thực hiện:

Xác định xây dựng nông thôn mới, nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn, huyện Nam Đàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển về kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện, đã tập trung các giải pháp, huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,… từ đó tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Huyện Nam Đàn tập trung phát triển sản xuất, đa dạng hóa việc làm tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn. Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP và du lịch sinh thái – văn hóa huyện Nam Đàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển sản xuất cây ăn quả tập trung đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển rừng bền vững huyện Nam Đàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 2020 – 2023 đạt 8,94%; riêng giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2020 – 2023 đạt 3,12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 10,1%/năm.

Kết quả điều tra thu nhập trên địa bàn huyện:

Thu bình quân đầu người trên địa bàn huyện Nam Đàn năm 2022 đạt 62triệu đồng/người/năm (Nam Anh:55,9 triệu đồng/người/năm; Nam Cát 58,9 triệu đồng/người/năm; Nam Giang 55,9 triệu đồng/người/năm; Nam Kim 56,5 triệu đồng/người/năm; Nam Nghĩa 63,8 triệu đồng/người/năm; Nam Thanh 50,8 triệu đồng/người/năm; Nam Xuân 48 triệu đồng/người/năm; Xuân Lâm 55,1 triệu đồng/người/năm).

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 65 triệu đồng/người/năm; riêng 15 xã trên địa bàn huyện đạt 55 triệu đồng, trong đó có 03 xã có thu nhập bình quân đầu người trên 65 triệu đồng; có 05 xã có thu nhập bình quân đầu người trên 68 triệu đồng/người/năm; có 02 xã có thu nhập bình quân đầu người trên 70 triệu đồng/người/năm (xã Kim Liên 72 triệu đồng; xã Nam Giang 70,9 triệu đồng).

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.11. Về nghèo đa chiều:

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 (6,5%)

  1. Kết quả thực hiện:

Đến hết năm 2023, tổng hộ dân thuộc 18 xã của huyện là 37.225 hộ, với 150.915 nhân khẩu; có 266 hộ nghèo (trong đó có 197 hộ không có khả năng lao động); số hộ cận nghèo 902 hộ (trong đó có 191 hộ không có khả năng lao động); số hộ nghèo còn lại 69 hộ; số hộ cận nghèo còn lại 712 hộ.

Tỷ lệ nghèo đa chiều toàn huyện 2,10% gồm: (xã Nam Kim 2,65%; xã Trung Phúc Cường 2,98%; xã Khánh Sơn 1,77%; xã Thượng Tân Lộc 2,36%; xã Nam Thái 2,41%; xã Nam Hưng 3,53%, xã Nam Nghĩa 2,11%; xã Nam Thanh 1,11%; xã Xuân Hòa 1,36%; xã Nam Anh 1,40%; xã Nam Xuân 3,24%; xã Nam Lĩnh 2,45%; xã Nam Giang 2,39%; xã Nam Cát 2,24%; xã Kim Liên 0,38%; xã Hùng Tiến 2,34%; xã Hồng Long 2,98%; xã Xuân Lâm 2,74).

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.12. Về lao động

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) (75%).

– Chỉ tiêu 12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) (25%).

  1. Kết quả thực hiện:

* Chỉ tiêu 12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ (75%).

Đến hết năm 2023, tổng lực lượng lao động của 18 xã là 95.863 người. Trong đó, số lao động đã qua đào tạo (trình độ tương đương sơ cấp nghề trở lên) là 79.431 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo của 18 xã: 79.431/95.863 người = 82,86%gồm: (xã Nam Kim 82,12%; xã Trung Phúc Cường 81,03; xã Thượng Tân Lộc 81,04%; Khánh Sơn 85,41%; xã Nam Thái 81,21%; xã Nam Hưng 81,70%, xã Nam Nghĩa 80,1%; xã Nam Thanh 81,22%; xã Xuân Hòa 84,31%; xã Nam Anh 84,47%; xã Nam Xuân 81,7%; xã Nam Lĩnh 83,77%; xã Nam Giang 83,91%; xã Nam Cát 80,74%; xã Kim Liên 86,89%; xã Hùng Tiến 85,97; xã Hồng Long 84,08%; xã Xuân Lâm 81,54).

* Chỉ tiêu 12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) (25%).

Đến hết năm 2023, Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ 18 xã là 37.720/95.863 người, đạt 39,35%, gồm: (xã Nam Kim 33,25%; xã Trung Phúc Cường 55.0%; xã Khánh Sơn 41,16; xã Thượng Tân Lộc 31,13%; xã Nam Thái 33,81%; xã Nam Hưng 32,33%, xã Nam Nghĩa 41,97%; xã Nam Thanh 33,36%; xã Xuân Hòa 34,27%; xã Nam Anh 44,09%; xã Nam Xuân 32,66%; xã Nam Lĩnh 43,50%; xã Nam Giang 43,53%; xã Nam Cát 30,26%; xã Kim Liên 42,75%; xã Hùng Tiến 43,96%; xã Hồng Long 33,20%; xã Xuân Lâm 32,58).

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.13. Về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 13.1: Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã, hoặc xã có tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật và có hợp đồng hợp tác, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương.

– Chỉ tiêu 13.2: Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững (Đạt)

– Chỉ tiêu 13.3: Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương.

– Chỉ tiêu 13.4: Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường:

– Chỉ tiêu 13.5: Có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả:

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 13.1: Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã, hoặc xã có tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật và có hợp đồng hợp tác, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương.

Đến hết năm 2023, số lượng hợp tác xã trên địa bàn huyện Nam Đàn đạt 66 hợp tác xã, số lượng hợp tác xã đang hoạt động 37 hợp tác xã, số lượng hợp tác xã đang hoạt động hiệu quả 37 hợp tác xã, số lượng hợp tác xã thành lập mới giai đoạn 2020 – 2023 đạt 13 hợp tác xã, doanh thu bình quân quân hàng năm giai đoạn 2020 – 2022 ước đạt 1.987,5 triệu đồng, lợi nhuận ước đạt 769,2 triệu đồng, lợi nhuận bình quân ước đạt 232 triệu đồng/năm.

Sau khi kiện toàn các HTX đã phát huy tốt vai trò dịch vụ đầu ra, đầu vào cho nông dân. Hầu hết các HTX đã làm tốt công tác thủy nông điều tiết tưới tiêu, cung ứng các dịch vụ giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV, phối hợp với ngành nông nghiệp điều tra dự báo dịch bệnh, tổ chức phòng trừ dịch hại trên cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó các HTX còn tham mưu cho UBND các xã xây dựng các đề án sản xuất hàng vụ, phối hợp triển khai tổ chức chỉ đạo sản xuất sản xuất;

Phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Tổ khuyến nông xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mô hình sản xuất rau an toàn, vườn chuẩn NTM, mô hình chăn nuôi Gà đồi, Gà siêu trứng, các mô hình sản xuất vụ đông, mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Các HTX đã phối hợp với TTDVNN huyện ký hợp đồng xây dựng các mô hình khảo nghiệm giống mới, tiến bộ KHKT, tổ chức liên doanh liên kết xây dựng thương hiệu, chuỗi giá trị như HTX Sen Quê Bác, HTX Xanh Đại Huệ, HTX Chanh Nam Kim, HTX Nam Hưng, HTX Nam Lĩnh, HTX Nam Giang…. Thu nhập bình quân của lao động đạt 3,5 – 4,0 triệu đồng/người/tháng.

Hầu hết tất cả các HTX đều có hợp đồng liên kết sản xuất với các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương, như: Sắn dây, Sen, Chanh, Giò Bê, Gà…

Hàng năm, các Hợp tác xã DV NN đều được đánh giá xếp loại dựa trên các tiêu chí của Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các hợp tác xã đều có trụ sở hoạt động, có các ki ốt cung ứng dịch vụ, hàng năm đều được Chi cục PTNT, Liên minh HTX tỉnh tập huấn công tác quản lý, kinh doanh, Maketing. Quy mô hoạt động không ngừng được nâng lên, vốn điều lệ trung bình đạt 0,5 tỷ đồng/HTX, số thành viên bình quân đạt 210 thành viên/HTX; Doanh thu bình quân các HTX đạt 1,820 tỷ đồng/HTX; Lợi nhuật đạt 286 triệu đồng/HTX. Các HTX đều chấp hành pháp luật trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã. Các HTX đều trích lập các Quỹ của hợp tác xã. Trình độ cán bộ quản lý, điều hành được nâng lên và không có các tranh chấp, khiếu nại

– Chỉ tiêu 13.2: Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững

Toàn huyện có 18/18 xã đều có hợp đồng liên kết có thời gian 02 năm trở lên giữa người dân, hợp tác xã với doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương, đặc biệt là các Công ty sản xuất và cung ứng giống cây trồng. Hoạt động liên kết sản xuất găn với tiêu thụ nông sản chủ lực trong những năm qua tập trung vào các sản phẩm, như: Sắn dây, Sen, Chanh, Giò Bê, Gà…,… một số mô hình liên kết như:

+ Về cây lúa: Liên kết giữa các hợp tác xã với các Công ty kinh doanh, sản xuất lúa giống cây trồng, lúa thương phẩm như: Công ty Cổ phẩn Nông Dược Thành Vinh, Công ty Cổ phần giống cây trồng Nghệ An, Công ty TNHH đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ quốc tế, Công ty CP tập đoàn giống cây trồng Việt Nam-chi nhánh miền trung, Công ty cổ phần nông nghiệp giống cây trồng Sông Lam…

+ Về các sản phầm từ Giò Bê và gà: liên kết với các siêu thị như: Go (Big C cũ), công ty xuất nhập khẩu Miền Trung, chuỗi thực phẩm liên việt, Công ty cung ứng thực phẩm chức năng…

+ Về cây rau, củ, quả và chăn nuôi gia cầm: Liên kết giữa các hợp tác xã với chủ trang trại, doanh nghiệp, các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn trong và ngoài tỉnh như: HTX NN dịch vụ Minh Đức, HTX nông nghiệp Thành Vinh, Siêu thị Lotte Vinh, Nghệ An, Công ty TNHH công nghệ NNHT, chuỗi cửa hàng và thực phẩm sạch Bibi green, Công ty TNHH Green feed,…

– Chỉ tiêu 13.3: Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương.

Hiện nay các sản phẩm chủ lực của xã đều thiết lập hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin ở mỗi công đoạn từ sản xuất đến lưu trữ, chế biến và thương mại sản phẩm. Một số sản phẩm thực hiện có hiệu quả như: Chanh, Sen, Sắn dây, Nghệ, Tương Nam Đàn….

– Chỉ tiêu 13.4: Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường:

Đến nay toàn huyện có 04 làng nghề được UBND tỉnh công nhận gồm: Làng nghề bún bánh Quy Chính, xã Vân Diên được công nhận vào năm 2005, đến nay có 85 cơ sở sản xuất, thu hút 250 lao động, bình quân hàng năm sản xuất 2.800 tấn sản phẩm. Làng nghề Tương truyền thống Nam Đàn được công nhận vào năm 2008, có 29 hộ dân tham gia, giải quyết việc làm ổn định cho 96 lao đông. Bình quân hàng năm sản xuất 600-800 nghìn lít sản phẩm, cung cấp cho thị trường trong, ngoài huyện và du khách tham quan du lịch. Làng nghề mộc dân dụng khối Tây Hồ, Thị trấn được công nhận năm 2012 có 15 cơ sở sản xuất, thu hút 75 lao động bình quân hàng năm sản xuất 1.760 sản phẩm. Làng nghề mộc dân dụng xóm 6 xã Xuân Hòa được công nhận vào năm 2014 có 62 hộ dân tham gia và thu hút 115 lao động.

Đã du nhập một số nghề mới như: Nghề sản xuất các sản phẩm từ: Thịt me, Sen, các sản phẩm từ chanh, tinh bột sắn giây, tinh bột nghệ, mầm đậu nành, dầu lạch…phát triển mạnh tại các xã: Nam Nghĩa, Kim Liên, Nam Kim, Nam Anh, Nam Thái, Xuân Hòa và Trung Phúc Cường.

– Chỉ tiêu 13.5: Có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả:

+ 18/18 xã trên địa bàn huyện có tổ khuyến nông cộng đồng, tổ trưởng là đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân xã. Tổ khuyến nông cộng đồng xây dựngnội quy, quy chế, điều lệ hoạt động của tổ và hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành, chức năng nhiệm vụ:

+ Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướcvề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện các nhiệm vụ về khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp do cấp có thẩm quyền giao. Hoạt động tư vấn, dịch vụ và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, cộng đồng dân cư nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Trong năm, trên địa bàn huyện có 5 mô hình thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật cụ thể: mô hình trồng nho Hạ đen, mô hình trồng sâm Bố Chính, mô hình nuôi lươn không bùn, mô hình trồng khoai tây trên đất bãi theo hướng Vietgap, mô hình cánh đồng mâu lớn sử dụng phân bón NANOPAN. Các tổ khuyến nông trên địa bàn huyện đã thực hiện Tư vấn liên kết sản xuất, kết nối thị trường, tư vấn quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc đối với 100% các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Đánh giá 18/18 tổ khuyến nông hoạt động có hiệu quả

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.14. Về Giáo dục và đào tạo

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở; xóa mù chữ.

– Chỉ tiêu 14.2. Tỷ lệ học sinh (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp) (≥ 90%).

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở; xóa mù chữ.

18/18 xã (tỷ lệ 100%) và thị trấn Nam Đàn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức 2 theo Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 11/3/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn về việc công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023.

– Chỉ tiêu 14.2. Tỷ lệ học sinh (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp)

Tỷ lệ học sinh (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp) năm 2023: 8043/8436 học sinh, đạt 95,3% (tăng 4,3% so năm 2018 thời điểm huyện đạt chuẩn nông thôn mới).

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.15. Về Y tế

– Chỉ tiêu 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) (≥90%).

– Chỉ tiêu 15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

– Chỉ tiêu 15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) (≤25%).

– Chỉ tiêu 15.4. Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử (≥50%).

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ).

Hiện nay, Tỷ lệ bao phủ BHYT của 19/19 xã, thị trấn đạt >90%

– Chỉ tiêu 15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

19/19 xã, thị đã tự chấm điểm theo Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã, đạt các tiêu chí theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế về việc Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2030: 19/19 xã đạt 80% tổng điểm trở lên, không bị điểm liệt, số điểm trong mỗi tiêu chí đạt trên 50% số điểm.

– Chỉ tiêu 15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi).

Trên cơ sở báo cáo số liệu thống kê chiều cao và cân nặng trẻ em dưới 5 tuổi của các xã; 18/18 xã có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi đạt < 16.59%

– Chỉ tiêu 15.4. Xã triển khai thực hiện sổ khám chữa bệnh điện tử: Đạt

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều triển khai quản lý sức khỏe điện tử và khám chữa bệnh từ xa.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.16. Tiêu chí số 16 – Văn hóa

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá theo quy định, có kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới (70%).

  1. Kết quả thực hiện:

– Đến nay, Tỷ lệ xóm, khối văn hóa trên địa bàn huyện Nam Đàn đạt 136/137 khu dân cư (đạt 99,3%); tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa đặt 92,3%.Việc thực hiện bình xét danh hiệu xóm, khối văn hóa thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 122/2018/NĐ-CP.

– Về phòng chống bạo lực gia đình: Đến nay, 18/18 xã thuộc huyện Nam Đàn không xảy ra các vụ bạo lực gia đình có tính chất nổi cộm; trên địa bàn 18 xã đã xây dựng 18 mô hình Phòng chống bạo lực gia đình với 18 CLB gia đình phát triển bền vững, 174 địa chỉ tin cậy và 20 đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về phòng chống bạo lực gia đình.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.17. Về môi trường và an toàn thực phẩm

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 17.1: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn ≥45%.

– Chỉ tiêu 17.2: Tỷ lệ cơ sở sản xuất – kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường: 100%

– Chỉ tiêu 17.3: Cảnh quan, không gian xanh – sạch – đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung:

– Chỉ tiêu 17.4: Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn: ≥2 m2/người.

– Chỉ tiêu 17.5: Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch:

– Chỉ tiêu 17.6: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định: ≥75%.

– Chỉ tiêu 17.7: Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường:100%

– Chỉ tiêu 17.8: Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch: ≥90%

– Chỉ tiêu 17.9: Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường: ≥70%

– Chỉ tiêu 17.10: Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm: 100%

– Chỉ tiêu 17.11: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn: ≥30%

– Chỉ tiêu 17.12: Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định: ≥65%

  1. Kết quả thực hiện:

Chỉ tiêu 17.1: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn ≥45%. (Bao gồm tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình CNTT và công trình cấp nước quy mô hộ gia đình theo quy chuẩn).

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch tại 18 xã nông thôn mới 34.521/36.788 hộ, đạt 93,8%. Trong đó: Hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung 12.135/36.788, đạt 33%; Hộ sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước quy mô hộ gia đình (Qua thống kê, rà soát và thẩm định tại các xã chủ yếu là các hộ sử dụng máy lọc nước hộ gia đình, được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn Quốc gia), đạt 60,9%.

Kết quả hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn gồm: Nam Hưng 999/1.037 hộ, đạt 96,3%; Nam Thái 908/914, đạt 99,3; Nam Nghĩa 1.058/1.286, đạt 82,3%; Nam Thanh 2.107/2.107 hộ, đạt 100%; Thượng Tân Lộc 2.116/2.784, đạt 76%; Xuân Hòa 1.684/1.684 hộ, đạt 100%; Hùng Tiến 2.369/2.369 hộ, đạt 100%; Hồng Long 1.155/1.155 hộ, đạt 100%; Nam Xuân 1.662/1.689 hộ, đạt 98,4%; Nam Lĩnh 1.585 /1.585 hộ, đạt 100%; Nam Giang 1.883/1.883 hộ, đạt 100%; Kim Liên 3.357/ 3.357 hộ, đạt 100%; Nam Anh 425/2.130 hộ, đạt 20%; Nam Cát 1.551/1.551 hộ, đạt 100%. Xuân Lâm 1.912/1.968 hộ, đạt 97,2%; Trung Phúc Cường 3.587/3.988 hộ, đạt 89,9%; Khánh Sơn 2.419/2.975 hộ, đạt 81,3%; Nam Kim 2.173/ 2.326 hộ, đạt 93,4%.

Đến nay có 18/18 xã sử dụng nước sạch theo quy chuẩn, tỷ lệ 93,8, đạt yêu cầu tiêu chí.

-Chỉ tiêu 17.2: Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường (theo quy định ≥ 95%)

+ Trên địa bàn huyện có 2.879 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ; trong đó có 127 dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật. Đến nay, 127/127 dự án cơ sở đã có hồ sơ môi trường theo quy định và đã xây dựng công trình xử lý nước thải, thực hiện thu gom, xử lý chất thải rắn phát sinh đúng quy định, đạt tỷ lệ 100%. Các cơ sở còn lại không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường theo quy định của pháp luật, tuy nhiên để giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường chung của địa phương, các cơ sở này đã ký cam kết thực hiện vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường với chính quyền địa phương trong quá trình hoạt động.

+ Trên địa bàn huyện có 1.921 hộ gia đình nuôi trồng thủy sản; không có cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường theo quy định của pháp luật. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện chủ yếu là hộ gia đình nuôi trồng với quy mô nhỏ lẻ, phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và đã thực hiện ký cam kết môi trường với chính quyền địa phương không sử dụng hóa chất đã hết hạn, thuốc và hóa chất ngoài doanh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản; không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

+ Trên địa bàn huyện có 20.560 cơ sở chăn nuôi, trong đó có 26 trang trại và 20.534 hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình; các vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm và thủy cầm. Các trang trại, hộ chăn nuôi đã có sự đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Các trang trại chăn nuôi đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết/kế hoạch bảo vệ môi trường do cấp có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận; còn các hộ chăn nuôi đã ký cam kết về đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện các biện pháp xử lý chất thải với các UBND các xã. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường 17.861 cơ sở, đạt 86,87%.

+ Về làng nghề: huyện Nam Đàn có 4 làng nghề được công nhận, gồm các loại hình đồ gỗ mỹ nghệ, thực phẩm. Các làng nghề thuộc loại hình được khuyến khích phát triển theo quy định. Các làng nghề đã thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường, phương án bảo vệ môi trường theo quy định và được đưa vào hương ước, quy ước của địa phương; được đầu tư công trình hạ tầng bảo vệ môi trường gồm hệ thống thu gom nước thải, nước mưa, thu gom tập kết, phân loại chất thải rắn, các hộ làm nghề áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường để hạn chế bụi, mùi, khí thải đối với các làng nghề có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường không khí.

+ Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 100%.

– Chỉ tiêu 17.3: Cảnh quan, không gian xanh – sạch – đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung

Các xã trên địa bàn huyện tham gia thực hiện các chương trình, chiến dịch phát động vệ sinh môi trường như Ngày môi trường Thế giới, Tháng hành động vì môi trường, chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, Ngày nước thế giới,…

Đã triển khai thực hiện sâu rộng phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”; đăng ký danh hiệu thi đua các đoạn đường xanh – sạch – đẹp; vận động nhân dân chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, phát quang, khơi thông dòng chảy; vận động các hộ gia đình có vườn cải tạo vườn tạp, xây dựng “Vườn chuẩn nông thôn mới”; xây dựng tường rào xanh, trồng hoa, cây cảnh tạo môi trường sinh thái thân thiện; thi đua xây dựng xóm “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”,…

Đến nay, đã hình thành nhiều tuyến đường hoa, cây xanh, tuyến đường cờ, các đoạn đường kiểu mẫu giao cho các tổ chức đoàn thể xã hội theo dõi, quản lý; số km đường xã, liên xã, đường trục thôn, liên thôn được trồng cây xanh là 420,3 km, 100% các công trình công cộng được trồng hoa, cây bóng mát và bố trí thùng chứa rác hợp lý đảm bảo quy định về môi trường.

Các khu dân cư tập trung đều có hệ thống mương tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm yêu cầu tiêu thoát nước của khu vực, không có hiện tượng tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng. Các hộ gia đình đã xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải phù hợp, không có tình trạng nước thải chảy tràn, đổ thải bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm gây ô nhiễm môi trường.

Trên địa bàn huyện 100% số kênh mương thường xuyên được tu bổ, cải tạo, nạo vét, dòng chảy thông thoáng, không bị xả rác thải, rơm rạ xuống lòng kênh đảm bảo tốt cho công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất và phòng, chống thiên tai trên địa bàn.

– Chỉ tiêu 17.4: Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn.

Trên địa bàn huyện có 52 điểm vui chơi cộng cộng gắn với vườn hoa, cây xanh (Kim Liên 05; Nam Giang 04; Nam Cát 03; Xuân Lâm 02; Nam Anh 04; Nam Thanh 03; Nam nghĩa 04; Nam Hưng 02, Nam Thái 02, Hồng Long 02, Hùng Tiến 02, Xuân Hòa 03, Nam Lĩnh 02, Nam Xuân 03, Thượng Tân Lộc 04, Khánh Sơn 04, Nam Kim 03, Trung Phúc Cường 02). Thực hiện chủ trương trồng cây phân tán trên địa bàn huyện trồng được37,5ha (Nam Giang 2ha, Kim Liên 1ha, Nam Anh 3ha, Nam Xuân 2ha, Nam Lĩnh 4ha, Nam Thanh 5ha, Nam Thái 1ha, Nam Hưng 4ha, Nam Nghĩa 3ha, Thị trấn 0.5ha, Thượng Tân Lộc 3ha, Khánh Sơn 6ha, Nam Kim 2ha) loài cây Bằng Lăng, Sao Đen, Lát 2 bên đường giao thông nông thôn và khu vườn hoa. Hằng năm, thực hiện tết trồng cây, huyện Nam Đàn tổ chức trồng cây xanh bóng mát, cây gỗ lớn tại các trục đường giao thông nông thôn, các trụ sở công cộng với quy mô trên 3.500 cây. Hiện nay, qua rà soát, đánh giá thì 18/18 xã NTM đều đạt trên 5,4 m2/người, một số xã đạt cao hơn mức bình quân chung của huyện như: Nam Hưng 7,2 m2/người, Nam Nghĩa 7,3 m2/người, Nam Anh 6,9 m2/người… đạt theo yêu cầu của bộ tiêu chí xã NTM là 2,0 m2/người.

– Chỉ tiêu 17.5: Mai táng, hoả táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch

+ Tổng số nghĩa trang hiện trạng trên địa bàn huyện Nam Đàn tính đến năm 2024 hiện có 144 nghĩa trang với tổng diện tích 332,7 ha, chiếm xấp xỉ 1,13% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Hình thức an táng: Cát táng 36 nghĩa trang (48,96 ha); hung táng 33 nghĩa trang (82,83 ha); Hung táng và Cát táng 75 nghĩa trang (200,8979 ha). Các nghĩa trang đóng trên địa bàn các xã, thị trấn do chính quyền địa phương quản lý, mỗi địa phương đều có quy chế quản lý nghĩa trang theo quy định, các khu dân cư xây dựng hương ước về quản lý, sử dụng nghĩa trang. Các địa phương khuyến khích thực hiện mai táng theo hình thức hỏa táng, chỉnh trang khuôn viên lăng mộ, cảnh quan sạch, đẹp, trang nghiêm.

+ UBND huyện và UBND các xã, thị trấn đã tổ chức rà soát, bố trí quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng theo quy định trong các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Trên cơ sở đó, UBND các xã, thị trấn đã tổ chức lập quy hoạch chi tiết các nghĩa trang trên địa bàn phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để làm cơ sở đầu tư xây dựng, chỉnh trang, quản lý nghĩa trang theo quy hoạch. Các nghĩa trang được xây dựng trang nghiêm, sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường. Hầu hết các nghĩa trang đều được xây dựng bờ bao, mương thoát nước, cổng vào, trồng cây xanh, đường vào được cứng hóa đảm bảo theo quy hoạch. Các nghĩa trang trên địa bàn có bố trí khu vực đốt vàng mã và có thùng chứa phân loại rác để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý. Các hoạt động mai táng, hỏa táng đều bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

– Chỉ tiêu 17.6: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định (theo quy định ≥ 75%)

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Tại 18/18 xã, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển xử lý đảm bảo quy định về môi trường. 17/18 xã thực hiện ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng như Công ty Cổ phần Môi trường và công trình đô thị Nghệ An, Công ty Môi trường cây xanh và xây dựng Nam Đàn, Hợp tác xã dịch vụ và môi trường Đô Lương để tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đi xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, huyện Nghi Lộc. Riêng xã Khánh Sơn hợp đồng với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Khánh Sơn tổ chức thu gom, vận chuyển xử lý tại Lò đốt rác Losiho của xã (lò đốt được tài trợ trao tay) với công suất 4-5 tấn/ngày.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn 18 xã khoảng 21.239 tấn/năm; tại các xã đã tổ chức thu gom tận hộ hoặc tại các điểm tập kết trung chuyển với số hộ tham gia thu gom rác thải sinh hoạt là 37.010/37.546 hộ, đạt tỷ lệ 98,57%.

+ Chất thải rắn không nguy hại:

Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được các cơ sở xử lý theo phương án, kế hoạch đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết/kế hoạch/đề án bảo vệ môi trường, giấy phép môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cơ sở chủ động thu gom, lưu giữ trong khu vực nhà xưởng sản xuất, sau đó ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp theo quy định.

Chất thải xây dựng được phân loại, được thu gom tái sử dụng, bán phế liệu, phần còn lại tận dụng để san lấp mặt bằng một số công trình khác, làm các tuyến đường giao thông nội đồng.

Chất thải phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường.

– Chỉ tiêu 17.7: Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường

+ Khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh tại các khu vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã năm 2023 phát sinh khoảng 1,3 tấn. Đến nay, trên địa bàn huyện có 19/19 xã, thị trấn đã thực hiện lắp đặt 1.498 thùng/bể chứa để thu gom, lưu giữ vỏ chai lọ, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên đồng ruộng. Hằng năm, phối hợp với Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức thu gom, vận chuyển vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo đúng quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã ký kết thỏa thuận với Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại dịch vụ môi trường Á Châu xây dựng phương án và kế hoạch thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV trên địa bàn huyện với tần suất thu gom, vận chuyển 1 lần/năm. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, vận chuyển xử lý đạt 100%.

+ Tổng khối lượng chất thải rắn y tế tại Trung tâm y tế huyện và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện trong năm 2023 là 110,368 tấn, (trong đó: chất thải rắn y tế thông thường 96,910 tấn và chất thải rắn y tế nguy hại 13,458 tấn). Chất thải rắn y tế tại các Trạm y tế xã được thu gom, phân loại, lưu giữ theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; các trạm y tế hợp đồng chuyển giao chất thải y tế cho Trung tâm Y tế huyện. Trung tâm Y tế huyện hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Nghệ An để thu gom, vận chuyển đi xử lý đối với CTR y tế thông thường; còn đối với chất thải rắn y tế nguy hại được hợp đồng với Công ty TNHH môi trường Sông Công thu gom, vận chuyển đi xử lý. Tỷ lệ chất thải rắn y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại tại Trung tâm y tế huyện, trạm y tế, cơ sở y tế được thu gom, xử lý đạt tỷ lệ 100%.

– Chỉ tiêu 17.8: Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (theo quy định ≥ 85%)

+ Nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng đảm bảo các quy định về kỹ thuật theo QCVN 01:2011/BYT. Nhà tắm được xây dựng kín đáo có sàn cứng, tường bao, mái che, có hệ thống thu gom, thoát nước phù hợp, không để chảy tràn ra môi trường. Các bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh chủ yếu được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông, innox, nhựa, không có thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất bẩn khác xâm nhập hoặc muỗi vào đẻ trứng. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh tại 18 xã là 37.363/37.546 hộ, đạt tỷ lệ 99,5%.

+ Các xã trên địa bàn huyện đã triển khai và thực hiện tốt phong trào vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, đảm bảo 3 sạch “Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ” với tỷ lệ hộ đảm bảo 3 sạch là 36.702/37.546 hộ đạt tỷ lệ 97,8%

– Chỉ tiêu 17.9: Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường:

Năm 2023, tổng số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn toàn huyện là 20.560 cơ sở. Trong đó số trang trại chăn nuôi là 30 cơ sở và chăn nuôi nông hộ là 20.530 cơ sở. Toàn huyện có 30/30 trang trại chăn nuôi đảm bảo quy định về vệ sinh thú y, đạt 100%. Số cơ sở chăn nuôi nông hộ đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y là 17.831 hộ, đạt 86,73 %. Tổng số cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn huyện là là 17.861 cơ sở/ 20.560 cơ sở, đạt 86,87%%, đảm bảo yêu cầu của tiêu chí

– Chỉ tiêu 17.10: Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm: 100%

Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn toàn huyện là 1.988 cơ sở. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 1.988 cơ sở đạt 100%.

Theo phân cấp quản lý như sau:

+ Tỉnh quản lý 41 cơ sở. Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP: 41/41 cơ sở, đạt 100%;

+ Huyện quản lý 201 cơ sở. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP: 149/149 cơ sở, đạt 100%. Ký cam kết 52/52 cơ sở, đạt 100%;

+ Xã quản lý 1.746 cơ sở. Ký cam kết 1.746/1.746 cơ sở, đạt 100%.

Theo ngành quản lý như sau:

+ Ngành Y tế: Quản lý 413 cơ sở. Trong đó sản xuất, kinh doanh 05 cơ sở; Kinh doanh dịch vụ ăn uống: 308 cơ sở. Tỉnh quản lý 08 cơ sở (Số cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp giấy 8/8 cơ sở đạt 100%); Huyện quản lý 167 cơ sở (Số cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp giấy 134/134 cơ sở đạt 100%; 33/33 bếp ăn tập thể đủ điều kiện an toàn thực phẩm); Xã quản lý 238 cơ sở (số cơ sở ký cam kết 228/228 cơ sở đạt 100%)

+ Ngành Nông nghiệp: Tổng số 827 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. Trong đó: Tỉnh quản lý 33 cơ sở sản xuất, chế biến. Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:33 cơ sở, đạt 100%; Huyện quản lý 34 cơ sở. Số cơ sở chế biến thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm 15/15 cơ sở, đạt 100%; Số cơ sở kinh doanh thực phẩm thực hiện ký cam kết 19/19 cơ sở, đạt 100%; Xã quản lý 760 cơ sở. Số cơ sở thực hiện ký cam kết 760 cơ sở, đạt 100%.

+ Ngành công thương: Tổng số 748 cơ sở (gồm 184 cơ sở sản xuất và 564 cơ sở kinh doanh). Số cơ sở thực hiện ký cam kết an toàn thực phẩm 748 cơ sở, đạt 100%

– Chỉ tiêu 17.11: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn (theo quy định ≥ 30%)

Tổng số hộ gia đình tham gia thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn khu vực nông thôn 18 xã là 30.058/37.546 hộ đạt 80,06%

– Chỉ tiêu 17.12: Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định (theo quy định ≥ 50%)

Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn khu vực nông thôn 18 xã được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 1.835/2.124 tấn, đạt tỷ lệ 86,4%

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.18. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn.

– Chỉ tiêu 18.2. Đảng bộ, chính quyền xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

– Chỉ tiêu 18.3. Tổ chức chính trị – xã hội của xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (100%).

– Chỉ tiêu 18.4. Tiếp cận pháp luật. Đạt

Chỉ tiêu 18.5. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; phòng chống xâm hại trẻ em; bảo vệ và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn (nếu có); bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong gia đình và đời sống xã hội

– Chỉ tiêu 18.6. Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho người dân, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Phát triển thôn.

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn

Huyện Nam Đàn có 19 đơn vị hành chính cấp xã, số lượng cán bộ, công chức được giao biên chế năm 2023 là 392; tính đến 31/12/2023 số sượng cán bộ, công chức biên chế đang làm việc 417 người. Trong đó có 201 cán bộ và 216 công chức. (Dôi dư so biên chế được giao 25 cán bộ, công chức. Nguyên nhân do sáp nhập đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021). Theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP. Năm 2024 số lượng cán bộ, công chức được giao 402 trong đó 199 cán bộ, 216 công chức. Hiện tại cán bộ, công chức biên chế đang làm việc 415 (Dôi dư so biên chế được giao 13 cán bộ, công chức. Nguyên nhân do sáp nhập đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021).

+ Trình độ giáo dục phổ thông: 100% có trình độ văn hoá 10/10 và 12/12.

+ Trình độ chuyên môn: Trên đại học 14 người (chiếm 3,36%); đại học 384 người (chiếm 92%); cao đẳng 11 người (chiếm 2,64%); trung cấp 8 người (chiếm 2,0%).

+ Trình độ lý luận: Cao cấp 7 người (chiếm 1,67%); trung cấp 384 người (chiếm 92%); đang học trung cấp 11 người.

+ Trình độ quản lý nhà nước: Chuyên viên chính 5 người (chiếm 1,2%); chuyên viên 376 người (chiếm 90,16%); chưa qua bồi dưỡng 36 người (chiếm 8,6%).

– Chỉ tiêu 18.2. Đảng bộ, chính quyền xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Năm 2023 huyện Nam Đàn có 19/19 xã được Ban Thường vụ Huyện uỷ xếp loại Đảng bộ, chính quyền cấp xã với chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Trong đó có 02 Đảng bộ HTXSNV tiêu biểu gồm: Đảng bộ xã Nam Giang và Đảng bộ xã Nam Lĩnh; 02 Đảng bộ HTXSNV gồm: Đảng bộ xã Nam Cát và Đảng bộ xã Kim Liên. (Quyết định số 944-QĐ/HU ngày 20/11/203 của Huyện ủy Nam Đàn);15/18 Đảng bộ xã HTTNV; 19/19 xã được hội đồng thi đua khen thưởng huyện đánh giá xếp loại HTTNV trở lên. Trong đó có 04 đơn vị được xếp loại HTXSNV gồm: xã Nam Cát, xã Nam Giang, xã Nam Lĩnh, xã Kim Liên. Chủ tịch tặng huyện tặng giấy khen cho 6 đơn vị với các danh hiệu gồm: Đơn vị dẫn đầu toàn diện trong phong trào thi đua cho Nhân dân và cán bộ xã Nam Giang, đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua PTKT cho Nhân dân và cán bộ xã Kim Liên, đơn vị dẫn đầu trong phong trào xây dựng hệ thống chính trị cho Nhân dân và cán bộ xã Nam Lĩnh, đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua phát triển văn hoá cho Nhân dân và cán bộ xã Nam Anh, đơn vị dẫn đầu về Quốc phòng An ninh cho Nhân dân và cán bộ xã Nam Cát, đơn vị dẫn đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới cho Nhân dân và cán bộ xã Nam Hưng. (Quyết định số 5328/QĐ-UBND ngày 14/12/2023).

– Chỉ tiêu 18.3. Tổ chức chính trị – xã hội của xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (100%).

Năm 2023, có 114/114 = 100% các tổ chức MTTQ và các đoàn thể cấp xã đều được đánh giá, xếp loại HTTNV trở lên. Trong đó có 20,17% (23/114) HTXSNV(Thông báo số 944-TB/HU ngày 20/11/2023 của Huyện ủy Nam Đàn).

– Chỉ tiêu 18.4. Tiếp cận pháp luật:

Năm 2023, 18/18 xã trên địa bàn huyện được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định (Quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 06/02/2024 của UBND huyện Nam Đàn về công nhận các xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023).

+ Các xã đã ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật được giao; các văn bản hành chính có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của tổ chức cá nhân.

+ Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật

+ 18/18 xã thực hiện công khai các thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

+ 18/18 xã đã mở sổ theo dõi và cung cấp thông tin cho công dân theo yêu cầu, giao công chức Văn phòng phối hợp với công chức Tư pháp theo dõi thực hiện.

+ 18/18 xã hàng năm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ 18/18 xã đã xây dựng các mô hình thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở. Các mô hình đều được lấy ý kiến đánh giá của đại diện UBMTTQ xã và có từ 80% trở lên ý kiến xác nhận mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp trong truyền tải thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật, được triển khai trên toàn địa bàn, duy trì thường xuyên, liên tục và có khả năng nhân rộng.

+ Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật được UBND các xã quan tâm thực hiện. Bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

Hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý

+ Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Đã quan tâm, bố trí kinh phí cho hoạt động hoà giải ở cơ sở theo quy định.

+ Tổ chức giới thiệu tuyên truyền, giải thích về trợ giúp pháp lý, quyền được trợ giúp pháp lý cho các đối tượng.

Chỉ tiêu 18.5. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; phòng chống xâm hại trẻ em; bảo vệ và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn (nếu có); bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong gia đình và đời sống xã hội

+ Tổng số cán bộ nữ đang đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt 18 xã là 14 người; số cán bộ nữ được phê duyệt quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp xã để sẵn sàng bố trí khi khuyết vị trí là 35 người.Đánh giá: 18/18 xã đạt tiêu chí.

+ Toàn huyện có 338/629 = 53,7% phụ nữ tham gia hợp tác xã, dự án giảm nghèo, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực hoặc mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, môi trường) (quy định ít nhất 30%).Đánh giá: 18/18 xã đạt tiêu chí

+ Không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn: Tính đến thời điểm rà soát, trên địa bàn huyện không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn.

+ Toàn huyện có 156 địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh ở cộng đồng. Có 18/18 xã, thị trấn có địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh ở cộng đồng đạt chuẩn hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình (theo hướng dẫn tại Quyết định 1814/QĐ-LĐTBXH ngày 18/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.Đánh giá: 18/18 xã đạt tiêu chí

+ 18/18 xã có bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em trong số các công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách bằng văn bản của Chủ tịch UBND xã.Đánh giá 18/18 xã đạt tiêu chí

+ 18/18 xã có tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em cấp xã hoặc Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định.Đánh giá: 18/18 xã đạt tiêu chí.

+ Tỷ lệ “trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” trên địa bàn được trợ giúp bảo đảm đạt 100%.Đánh giá: 18/18 xã đạt tiêu chí

+ 100% số vụ việc trẻ em bị xâm hại được phát hiện được hỗ trợ, can thiệp kịp thời theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Năm 2023 và Quý I năm 2024, toàn huyện xảy ra 01 vụ trẻ em bị xâm hại, đã được phát hiện và hỗ trợ, can thiệp kịp thời theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Chỉ tiêu 18.6. Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho người dân, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Phát triển thôn.

Trong 5 năm Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Nghệ An, Văn phòng NTM Trung ướng các sở ngành cấp tỉnh tổ chức 7 lớp tập huấn cho đối tượng là Thành viên Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới cấp huyện; Chuyên viên Văn phòng nông thôn mới, Chuyên viên các phòng, ngành phụ trách NTM để phổ biến và bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới cho người dân, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban phát triển NTM. Ủy ban nhân dân huyện bàn hành kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho người dân, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Phát triển xóm. Thành phần là chuyên viên trực tiếp tham mưu tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của các đơn vị phụ trách;Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới cấp xã; Cán bộ trực tiếp tham mưu theo dõi chương trình xây dựng nông thôn mới cấp xã; cán bộ đoàn thể cấp xã; Ban phát triển xóm; Bí thư chi bộ; xóm Trưởng; Trưởng ban công tác mặt trận xóm; Cán bộ Hợp tác xã; Tổ hợp tác; Chủ trang trại; nông dân tiêu biểu; người dân có uy tín; tổng số học viên 800 người).

  1. Tự đánh giá: Đạt.

5.19. Về quốc phòng và An ninh

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng.

– Chỉ tiêu 19.2. Không có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật; không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc,…) và tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước; có một trong các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 19.1: Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng.

Căn cứ Hướng dẫn của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, hàng năm Ban Chỉ huy quân sự huyện Nam Đàn đã kịp thời hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch công tác Dân quân tự vệ – Giáo dục quốc phòng & An Ninh và kế hoạch huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật cho DQTV; Chỉ đạo các đơn vị cơ sở làm tốt công tác xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng. Chú trọng xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp, lấy việc xây dựng chất lượng chính trị làm chính. Đến nay 100% các xã, thị trấn có trung đội dân quân cơ động và các thôn, xóm có 01 đến 02 tổ dân quân tại chổ, các Cơ quan, Tổ chức đượng xây dựng từ trung đội đến tiểu đội Tự vệ tại chổ, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc việc đăng ký, quản lý, tuyển chọn và kết nạp công dân đủ tiêu chuẩn vào lực lượng DQTV. Việc tuyển chọn, biên chế lực lượng DQTV nòng cốt được tiến hành chặt chẽ cả về quy trình và phương pháp tiến hành, bảo đảm tính dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định.

Hàng năm tổ chức kiện toàn đội ngũ cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã. Đến nay 100% Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy cấp xã là Đảng viên, 100% chức danh Chỉ huy trưởng là thành viên ủy ban cùng cấp; 100% Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp, ngành quân sự cơ sở; 100% Chính trị viên là Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên phó là Bí thư đoàn cùng cấp kiêm nhiệm.

Thực hiện phương châm huấn luyện “Cơ bản, thiết thực, chất lượng” coi trọng huấn luyện “đồng bộ và chuyên sâu”, thường xuyên đổi mới phương pháp tổ chức huấn luyện sát với thực tế của địa phương, cơ sở. Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện và làm công tác dân vận, vận động quần chúng, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chú trọng rèn luyện nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, hành động kỹ, chiến thuật. Hàng năm 100% các đơn vị DQTV trong toàn huyện được tổ chức huấn luyện theo mô hình cụm, quân số tham gia đạt trên 85%, kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu, trong đó có trên 75% khá, giỏi.

– Chỉ tiêu 19.2: Không có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật; không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc,…) và tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước; có một trong các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Toàn bộ 19 xã, thị trấn của huyện Nam Đàn đạt chỉ tiêu 19.2 thuộc tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 vì đạt các nội dung cụ thể sau:

+ Hằng năm, Đảng ủy cấp xã đã có Nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp xã có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

+ Không để xảy ra các hoạt động theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 4 Thông tư số 124/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.

+ Không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật:

+ Không để tập trung đông người khiếu nại, tố cáo vụ việc đã được cơ quan chức năng giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

+ Không để xảy ra những hoạt động như: kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu gairi quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hoặc có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật để gây rối an ninh, trật tự công cộng hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước; xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm được phân công giải quyết khiếu nại, tố cáo.

+ Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

+ Số vụ phạm tội về trật tự xã hội giảm ít nhất 05% so với năm trước; tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước.

+ Có ít nhất một mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

+ Không thuộc danh sách xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.

+ Tập thể Công an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên, không có cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không có cá nhân vi phạm kỷ luật.

  1. Tự đánh giá: Đạt.
  2. Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao ở các xã:

(Kết quả thực thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 15 xã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao ban hành theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ)

6.1. Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch:

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 1.1: Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch: Đạt

– Chỉ tiêu 1.2: Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch: Đạt

– Chỉ tiêu 1.3: Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên được phê duyệt: Đạt

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 1.1: Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch

Quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn 2021-2030 được rà soát đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Luật Xây dựng năm 2014, mục 6 Luật Xây dựng năm 2014 và Khoảng 10 Điều 28 Luật số 35 sửa đổi bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

– Chỉ tiêu 1.2: Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch

Sau khi quy hoạch được UBND huyện phê duyệt, UBND các xã tổ chức lập Quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã và trình UBND huyện phê duyệt đảm bảo quy định. Việc tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch tuân thủ các quy định tại Mục 7 và Mục 8 Luật Xây dựng năm 2014; Điều 14 Luật Kiến trúc năm 2019 và Nghị định 85/2020/NĐ-CP.

– Chỉ tiêu 1.3: Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên được phê duyệt

Trên địa bàn huyện có quy hoạch các thị tứ, quy hoạch xây dựng 7 xã kiểu mẫu. Ngoài ra các xã quy hoạch các điểm dân cư mới phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.2. Về giao thông:

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 2.1: Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…)

– Chỉ tiêu 2.2: Tỷ lệ đường thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấpcó các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) và đảm bảo “sáng-xanh-sạch-đẹp”

– Chỉ tiêu 2.3: Tỷ lệ đường ngõ xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng-xanh -sạch – đẹp.

– Chỉ tiêu 2.4: Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 2.1: Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…)

2.1.1. Đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo đi lại thuận tiện, an toàn; đảm bảo vệ sinh mặt đường sạch sẽ

+ Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững các công trình giao thông nông thôn, nâng cao năng lực quản lý đồng thời gắn trách nhiệm của các xóm và người dân, UBND huyệnđã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn ban hành Quyết định, Quy định trách nhiệm quản lý, bảo trì và tổ chức giao thông các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn.

+ Hệ thống đường giao thông trục xã được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên: Hàng năm, cùng với sự hỗ trợ nguồn lực của tỉnh, UBND huyện, UBND xã đã trích ngân sách, lồng nghép các nguồn lực để duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường trục trên địa bàn các xã. Từ năm 2018 đến nay,nhiều tuyến đường trục xã được đầu tư nâng cấp, mở rộng như: các tuyến đường xã ĐX20, ĐX22, ĐX24, ĐX26 xã Nam Nghĩa; ĐX10, ĐX11, ĐX14, ĐX15 xã Nam Thái; ĐX36, ĐX37, ĐX40, ĐX41, ĐX42 xã Nam Thanh; ĐX, ĐX xã Nam Anh; DDX91 xã Xuân Lâm;….

+ Hệ thống đường giao thông trục xã đảm bảo đi lại thuận tiện, an toàn, được vệ sinh mặt đường sạch sẽ: Hàng năm, UBND huyện, UBND xã xây dựng Kế hoạch giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang ATGT; tổ chức ký cam kết đến tận hộ dân phải chấp hành nghiêm quy định không được tập kết vật liệu xây dựng, cành cây, củi gỗ,… trên lòng, lề đường, không xây dựng các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông nhằm đảm bảo thông thoáng các tuyến đường, thuận tiện, an toàn khi đi lại.

+ Nhân dân quét dọn, vệ sinh đường đoạn trước cổng, ngõ của mình hàng ngày, hàng tháng xã ra quân ngày chủ nhật xanh để tổng dọn vệ sinh môi trường nên đường giao thông trục xã luôn sạch sẽ.

2.1.2. Tỷ lệ đường xã đoạn qua khu dân cư có rãnh tiêu thoát nước gia cố dọc hai bên tuyến đường 100%

Toàn huyện có 164 tuyến đường trục xã với tổng chiều dài 251,78 km, trong đó có 168,26/168,26km qua khu dân cư và đã được đầu tư xây dựng hệ thống rãnh tiêu thoát nước gia cố dọc đường, đạt tỷ lệ 100%.

2.1.3. Đường xã được lắp đặt đầy đủ biển báo giao thông theo quy định; bố trí gờ giảm tốc tại các nhánh nút giao từ đường trục xã giao nhau với đường trục thôn, xóm trở lên

164/164 tuyến đường xã được lắp đặt biển báo giao thông theo quy định (bao gồm biển giao nhau với đường ưu tiên, biển báo giao nhau với đường không ưu tiên, biển Stop, biển chỉ dẫn, biển hạn chế tải trọng,…) và bố trí gờ giảm tốc tại các nhánh nút giao nhau với đường trục xóm, đường huyện, tỉnh lộ, quốc lộ.

2.1.4. Tỷ lệ đường xã đoạn qua khu dân cư có hệ thống đèn chiếu sáng 100%

168,26/168,26 km đường xã qua khu dân cư đã được lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng có đồng hồ đóng ngắt tự động, đạt tỷ lệ 100%.

2.1.5. Đường trục xã có trồng cây bóng mát (đối với những đoạn có thể trồng được) 100%

Song song với việc đầu tư nâng cấp mặt đường, công tác cải tạo, làm đẹp cảnh quan 2 bên các tuyến đường xã cũng được cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội từ huyện đến cơ sở và nhân dân quan tâm thực hiện. Phong trào ”Hàng cây ơn Bác” được thực hiện mạnh mẽ trên địa bàn huyện. 100% các tuyến đường xã có thể trồng được cây xanh đã được trồng các loại cây bóng mát, cảnh quan như lát hoa, sao đen, sấu, hoa ban, bằng lăng tím,…

– Chỉ tiêu 2.2: Tỷ lệ đường thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấpcó các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) và đảm bảo “Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp”

2.2.1. Được cứng hóa và bảo trì hàng năm:

+ Tỷ lệ đường trục thôn, xóm và liên thôn, xóm được nhựa hóa, bê tông hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải ≥80%

520,9/520,9 km đường trục xóm được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, đạt tỷ lệ 100%.

+ Đường trục thôn, xóm và liên thôn, xóm được bảo trì hằng năm đảm bảo đi lại thuận tiện, an toàn; đảm bảo vệ sinh mặt đường

Hàng năm, tranh thủ sự hỗ trợ xi măng của tỉnh, huyện và ngân sách xã, các xóm xây dựng kế hoạch và huy động kinh phí của nhân dân để nâng cấp các tuyến đường trục xóm đảm bảo đi lại thuận tiện, an toàn. Từ năm 2018 đến nay, toàn huyện đã nâng cấp, mở rộng được 223,5km đường trục xóm, số lượng xi măng đã sử dụng là 42.300 tấn.

Bên cạnh đó, hàng tháng các xóm, các tổ tự quản tổ chức phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, người dân tự ý thức quét dọn đường trước nhà nên hành lang đường trục xóm luôn đảm bảo thông thoáng, đường sạch sẽ.

2.2.2. Có các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) và đảm bảo “sáng-xanh-sạch-đẹp”

+ Tỷ lệ các đoạn đường trục thôn trong khu dân cư có rãnh tiêu thoát nước gia cố dọc hai bên tuyến đường =>80%

Toàn huyện có 489,43 km đường trục xóm qua khu dân cư, trong đó có 437,54 km đã được xây dựng mương thoát nước gia cố dọc 2 bên đường, đạt tỷ lệ 89%.

+ Đường trục xóm và liên thôn, xóm được lắp đặt biển báo giao thông tại tất cả các điểm giao nhau với các đường giao thông từ đường trục thôn, xóm trở lên; bố trí gờ giảm tốc tại các nhánh nút giao từ đường trục thôn, xóm giao nhau với đường trục xã trở lên

1.504/1.504 vị trí giao nhau từ đường trục xóm trở lên đã được lắp đặt biển báo giao thông theo quy định (biển giao nhau,biển Stop, biển chỉ dẫn, biển hạn chế tải trọng,…); 645/645 vị trí giao cắt giữa đường trục xóm với đường xã, đường huyện, đường tỉnh, QL đã được bố trí gờ giảm tốc; đạt tỷ lệ 100%.

+ Tỷ lệ đường trục thôn, xóm, liên thôn, xóm qua khu dân cư có hệ thống đèn điện chiếu sáng=>80%

489,43/489,43 km đường trục xóm qua khu dân cư được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công cộng đóng ngắt tự động, đạt tỷ lệ 100%.

+ Tỷ lệ đường trục thôn, xóm, liên thôn, xóm có trồng cây bóng mát (đối với những đoạn có thể trồng được)=>80%

Trong tổng số 489,43 km đường trục xóm có 269,69 km đủ điều kiện để trồng cây xanh bóng mát, trong đó đã có 233,4/269,69 km đã được trồng cây xanh bóng mát, chiếm tỷ lệ 86,5%.

– Chỉ tiêu 2.3: Tỷ lệ đường ngõ xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng-xanh -sạch – đẹp.

2.3.1. Tỷ lệ đường ngõ xóm được cứng hóa=>90%

Toàn huyện có 156,74 km đường ngõ xóm, tất cả các tuyến này đã được bê tông hóa, nhựa hóa, đạt tỷ lệ 100%.

2.3.2. Đường ngõ xóm đảm bảo vệ sinh mặt đường sạch sẽ.

Các tuyến đường ngõ xóm được người dân quét dọn vệ sinh hàng ngày (trước nhà của ai thì nhà đó quét dọn) nên luôn đảm bảo sạch sẽ.

2.3.3. Tỷ lệ đường trục ngõ xóm đoạn qua khu dân cư có hệ thống đèn chiếu sáng=>80%

Toàn huyện có 156,12km đường ngõ xóm đi qua khu dân cư, trong đó có 155,63 km có hệ thống điện chiếu sáng, chiếm tỷ lệ 99,7%.

2.3.4. Đường ngõ xóm có trồng cây bóng mát (đối với những đoạn có thể trồng được)=>80%

Toàn huyện có 75 km đường ngõ xóm đủ điều kiện để trồng cây bóng mát, trong đó có 65,67 km đã được trồng, đạt tỷ lệ 86,9%.

– Chỉ tiêu 2.4: Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa 100%

Hệ thống đường trục chính nội đồng có tổng chiều dài 565,88 km, hiện nay 100% các tuyến đã được bê tông, cấp phối, đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

  1. Tự đánh giá: Đạt

6.3. Về thủy lợi và phòng chống thiên tai:

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 3.1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động: ≥90%

– Chỉ tiêu 3.2:Tổ chức thủy lợi cơ sở (nếu có) hoạt động hiệu quả: ≥1

Chỉ tiêu 3.3: Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước (≥35%;

Chỉ tiêu 3.4: Tỷ lệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm: 100%

– Chỉ tiêu 3.5: Thực hiện kiểm kê, kiểm soát nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi: Đạt

– Chỉ tiêu 3.6: Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ: Tốt

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 3.1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động: ≥90%

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động trung bình của 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 99,2% (9.696,27 ha/9.777,494ha), trong đó, có 11 xã bao gồm xã Nam Hưng; Nam Thái, Nam Nghĩa, Nam Thanh, Thượng Tân Lộc, Hồng Long, Nam Anh, Kim Liên, Nam Giang, Nam Cát, Nam Kim đạt 100% và có 04 xã: Xuân Hoà, Nam Xuân, Nam Lĩnh, Xuân Lâm đạt từ 91,7 % đến 98,5%.

– Chỉ tiêu 3.2: Tổ chức thủy lợi cơ sở (nếu có) hoạt động hiệu quả: ≥1

Trên địa bàn 15/15 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao đều có các tổ chức thủy lợi cơ sở đảm bảo về pháp lý, năng lực theo quy định và hoạt động hiệu quả.Trong đó, 13/15 xã có HTX dịch vụ nông nghiệp gồm xã Nam Hưng, Nam Thái, Nam Nghĩa, Nam Thanh, Thượng Tân Lộc, Hồng Long, Nam Anh, Nam Xuân, Kim Liên, Nam Giang, Nam Cát, Xuân Lâm, Nam Kim và 02 xã có Tổ hợp tác gồm xã Xuân Hoà, Nam Lĩnh.

Hiện nay, 100% Hợp tác xã DVNN đều hoạt động dịch vụ thuỷ lợi có hiệu quả, đúng quy định. Các Hợp tác xã DVNN đều được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, có giấy chứng nhận đăng ký, có điều lệ, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy, người vận hành của các HTX DVNN đảm bảo đáp ứng năng lực theo quy định. Hàng năm, xây dựng kế hoạch cấp, tưới tiêu và thoát nước của các trạm bơm, đảm bảo tỉ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động. Thực hiện bảo dưỡng, sữa chữa công trình thủy lợi, đảm bảo sự hài lòng của các thành viên.

Hàng năm, các Hợp tác xã DV NN đều được đánh giá xếp loại dựa trên các tiêu chí của Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các hợp tác xã đều có trụ sở hoạt động, có các ki ốt cung ứng dịch vụ, hàng năm đều được Chi cục PTNT, Liên minh HTX tỉnh tập huấn công tác quản lý, kinh doanh, Maketing. Các HTX đều chấp hành pháp luật trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã. Các HTX đều trích lập các Quỹ của hợp tác xã.

Hàng năm Ủy ban nhân xã ký hợp đồng với Tổ thủy nông các xóm để cung cấp dịch vụ thủy lợi trên địa bàn 100% số xóm của xã; các Tổ thủy nông ban hành thông báo lịch cấp, tưới, tiêu và thoát nước đảm bảo vận hành và điều tiết nước tới từng thửa ruộng kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp của Nhân dân. Tổ thủy nông các xóm có điều lệ, quy chế hoạt động dịch vụ thủy lợi được trên 50% số thành viên của tổ thông qua và Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Tổ thủy nông các xóm có lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa 100% các công trình được giao quản lý; có lập phương án bảo vệ các công trình thủy lợi, đảm bảo không để xảy ra vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; một số Tổ thủy nông có ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong vận hành điều tiết nước phụ vụ tưới tiêu cho cây lúa và có số điểm đánh giá hoạt động hiệu quả, bền vững đạt 88,1 điểm tương đương mức đạt.

– Chỉ tiêu 3.3: Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước ≥35%:

Toàn huyện có 12.065,7 ha diện tích cây trồng chủ lực (cây lúa). Đã thực hiện áp dụng quy trình kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây trồng chủ lực là cây lúa; biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng như: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm, Nông lộ phơi… Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực được tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước là 9.523,6/12.065,7 ha đạt 78,9%.

15/15 xã: Nam Giang; Nam Thanh; Nam Cát; Kim Liên; Nam Anh; Nam Xuân; Nam Lĩnh, Nam Hưng; Nam Nghĩa; Nam Thái; Nam Kim; Hồng Long; Xuân Hòa; Xuân Lâm; Thượng Tân Lộc đã thực hiện áp dụng quy trình kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây trồng chủ lực là cây lúa; biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm, Nông lộ phơi… Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực (cây lúa) của 15 xã trên được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 3.551,6/5.613,9 ha đạt 63,3%; trong đó:

+ Xã Nam Giang: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 388,8 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm): 194,4 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 194,4/388,8ha đạt 50%. Đối với cây trồng khác: Diện tích rau màu có 0,7 ha và 3,3 ha trồng cây ăn quả được áp dụng biện pháp tưới phun sương, nhỏ giọt.

+ Xã Nam Thanh: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 454,3ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm, Nông lộ phơi): 181,7ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 181,7/454,3ha đạt 40%. Đối với cây trồng khác: Diện tích rau màu có 15 ha, 15ha trồng cây ăn quả được áp dụng biện pháp tưới phun sương, nhỏ giọt.

+ Xã Nam Cát: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 360,5 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm, Nông lộ phơi): 313,3ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 313,3 /360,5ha đạt 86,9%. Đối với cây trồng khác: Diện tích rau màu có 4 ha, 5ha trồng cây ăn quả được áp dụng biện pháp tưới phun sương, nhỏ giọt.

+ Xã Kim Liên: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 677,6 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm, Nông lộ phơi): 474,3 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 474,3/677,6 ha đạt 70%.

+ Xã Nam Anh: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 457,8 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm, Nông lộ phơi): 457,8 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 457,8/457,8 ha đạt 100%.

+ Xã Nam Xuân: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 306,7 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm): 138 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 138/306,7ha đạt 45%. Đối với cây trồng khác: Diện tích rau màu có 16 ha, được áp dụng biện pháp tưới phun sương, nhỏ giọt.

+ Xã Nam Lĩnh: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 340,1 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm): 119 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 119/340,1 ha đạt 35%. Đối với cây trồng khác: Diện tích rau màu có 15,5 ha, 1,1ha trồng cây ăn quả được áp dụng biện pháp tưới phun sương, nhỏ giọt.

+ Xã Nam Hưng: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 191,3 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm): 111,5 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 111,5/191,3 ha đạt 58,3%. Đối với cây trồng khác: Diện tích 10ha trồng cây ăn quả được áp dụng biện pháp tưới phun sương, nhỏ giọt.

+ Xã Nam Nghĩa: Các loại cây trồng chủ lực của địa phương như: lúa, rau màu, cây ăn quả được tưới tiết kiệm nước là 110,7 ha/162,8 ha đạt 68%, áp dụng các phương pháp SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm cho cây lúa, tưới nhỏ giot, phun sương cho cây ăn quả, rau và theo các phương pháp khoanh vùng bơm hoặc tưới trọng lực vùng xa trước gần sau tránh thất thoát. Đặc biệt là các diện tích trồng cây ăn quả tập trung quy mô 3-5 ha ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, phun sương như ở xóm 1 ( trang trại Phạm Ngọc Lợi); xóm 4 ( ông Nguyễn Minh Hảo).

+ Xã Nam Thái: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 247,6 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm): 111,4 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 111,4 /247,6 ha đạt 45%. Đối với cây trồng khác: Diện tích rau màu18ha, 12ha trồng cây ăn quả được áp dụng biện pháp tưới phun sương, nhỏ giọt

+ Xã Nam Kim: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 707ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm): 388,9 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 388,/707ha đạt 55%.

+ Xã Hồng Long: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 226,7 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm): 175,7 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 175,7/226 ha đạt 77,5%.

+ Xã Xuân Hòa: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 271,8 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm, Nông lộ phơi): 163,1 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 163,1 /271,8 ha đạt 60%.

+ Xã Xuân Lâm: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 428,1 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm): 331,7 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 331,7/428,1 ha đạt 77,5%. Đối với cây trồng khác: Diện tích rau màu 3ha được áp dụng biện pháp tưới phun sương, nhỏ giọt

+ Xã Thượng Tân Lộc: Tổng diện tích cây trồng chủ lực trên địa bàn xã 392,8 ha; diện tích cây chủ lực áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng: SRI, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm, Nông lộ phơi): 280,1 ha; Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 280,1/392,8 ha đạt 71,3%.

Chỉ tiêu 3.4: Tỷ lệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm: 100%

Công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng của 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có 48 hồ thủy lợi (2 hồ thủy lợi do Xí nghiệp thủy lợi quản lý, 46 hồ thủy lợi giao cho Ủy ban nhân dân các xã quản lý), 55 trạm bơm tưới, tiêu; 434,3 km kênh mương, trong đó số kênh mương đã được kiên cố hóa: 362,8/434,3 km, đạt 83,53%.

Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị, Xí nghiệp Thuỷ lợi Nam Đàn, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tổ hợp tác làm tốt công tác nạo vét duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ đảm bảo cho sản xuất và dân sinh.Hệ thống kênh mương thường xuyên được tu bổ, cải tạo, nạo vét, dòng chảy thông thoáng, không bị xả rác thải, rơm rạ xuống lòng kênh đảm bảo tốt cho công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất và phòng, chống thiên tai trên địa bàn; 15/15 xã đã thành lập tổ khuyến nông tổ chức khai thác, quản lý, vận hành các công trình thủy lợi đảm bảo phục vụ nước tưới tiêu trong các vụ mùa.

Hàng năm, đầu vụ sản xuất 100% xã đều phối hợp với các HTX, Xí nghiệp Thuỷ lợi Nam Đàn, các đơn vị xóm khảo sát, kiểm tra các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để xây dựng kế hoạch, lập dự trù kinh phí và triển khai tu sửa bảo trì.Đồng thời, tổ chức các đợt ra quân nạo vét kênh mương, khơi thông cống rãnh đảm bảo tưới, tiêu phục vụ sản xuấtkịp thời. Nhìn chung hệ thống thủy lợi trên địa bàn được bảo trì, đảm bảo hiệu quả vận hành 100%.

Hàng vụ, UBND xã tổ chức kiểm tra, nghiệm thu diện tích tưới, hệ thống các mương dẫn, làm căn cứ để nghiệm thu hợp đồng cho các Xí nghiệp, trạm bơm.Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ các hạng mục công trình thủy lợi, trong đó có dự kiến về thời gian, kinh phí, hình thức tổ chức thực hiện.

Sau mỗi đợt mưa lũ, UBND xã tổ chức kiểm tra các công trình, đánh giá mức độ thiệt hại và hư hỏng các hạng mục công trình để lập dự toán, tiến hành tu sửa các cống kênh mương để đảm bảo việc tưới tiêu phục vụ sản xuất kịp thời, đảm bảo các công trình được bảo trì, đảm bảo hiệu quả.

Đánh giá chung: Tỷ lệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm của 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 100%.

– Chỉ tiêu 3.5: Thực hiện kiểm kê, kiểm soát nguồn nước thải xả vào công rình thủy lợi: Đạt

100% các công trình thủy lợi được tách biệt với hạ tầng khu dân cư và sinh hoạt của Nhân dân; không có cơ sở sản xuất, kinh doanh xả thải nước thải ra môi trường vào công trình thủy lợi. Do đó không có nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn. Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân trên địa bàn nội dung kiểm soát, xử lý nguồn nước thải từ sinh hoạt, từ chăn nuôi, và các hoạt động kinh doanh cũng như nuôi trồng thủy sản của đơn vị trước khi thải ra môi trường. Lưu vực các hồ chứa trên địa bàn huyện là rừng sản xuất, rừng tự nhiên, không có khu dân cư, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động du lịch,… vì vậy, không có các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi.

Trong năm 2023, 2024 Ủy ban nhân dân 15 xã nông thôn mới nâng cao đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn kiểm soát, xử lý nguồn nước thải từ sinh hoạt, từ chăn nuôi, và các hoạt động kinh doanh cũng như nuôi trồng thủy sản của đơn vị; trước khi thải ra môi trường 100% nguồn nước thải phải được qua xử lý đảm bảo quy định. Đến nay, trên địa bàn 15 xã không có vi phạm về nguồn nước xả thải vào các công trình thủy lợi.

– Chỉ tiêu 3.6: Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ: Tốt

+ Về tổ chức bộ máy: 15/15 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao có tổ chức bộ máy thực hiện công tác PCTT được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn làm trưởng ban Chỉ huy; phân công công chức cấp xã theo dõi lĩnh vực PCTT và làm thường trực của BCH PCTT&TKCN cấp xã; nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng chống thiên tai.

Đặc biệt trong công tác phòng chống thiên tai cấp xã luôn chú trọng xây dựng và triển khai các phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. có nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương; hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh; có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.

+ Về nguồn nhân lực: Thực hiện nghiêm Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của ban chỉ đạo Trung ương về PCTT (nay là Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT) về việc hướng dẫn xây dựng và củng cố đội xung kích PCTT cấp xã; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. Hiện nay, trên địa bàn huyện Nam Đàn đã có 19/19xã, thị trấn thành lập Đội xung kích PCTT, với lực lượng gần 1.300 người (mỗi xã có tối thiểu là 70 người). Nòng cốt là lực lượng Dân quân tự vệ và sự tham gia của các thành viên từ các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội ở xã. 100% Số người dân trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai qua nhiều kênh khác nhau.

+ Về hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh: Hằng năm, 100% các xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao xây dựng và tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã đã được UBND huyện phê duyệt. Thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung theo quy định và xác định rõ vùng có nguy cơ cao về rủi ro các loại hình thiên tai để từ đó, xây dựng phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn một cách cụ thể, chi tiết phù hợp với quy định, tình hình đặc điểm thiên tai thực tế địa phương. Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã xây dựng kế hoạch huy động lực lượng đội xung kích cấp xã, phân công nhiệm vụ cụ thể sẵn sàng phục vụ, thực hiện hoạt động phòng chống thiên tai đã được phê duyệt có hiệu quả.

+ Về cơ sở hạ tầng thiết yếu: Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch sử dụng đất, phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội – môi trường; điểm dân cư mới hoặc chỉnh trang các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với loại hình thiên tai thường xuyên và các quy hoạch phòng, chống lũ, đê điều. Các cơ sở hạ tầng được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai đã được ban hành, lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai.

+ Về Thông tin cảnh báo và ứng phó thiên tai: Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% số hộ gia đình được tiếp nhận một cách kịp thời đầy đủ. Các số điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo.

* Đánh giá theo điểm: Nội dung phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ, đánh giá được 81 điểm, đạt mức: Tốt.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.4. Về điện:

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Đạt tiêu chí số 4 xã đạt chuẩn NTM về điện

– Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định: ≥99%

  1. Kết quả thực hiện:

– Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn Huyện nam đàn có 15 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao; Hệ thống điện tại các xã đạt tiêu chí số 4 về điện xã nông thôn mới đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 1327/QĐ-BTC ngày 03/6/2024 của Bộ Công thương.

– Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định (100%)

100% hộ dân trên địa bàn các xã đạt chuẩn NTM nâng cao (38.027/38.027 hộ) được ký hợp đồng mua bán điện với Điện lực Nam Đàn và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định: Có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình. Trong nhà có sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như bóng đèn tiết kiệm điện, quạt tiết kiệm điện,…

Việc ngừng, giảm mức cung cấp điện được thực hiện theo quy định của ngành điện (Ngành điện thông báo cho khách hàng trước ít nhất là 05 ngày).

Điện năng cấp cho các khu sản xuất tập trung, cơ sở chế biến đảm bảo ổn định thường xuyên.

Dây dẫn trên địa bàn được cơ bản bó gọn, các cột điện lấn chiếm hành lang an toàn giao thông được di dời đảm bảo an toàn, mỹ quan.

  1. Tự đánh giá: Đạt

6.5. Về Giáo dục:

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 5.1: Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2: (100%)

– Chỉ tiêu 5.2: Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: (Đạt)

– Chỉ tiêu 5.3: Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS: (Mức độ 3)

– Chỉ tiêu 5.4: Đạt chuẩn xóa mù chữ (Mức độ 2)- Chỉ tiêu 5.5: Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại: (Khá)

– Chỉ tiêu 5.6: Có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền: (Đạt)

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 5.1: Trên địa bàn huyện có tổng số 62/62 trường MN, TH, THCS công lập tại 18 xã đều đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1, đạt tỷ lệ 100%.

Có 18/18 xã NTM đều có ít nhất 01 trường đạt đạt tiêu chuẩn CSVC mức độ 2, trong đó có 15 xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt nông thôn mới nâng cao. (Chi tiết có phụ lục 03- về thống kê CSVC trường học theo Thông tư 13/TT-BGDĐT, kèm theo Báo cáo này)

– Chỉ tiêu 5.2; 5.3; 5.4: 18/18 xã (tỷ lệ 100%) và thị trấn Nam Đàn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức 2 theo Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 11/3/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn về việc công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023.

– Chỉ tiêu 5.5: Có 18/18 xã đều xếp loại tốt, khá (8 xã loại tốt, 10 xã loại khá) theo Thông báo số 97/TB-PGD&ĐT ngày 28/12/2023 của Phòng GD&ĐT huyện về kết quả kiểm tra hoạt động trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn năm 2023. Cộng đồng học tập 18/18 xã được được đánh giá, xếp loại khá, tốt (có phụ lục 05 kèm theo báo cáo này và Quyết định riêng của UBND huyện cho từng xã)

– Chỉ tiêu 5.6: Tất cả các xã đều có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền: thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao (bóng đá, bơi…), Các câu lạc bộ duy trì thường xuyên, sôi nổi có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, góp phần tạo môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao sức khỏe con em (Chi tiết có phụ lục 07 kèm theo Báo cáo này)

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.6. Về Văn hóa:

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 6.1: Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên: (Đạt).

– Chỉ tiêu 6.2: Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định: (Đạt)

– Chỉ tiêu 6.3: Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới: (≥50%)

  1. Kết quả thực hiện:

– Tiêu chí 6.1: Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên.

Trên địa bàn huyện có 137 xóm; 18/18 xã, thị trấn lắp đặt các dụng cụ thể thao ngoài trời tại các điểm công cộng như: Nhà văn hóa, sân tập luyện thể thao đơn giản.

Các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trên địa bàn các xã được tổ chức hoạt động thường xuyên, đặc biệt vào các dịp lễ, tết tại các xã, khu dân cư đều tổ chức trên 350 cuộc liên hoan, giao lưu, thi đấu văn hóa, văn nghệ, các giải thể thao, trò chơi dân gian; thành lập và duy trì hoạt động 68 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại 18 xã trên địa bàn huyện. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, xây dựng huyện Nông thôn mới.

– Chỉ tiêu 6.2: Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định: (Đạt)

Các xã đã phối hợp tiến hành kiểm kê phân loại di tích trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn huyện có 173 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê. Trong đó di tích được xếp hạng là 44 di tích (4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 12 di tích cấp quốc gia và 28 di tích cấp tỉnh); số di tích do tỉnh trực tiếp quản lý là 2 (di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên và di tích Khu lưu niệm Phan Bội Châu thị trấn nam Đàn), do huyện quản lý là 02 di tích (di tích quốc gia đặc biệt đền thờ vua Mai Hắc Đế thị trấn Nam Đàn và di tích cấp tỉnh mộ và đền thờ thân mẫu Vua Mai tại xã Nam Thái). Các xã, thị trấn quản lý là 169 di tích. Hệ thống di tích của huyện vừa phong phú về nội dung vừa đa dạng về loại hình. Các di tích phân cấp cho các xã đều được xã quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị.

Một số di tích được quan tâm bảo tồn gắn với việc tổ chức các Lễ hội truyền thống trên địa bàn như: Di tích quốc gia đặc biệt khu lưu niệm Chue tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên gắn với tổ chức Lễ hội Làng Sen; Đền thờ và khu lăng Vua Mai Hắc Đế; đền và khu mộ, đền thờ thân mẫu Vua Mai gắn với tổ chức Lễ hội đền Vua Mai; Đình Trung Cần xã Trung Phúc Cường gắn với lễ hộ đình Trung Cần. Các lễ hội diễn ra trên địa bàn huyện Nam Đàn đều thu hút sự tham gia đông đảo của người dân và du khách trong và ngoài huyện.

– Chỉ tiêu 6.3: Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới: (≥50%)

Trên địa bàn huyện có 18 xã, thị trấn và có 137 xóm. Hàng năm, trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của huyện Nam Đàn, các xã, thị ban hành Kế hoạch thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn xã để thực hiện. Năm 2023 trên địa bàn huyện 136/137 xóm đạt khu dân cư văn hóa, tỷ lệ 99,3%.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.7. Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm.

  1. Kết quả thực hiện:

* Xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn xã NTM

Trên địa bàn huyện có 13 xã có chợ. Các chợ này giữ vững được các nội dung tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn xã nông thôn mới theo quy định. Cụ thể:

– Mặt bằng chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ, bố trí đủ diện tích cho các hộ kinh doanh trong chợ. Diện tích tối thiểu cho 01 điểm kinh doanh trong chợ là 10 m2.

– Chợ có cổng, có bảng hiệu thể hiện tên chợ, có đình, nền chợ được bê tông hóa, có công trình vệ sinh, hệ thống điện, nước, mương tiêu thoát nước đảm bảo cho hoạt động chợ, rác chợ có người quét dọn, thu gom sạch sẽ sau mỗi phiên chợ, có Ban quản lý chợ, chợ hoạt động theo quy chế UBND xã ban hành.

– Khu vực bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống được bố trí riêng, bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; Có thiết bị và phương án đảm bảo phòng cháy chữa cháy cho chợ.

– Các chợ đều có Ban quản lý chợ được thành lập và hoạt động hiệu quả.

– Nội quy chợ được niêm yết công khai tại cổng chợ.

– Có sử dụng cân đối chứng để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.

– Các hàng hóa kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.

* Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm

Thời gian qua, công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp các chợ trên địa bàn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện. Giai đoạn 2018 đến nay, toàn huyện đã xây dựng mới, nâng cấp 14 chợ. Trong đó đang tiến hành xây dựng chợ Ngang xã Khánh Sơn tại vị trí quy hoạch mới; nâng cấp 13 chợ (Chợ Chùa xã Nam Anh; chợ Rọ xã Nam Kim; chợ Vạn Lộc xã Thượng Tân Lộc; chợ Vạc Nam Lĩnh; chợ Sen thị trấn Nam Đàn; chợ Tro xã Xuân Hòa; chợ Rồng xã Trung Phúc Cường; chợ Sáo xã Nam Giang; chợ Cầu xã Kim Liên; chợ Ba Hàng xã Nam Nghĩa; chợ Ngang xã Khánh Sơn; chợ Cồn Bụt xã Hùng Tiến; chợ Thanh Thuỷ xã Nam Thanh) với tổng kinh phí thực hiện 41,65 tỷ đồng. Các chợ đảm bảo đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm. Cụ thể:

– Về vị trí, địa điểm:

Chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ra ô phóng xạ tối thiểu 500m.

– Yêu cầu về bố trí:

Các khu vực kinh doanh được sắp xếp, bố trí thuận lợi cho công việc kinh doanh và đảm bảo an toàn thực phẩm. Chợ được phân khu chức năng thành từng khu vực riêng biệt chống lây nhiễm.

– Về các mục phụ trợ và kỹ thuật công trình:

+ Xây dựng chợ: Sàn khu vực buôn bán thực phẩm thoát nước tốt, không đọng nước và dễ vệ sinh. Trần nhà, mái che, tường, cột làm bằng vật liệu bền, không bị dột, thấm nước.

+ Chiếu sáng: Chợ được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên, trong đình chợ và các ky ốt được chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo (đèn điện). Nguồn sáng, cường độ sáng dễ nhận biết, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm.

+ Nước sử dụng trong chợ và hệ thống thoát nước: Có hệ thống cấp nước, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, phục vụ kinh doanh thực phẩm tại chợ. Có hệ thống thoát nước và thường xuyên làm vệ sinh, thông tắc.

+ Phòng cháy chữa cháy: Chợ đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành; có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và dây dẫn theo quy định

+ Bảo vệ môi trường: Chợ được vệ sinh, thu gom rác hàng ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, đảm bảo giữ sạch sẽ. Trong chợ có bố trí các thùng chứa rác thải có nắp đậy ở các nơi công cộng. Định kỳ tổ chức khử trùng và tiêu diệt công trùng, động vật gây hại đảm bảo không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm tại chợ. Công ty đã bố trí các thùng đựng rác có nắp đậy tại 3 đến 4 vị trí trong chợ

+ Nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh bố trí cách biệt với khu kinh doanh thực phẩm và được xây dựng để đáp ứng điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nhà tiêu dội nước tự hoại; phòng vệ sinh nam, nữ được bố trí riêng biệt, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Chỗ rửa tay có đủ dụng cụ, xà phòng, chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng hướng dẫn quy trình rửa tay và bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn. Xã bố trí xà phòng, chất tẩy rửa, bảng hướng dẫn, bảng chỉ dẫn trong nhà vệ sinh

– Về điều hành quản lý chợ:

Chợ có nội quy hoạt động, trong đó có quy định về công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm tại chợ. Nội quy chợ được treo tại các vị trí dễ quan sát và thường xuyên truyên truyền, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện tốt nội quy chợ.

Đồng thời Ban quản lý chợ tiến hành họp các hộ kinh doanh thực phẩm để phổ biến rõ nội quy kinh doanh chợ, nhất là kinh doanh các mặt hàng thực phẩm để tiểu thương được biết và thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra các hộ kinh doanh thực phẩmthực hiện nội quy kinh doanh tại chợ. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh trong chợ đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

  1. Tự đánh giá: Đạt

6.8. Về Thông tin và Truyền thông:

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 8.1. Xã có điểm phục vụ Bưu chính.

– Chỉ tiêu 8.2: Xã có dịch vụ viễn thông, Internet.

– Chỉ tiêu 8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn.

– Chỉ tiêu 8.4. Có ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản
lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế – xã hội.

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 8.1. Xã có điểm phục vụ Bưu chính: 18/18 xã đều có điểm phục vụ bưu chính, đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất: Các điểm bưu điện xã được trang bị cơ sở vật chất, máy tính, biển trên điểm, bảng niêm yết giờ hoạt động (08 giờ/ngày), các thông tin về dịch vụ bưu chính,…đảm bảo cung cấp các dịch vụ thư có địa chỉ nhận, khối lượng đơn chiếc đến 02 kg; dịch vụ gói, kiện hàng có khối lượng đơn chiếc 05 kg.

– Chỉ tiêu 8.2: Xã có dịch vụ viễn thông, Internet

Trên địa bàn huyện Nam Đàn có 139 trạm thu phát sóng di động (trạm BTS), trong đó: Viettel 46 trạm, Vinaphone 51 trạm, Mobifone 34 trạm, Vietnamobile 08. 100% các xóm trên địa bàn đã được phủ sóng điện thoại di động. Mạng viễn thông di động mặt đất và dịch vụ cáp quang internet băng rộng cố định cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.

– Chỉ tiêu 8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn

18/18 xã có đài truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh từ xã đến các xóm (đạt 100%), đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền trên địa bàn; các cụm loa và loa đặt tại nhà văn hóa xã, nhà văn hóa các thôn trên địa bàn.Các đài truyền thanh xã thực hiện có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo, hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương .

Toàn huyện Nam Đàn có 18 xã trong đó 16/18 xã sử dụng truyền thanh tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông, 2/18 đài FM được Cục Tần số VTĐ cấp giấy phép sử dụng tần số theo quy định. Phủ sóng 100% xóm trên địa bàn.

Có 137/137 xóm (đạt 100%) có hệ thống loa truyền thanh hoạt động tốt, phục vụ nhu cầu thông tin 4 cấp của Nhân dân địa phương.

– Chỉ tiêu 8.4. Có ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản
lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế – xã hội.

+ 18/18 xã đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành (đạt 100%); 100% số xã trên địa bàn huyện Nam Đàn có máy tính phục vụ công tác của cán bộ, công chức với tỷ lệ 100% cán bộ công chức có máy vi tính; 100% máy tính của cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động đang công tác tại Đảng ủy, HĐND, UBND và MTTQ, các đoàn thể của xã được kết nối mạng internet băng rộng.

+ 100% số xã đã ứng dụng phần mềm hệ thống quản lý văn bản điều hành (ubndnamdan.vnptioffice.vn). 18/18 xã có ứng dụng và sử dụng thành thạo các phần mềm vào điều hành công việc như: dịch vụ công trực tuyến, hệ thống hộp thư điện tử công vụ, phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, phần mềm quản lý cán bộ công chức viên chức,… Đến nay 95% các văn bản thông thường của UBND các xã (trừ văn bản mật) đều được thực hiện ký số và trao đổi trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hệ thống thư điện tử công vụ chính thức của cơ quan nhà nước; 100% số xã đã triển khai cung cấp Thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

+ 18/18 xã quản lý và phát huy hiệu quả Cổng thông tin điện tử xã; thành lập Ban Quản trị, ban hành quy chế hoạt động Cổng thông tin điện tử xã; thường xuyên đăng tải các tin, bài, văn bản chỉ đạo, kế hoạch hoạt động… của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương…. qua đó góp phần tuyên truyền các thông tin của địa phương đến người dân.

+ 18/18 xã đã đầu tư lắp đặt hệ thống máy tính. Máy scan, máy in, camera tại bộ phận Một cửa cấp xã góp phần nâng cao hoạt động quản lý, điều hành, giải quyết TTHC cho người dân trên địa bàn.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.9. Về Nhà ở dân cư

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố ≥ 95%

  1. Kết quả thực hiện:

Toàn huyện có 35.798/36.588 nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng, tỷ lệ 97,8%.

  1. Tự đánh giá: Đạt

6.10. Về Thu nhập:

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/ người): Năm 2023 ≥ 51 triệu đồng.
  2. Kết quả thực hiện:

Xác định xây dựng nông thôn mới, nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn, huyện Nam Đàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển về kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện, đã tập trung các giải pháp, huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,… từ đó tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 65 triệu đồng/người/năm; riêng 15 xã trên địa bàn huyện đạt 55 triệu đồng, trong đó có 03 xã có thu nhập bình quân đầu người trên 65 triệu đồng; có 05 xã có thu nhập bình quân đầu người trên 68 triệu đồng/người/năm; có 02 xã có thu nhập bình quân đầu người trên 70 triệu đồng/người/năm (xã Kim Liên 72 triệu đồng; xã Nam Giang 70,9 triệu đồng).

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.11. Về nghèo đa chiều:

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025: (4%)

  1. Kết quả thực hiện:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở triển khai quyết liệt, cụ thể, thiết thực và đạt hiệu quả; các chỉ tiêu đề cập trong kế hoạch giảm nghèo được phân tích rõ cụ thể đối tượng, nhận diện nguyên nhân thiếu hụt dẫn đến nghèo để đề ra giải pháp phù hợp, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo trong giám sát, hướng dẫn cơ sở thực hiện; Các chính sách của Trung ương và đặc biệt là chính sách đặc thù riêng của tỉnh Nghệ An cho chương trình giảm nghèo đã khắc phục được nhiều bất cập của giai đoạn trước như: Tích hợp đồng bộ nhiều chính sách, giảm hỗ trợ trực tiếp; tăng hỗ trợ hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm và lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình dự án khác để hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tỷ lệ nghèo đa chiều 15 xã nâng cao: cácxã Nam Kim 2,65%; xã Thượng Tân Lộc 2,36%; xã Nam Thái 2,41%; xã Nam Hưng 3,53%, xã Nam Nghĩa 2,11%; xã Nam Thanh 1,11%; xã Xuân Hòa 1,36%; xã Nam Anh 1,40%; xã Nam Xuân 3,24%; xã Nam Lĩnh 2,45%; xã Nam Giang 2,39%; xã Nam Cát 2,24%; xã Kim Liên 0,38%; xã Hồng Long 2,98%; xã Xuân Lâm 2,74.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.12. Về lao động

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 12.1: Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) (≥ 80%)

– Chỉ tiêu 12.2: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ: (≥ 30%)

  1. Kết quả thực hiện:

Đến hết năm 2023, tổng lực lượng lao động của 15 xã nâng cao xã 75.416 người. Trong đó, số lao động đã qua đào tạo (trình độ tương đương sơ cấp nghề trở lên) là 63.043 người.

– Chỉ tiêu 12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 63.043 người, đạt 83,59 gồm: xã Nam Kim 82,12%; xã Thượng Tân Lộc 81,04%; xã Nam Thái 81,21%; xã Nam Hưng 81,70%, xã Nam Nghĩa 80,1%; xã Nam Thanh 81,22%; xã Xuân Hòa 84,31%; xã Nam Anh 84,47%; xã Nam Xuân 81,7%; xã Nam Lĩnh 83,77%; xã Nam Giang 83,91%; xã Nam Cát 80,74%; xã Kim Liên 98,28%; xã Hồng Long 84,08%; xã Xuân Lâm 81,54%.

– Chỉ tiêu 12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ là:27.864/75.416 người, đạt 36,95%, gồm: xã Nam Kim 33,25%; xã Thượng Tân Lộc 31,13%; xã Nam Thái 33,81%; xã Nam Hưng 32,33%, xã Nam Nghĩa 41,97%; xã Nam Thanh 33,36%; xã Xuân Hòa 34,27%; xã Nam Anh 44,09%; xã Nam Xuân 32,66%; xã Nam Lĩnh 43,50%; xã Nam Giang 43,53%; xã Nam Cát 30,26%; xã Kim Liên 42,75%; xã Hồng Long 23,20%; xã Xuân Lâm 32,58.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.13. Về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 13.1: Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định: ( ≥1)

– Chỉ tiêu 13.2: Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn: (≥1 sản phẩm đối với xã có sản phẩm tham gia chương trình OCOP cấp tỉnh)

– Chỉ tiêu 13.3: Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), hoặc nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, hoặc mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm: (≥1)

– Chỉ tiêu 13.4: Ứng dụng công nghệ số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã: (Đạt)

– Chỉ tiêu 13.5: Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử: ( ≥80%)

– Chỉ tiêu 13.6: Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng: (Đạt)

– Chỉ tiêu 13.7: Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội: (Đạt)

– Chỉ tiêu 13.8: Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường): (Đạt)

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 13.1: Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định: ( ≥1)

Đến hết năm 2023, số lượng hợp tác xã trên địa bàn huyện Nam Đàn đạt 66 hợp tác xã, số lượng hợp tác xã đang hoạt động 37 hợp tác xã, số lượng hợp tác xã đang hoạt động hiệu quả 37 hợp tác xã, số lượng hợp tác xã thành lập mới giai đoạn 2020 – 2023 đạt 13 hợp tác xã, doanh thu bình quân quân hàng năm giai đoạn 2020 – 2022 ước đạt 1.987,5 triệu đồng, lợi nhuận ước đạt 769,2 triệu đồng, lợi nhuận bình quân ước đạt 232 triệu đồng/năm.

Một số mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, nổi bật của địa phương: Hợp tác xã Sen Quê Bác, HTX Xanh Đại Huệ, HTX Chanh Thiên Nhẫn, HTX Giò Bê Đức Tuấn, HTX Giò Bê Minh Hiền… Các HTX trên đã góp phần đưa sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đạt 69 sản phẩm, trong đó có 9 sản phẩm 4 sao.

Về liên kết theo chuỗi giá trị tại các HTX:

+ 15 xã NTM nâng cao trên địa bàn huyện có mô hình liên kết gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững; các sản phẩm chủ lực của huyện được thực hiện theo mô hình liên kết từ sản xuất giống, chăn nuôi, sơ chế, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm gồm:

+ Xã Kim Liên: HTX Sen Quê Bác liên kết sản xuất các sản phẩm từ Sen, sản lượng 50 tấn/năm, liên kết tiêu thụ từ 30-40 tấn/năm, tương ứng 60-70% tổng sản lượng sản phẩm của HTX.

+ Xã Nam Giang: HTX Dịch vụ NN xã Nam Giang có 4 mô hình liên kết lúa giống VRN 20 với tổng diện tích 60 ha và 2 mô hình liên kết gia công chăn nuôi lợn của anh Hồ Văn Dũng xóm 4 với quy mô 2.000 con/lứa và của anh Phan Hồng Lĩnh xóm 3 với quy mô 200 con/lứa.

+ Xã Nam Cát: HTX Dịch vụ NN xã Nam Cát có 6 mô hình liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững, gồm: 4 mô hình liên kết lúa giống VRN 20 với tổng diện tích 80 ha mỗi mô hình và 2 mô hình liên kết gia công chăn nuôi lợn của anh Phan Quang Sáng với quy mô 2.500 con/lứa và mô hình liên kết nuôi vịt với 30.000 con/lứa của anh Phan Văn Tuyền. Sản lượng tiêu thụ qua liên kết đạt 100%sản phẩm của HTX.

+ Xã Nam Anh: HTX Xanh Đại Huệ liên kết sản xuất các sản phẩm từ Sắn Dây, Nghệ, Hà Thủ Ô, sản lượng 250 tấn/năm, liên kết tiêu thụ từ 200-220 tấn/năm, tương ứng 80-90% tổng sản lượng sản phẩm của HTX. HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Nam Anh có 2 mô hình liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững, 3 mô hình sản xuất rau củ quả an toàn trong nhà lưới tại xứ Đồng Con Tai xóm 3, Bậc Thành xóm 4, Chại Quan xóm 5.

+ Xã Nam Nghĩa: HTX Dịch vụ NN Nam Nghĩa đã thực hiện hợp đồng tiêu thụ giữa người dân địa phương với Công ty giống cây trồng Hà Tây trong việc tiêu thụ lúa chất lượng cao VNR10, quy mô 50 ha, với sản lượng liên kết đạt 100%.

+ Xã Nam Xuân: HTX Dịch vụ NN xã Nam Xuân Xây dựng được mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao HDT10 vụ xuân 2021 với tổng diện tích 60ha, liên kết với Công ty giống cây trồng Trung ương. Vụ Xuân năm 2022 liên kết với Công ty giống cây trồng Nghệ an sản xuất giống TH8, bao tiêu sản phẩm đạt 100% sản lượng.

+ Xã Nam Thanh: HTX DV NN Nam Thanh 1 và Nam Thanh 2, đại diện cho các hộ dân trên địa bàn tiến hành làm hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa VRN 20, Bắc Thịnh, giống lúa BQ với các Công ty như Công ty VTNN Nam Đàn, Công ty giống cây trồng Nghệ An, sản lượng thu mua đạt 100%… Theo đó Công ty chịu trách nhiệm cung cấp giống, chuyển giao quy trình kỹ thuật, thu mua sản phẩm của người dân; HTX chịu trách nhiệm liên kết các hộ gia đình để thực hiện mô hình, tổ chức đôn đốc, giám sát các hộ dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được chuyển giao và các nội dung theo hợp đồng đã ký kết. Nhờ đó năng suất lúa tăng hơn so với năng suất đại trà (lúa VRN 20, Bắc Thịnh, BQ năng suất 70 tạ/ha, lúa đại trà 65 tạ/ha); chất lượng, giá bán tăng và có đầu ra ổn định.

+ Xã Xuân Lâm: HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Đức. Đã tổ chức làm đầu mối thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất với các chủ thể như: Hợp đồng số 05/HĐTP ngày 24/8/2022 với trường TH Hà Huy Tập 2 về việc cung ứng rau xanh, củ quả; Hợp đồng số 06/HĐTP ngày 06/9/2022 với trường TH Hưng Đông về việc cung ứng các loại rau củ quả. Hợp đồng số 07/HĐTP ngày 28/8/2022 với trường tiểu học Trung Đô về việc cung ứng các loại rau củ quả; Hợp đồng nhập nông sản thực phẩm, ngày 05/9/2022 với trường TH Trường Thi về việc cung ứng rau các loại. Các hợp đồng liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm của HTX. HTX DV nông nghiệp Xuân Lâm liên kết sản xuất khoai tây với Công ty TNHH thực phẩm ORION quy mô đạt 32 ha, liên kết tiêu thụ 100%.

+ Xã Nam Kim: HTX Chanh Thiên Nhẫnliên kết sản xuất 12 sản phẩm từ cây Chanh, sản lượng 320 tấn/năm, liên kết tiêu thụ từ 280-300 tấn/năm, tương ứng 90-95% tổng sản lượng sản phẩm của HTX. HTX DV NN Nam Kim 1 thực hiện ở vụ Hè Thu 2021, HTX Nam Kim 2 thực hiện ở vụ Xuân 2021, Tiến hành làm hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa VRN 20 ở cả 2 vụ. HTX chịu trách nhiệm liên kết các hộ gia đình để thực hiện mô hình, tổ chức đôn đốc, giám sát các hộ dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được chuyển giao và các nội dung theo hợp đồng đã ký kết. Nhờ đó năng suất lúa tăng hơn so với năng suất đại trà (lúa VRN 20, BQ năng suất 70 tạ/ha, lúa đại trà 65 tạ/ha); chất lượng, giá bán tăng và có đầu ra ổn định.

+ Xã Xuân Hoà: HTX Dịch vụ nông nghiệp Công nghệ cao Sào Nam HTX đã chủ động xây dựng và hình thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ dưa lưới, với tổng sản lượng hàng năm đạt 20-25 tấn, liên kết tiêu thụ đạt 100% sản lượng.

+ Xã Nam Hưng: HTX DV NN đại diện cho các hộ dân trên địa bàn tiến hành làm hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa QR1, và ADI168 với các Công ty như Công ty Nông dược Thành Vinh, Công ty TNHH SEA SUCCESS, hợp động liên kết sản xuất tiêu thụ sắn nguyên liệu với công Ty Nông thủy sản Nghệ An. Theo đó Công ty chịu trách nhiệm cung cấp giống, chuyển giao quy trình kỹ thuật, thu mua sản phẩm của người dân; HTX chịu trách nhiệm liên kết các hộ gia đình để thực hiện mô hình, tổ chức đôn đốc, giám sát các hộ dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được chuyển giao và các nội dung theo hợp đồng đã ký kết. Nhờ đó năng suất lúa tăng hơn so với năng suất đại trà (lúa ADI 168, QR1, BQ năng suất 70,32 tạ/ha, lúa đại trà 69,53 tạ/ha); chất lượng, giá bán tăng và có đầu ra ổn định. Hiệu quả kinh tế mang là 136 triệu đồng/ha, cao hơn 16 triệu đồng/ha so với lúa đại trà. Đối với thu mua Nguyên liệu sắn, ước tính trong năm HTX xã đã thu mua hơn 1000 tấn, với tổng kinh phí ước hơn 2,3 tỷ đồng, đạt 100% sản lượng.

+ Xã Nam Lĩnh: HTX nông nghiệp công nghê cao Năng Hồng xây dựng mô hình sản xuất công nghệ cao nhà lưới tại xứ đồng Chín mẫu diện tích hơn 1.000 m2 trồng Nho thân gỗ, Nho sữa, sâm Bố Chính, cà chua, dưa lưới, dưa Kim Hoàng Hậu…. Tổ chức liên kết đạt 100% sản phẩm của HTX.

+ Xã Nam Thái: HTX Giò bê Đức Tuấn quy mô sản xuất 250 tấn dò bê/năm HTX đã chủ động xây dựng và hình thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ Giò bê vào các siêu thị trong và ngoài tỉnh tương ứng 68% tổng sản lượng sản phẩm của HTX. HTX DV NN Nam Thái đại diện cho các hộ dân trên địa bàn tiến hành làm hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa VRN 20, LP1601 với các Công ty như Công ty VTNN Nam Đàn, Công ty giống cây trồng Nghệ An, quy mô 50-60ha/năm, thu mua đạt 100% sản lượng.

+ Xã Thượng Tân Lộc: HTX DV NN Thượng Tân Lộc đại diện cho các hộ dân trên địa bàn tiến hành làm hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa VRN 20, QR1 và tiêu thụ bí xanh với các Công ty như Công ty VTNN Nam Đàn, Công ty giống cây trồng Nghệ An…. Năng suất lúa tăng hơn so với năng suất đại trà (lúa VNR20, QR1, năng suất 70 tạ/ha, lúa đại trà 65 tạ/ha); chất lượng, giá bán tăng và có đầu ra ổn định. Hiệu quả kinh tế mang là 136 triệu đồng/ha.

+ Xã Hồng Long: HTX DV NN Hồng Long đại diện cho các hộ dân trên địa bàn tiến hành làm hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa Bắc Thịnh và tiêu thụ bí xanh, bí đỏ với các Công ty như Công ty VTNN Nam Đàn, Công ty giống cây trồng Nghệ An. Theo đó; Công ty chịu trách nhiệm cung cấp giống, chuyển giao quy trình kỹ thuật, thu mua sản phẩm của người dân; HTX chịu trách nhiệm liên kết các hộ gia đình để thực hiện mô hình, tổ chức đôn đốc, giám sát các hộ dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được chuyển giao và các nội dung theo hợp đồng đã ký kết, với sản lượng đạt 100%.

– Chỉ tiêu 13.2: Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn:

Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm là thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm hàng hóa đã có thương hiệu. Chú trọng quảng bá, xúc tiến thương mại và thị trường để tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” OCOP huyện Nam Đàn được tập trung phát triển đúng mục tiêu, định hướng, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất; xây dựng, quản lý, khai thác bền vững, hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận.

Đến hết năm 2023, trên địa bàn huyện đã có 69 sản phẩm là sản phẩm đạt sao OCOP cấp tỉnh (có 9 sản phẩm được cấp sản phẩm 4 sao và 60 sản phẩm của được cấp 3 sao)… có 19/19 xã, thị trấn có ít nhất 1 sản phẩm đạt 3 sao trở lên. Triển khai đăng ký mã số vùng trồng, mã vạch cho các sản phẩm OCOP và tem truy suất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ đưa 100% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử.

– Chỉ tiêu 13.3: Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), hoặc nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, hoặc mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm: ( ≥1)

Trên địa bàn huyện, 15/15 xã đều có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu cụ thể:

+ Tại xã Nam Giang: Trên địa bàn có 01 mô hình nhà lưới sản xuất cây dược liệu tại xứ đồng Chùa Chuyển xóm 1 với diện tích gần 1.000 m2. Sau khi được UBND huyện phê duyệt, chủ mô hình đã tiến hành lắp đặt nhà lưới và các thiết bị để trồng các loại cây dược liệu. Từ tháng 3 năm 2020 bắt đầu tiến hành ra giống trồng cây cà gai leo, đến thời điểm hiện nay đã thu hoạch được 6 lứa; diện tích đất trồng sau khi đã bố trí các đường đi là 800m2, năng suất đạt 130kg tươi/sào/lứa, đặc biệt các vấn đề về sâu bệnh, ảnh hưởng của thời tiết là không có, từ đó nâng cao năng suất, sản lượng của cây cao hơn trồng ngoài trời từ 20-30kg/sào. Để đa dạng hóa các loại cây dược liệu phục vụ hoạt động khám chữa bệnh, trong thời gian chủ mô hình tiếp tục trồng thử nghệm các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như sầm bồ chính, đương quy, trường sơn… phấn đấu đến năm 2023 có từ 2-3 sản phẩm được chế biến để dự thi sản phẩm OCOP.

+ Xã Nam Anh: Trên địa bàn có 03 mô hình trồng rau củ quả trong nhà lưới tại xứ Đồng Con Tai xóm 3, Bậc Thành xóm 4, Chại Quan xóm 5. Các mô hình sản xuất cho thu nhập cao, đưa lại hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm của mô hình được khách hàng ưa chuộng, có uy tín cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Trong 7 năm qua xã đã tập trung chỉ đạo xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm sắn dây chanh giữa HTX nông nghiệp xanh Đại Huệ với HTX chanh Nam Kim (năm 2022 mua bán 1,5 tấn sắn dây chanh với kinh phí 198 triệu đồng), mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ các sản phẩm sắn dây của HTX xanh Đại Huệ với siêu thị BigC Vinh; mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm sắn dây của HTX Nam Anh với sở Công thương.

+ Xã Nam Cát: Xác định mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình liên doanh liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao thu nhập cho người dân một cách ổn định, bền vững là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cần thực hiện.Trong những năm qua, ngoài sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, Đảng ủy, UBND xã Nam Cát đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất trên địa bàn. Đến nay đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, nổi bật có 01 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là mô hình tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả tại trang trại hộ gia đình Anh Hà Huy Thuận xóm Đồng Thuận.

+ Xã Kim Liên: Trên địa bàn có 03 mô hình sản xuất có sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, gồm: 02 mô hình trồng rau củ quả trong nhà màng của HTX Nam An tại xóm Sen 1và HTX nông nghiệp, dịch vụ, du lịch Miền Trung tại xóm Liên Mậu 3; 01 mô hình trồng hoa của hộ gia đình ông Bình tại xóm Liên Mậu 3 được lắp đặt hệ thống tưới Béc gần 7.700 m2.

+ Xã Nam Kim: Trên địa bàn có HTX chanh Nam Kim là HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến các sản phẩm từ chanh, HTX chịu trách nhiệm liên kết các hộ gia đình để thực hiện mô hình, đến nay HTX đã ký các hợp đồng liên kết trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm từ chanh với xã Nam Kim, xã Khánh Sơn, xã Thượng Tân Lộc. Song song với ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm HTX còn ký hợp đồng phân phối hàng hóa với công đoàn ngành giáo dục tĩnh Nghệ An, với nhà phân phối Nguyễn Trọng Quân, địa chỉ xóm 4, xã Quỳnh Nghĩa, Huyện Quỳnh Lưu, tĩnh Nghệ An và với nhà phân phối Nguyễn Văn Tài, địa chỉ thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tĩnh Nghệ An, lợi nhuận thu được sau thuế thu nhập là 99,28 triệu đồng

Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 01 hộ gia đình trồng cây ăn quả sử dụng hệ thống công nghệ cao bằng tưới nhỏ dọt, nhằm tiết kiệm nước, thời gian và tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích thu nhập từ mô hình áp dụng tưới nhỏ giọt cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với diện tích không áp dụng tưới nhỏ giọt

+ Xã Nam Nghĩa: Xã có 5 mô hình ứng dụng công nghệ cao. Trong đó có 2 mô hình trồng cây ăn quả tưới nhỏ giọt quy mô 3-5 ha, 2 mô hình nhà lưới (gồm 1 nhà sản xuất hình thức thủy canh), một mô hình nuôi gà ác quy mô 2000 con theo tiêu chuẩn Việt gahp có liên kết tiêu thụ.

+ Xã Nam Thanh: Trên địa bàn có 01 mô hình nhà lưới diện tích 1000 m2 tai xứ đồng Cựa Chùa xóm 2 Sau khi được UBND huyện phê duyệt, chủ mô hình đã tiến hành lắp đặt nhà lưới và các thiết bị để trồng các loại cây rau màu như: Dưa chuột, Cà chua, dưa lưới, đến thời điểm hiện nay đã thu hoạch được 1 lứa; diện tích đất trồng sau khi đã bố trí các đường đi là 800m2, năng suất đạt (750kg tươi/sào/lứa, đặc biệt các vấn đề về sâu bệnh, ảnh hưởng của thời tiết là không có, từ đó nâng cao năng suất, sản lượng của cây cao hơn trồng ngoài trời từ 100-150kg/sào. Để đa dạng các loại cây tròng và theo từng mùa vụ trong thời gian chủ mô hình tiếp tục trồng thử nghệm các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn Dưa lưới, dưa Kim Hoàng hậu… phấn đấu đến năm 2023 có từ 2-3 sản phẩm được chế biến để dự thi sản phẩm OCOP.

Ngoài ra trên địa bàn xã con có 4 hộ gia đình trồng cây ăn quả sử dụng hệ thống công nghệ cao bằng tưới nhỏ dọt, diệt tích 14 ha, nhằm tiết kiệm nước, thời gian và tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích, thu nhập từ mô hình áp dụng tưới nhỏ giọt cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với diện tích không áp dụng tưới nhỏ giọt.

+ Xã Nam Xuân: Trên địa bàn có 02 mô hình nhà lưới diện tích 3000 m2:

Vùng 1 tại xứ đồng Khe Dâu xóm Xuân hồng Sau khi được UBND huyện phê duyệt, chủ mô hình đã tiến hành lắp đặt nhà lưới và các thiết bị để trồng các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao gồm: Dưa lưới, đến thời điểm hiện nay đã thu hoạch được 02 lứa; diện tích đất trồng sau khi đã bố trí các đường đi là 1.000m2, năng suất đạt 750kg tươi/sào/lứa. Mỗi kg giá 60 ngàn đồng. Đặc biệt các vấn đề về sâu bệnh, ảnh hưởng của thời tiết là không có, từ đó nâng cao năng suất, sản lượng của cây cao hơn trồng ngoài trời từ 100-150kg/sào. Để đa dạng các loại cây tròng và theo từng mùa vụ trong thời gian chủ mô hình tiếp tục trồng thử nghệm các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn dưa Kim Hoàng hậu… phấn đấu đến năm 2023 có từ 2-3 sản phẩm được chế biến để dự thi sản phẩm OCOP.

Vùng 2 Tại xứ đồng Da Thạch xóm Xuân Tân: Xây dựng mô hình cây con kết hợp: gồm 2 khu vực: Khu Công nghệ nuôi Lươn không bùn và khu trồng Hoa Ly, hoa Lan bước đầu đã đem lại hiệu quả về kinh tế..

+ Xã Xuân Lâm: Trên địa bàn xã có mô hình HTX Minh Đức và 05 vườn chuẩn trên địa bàn có áp dụng hình thức tưới tiết kiệm nước bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, bét và ứng dựng kỹ thuật quản lý tổng hợp cây trông ICM tiến tơi xây dựng quy trình chuẩn Vietgap là một mô hình phù hợp đặc điểm phát triển kinh tế của địa phương có khả năng nhân rộng cao. Mô hình kinh tế có quy mô phù hợp đặc điểm phát triển kinh tế của địa phương và đầu tư sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

+ Xã Nam Hưng: Trên địa bàn có 01 mô hình Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả tại xóm Đình Long với diện tích trên 03 ha. Thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2018, UBND huyện Nam đàn đã Phê duyệt dự toán và triển khai xây dựng mô hình trồng Bưởi ứng dụng tưới nhỏ giọt trên cây ăn quả, từ đó đến nay Hộ gia đình đã đầu tư mở rộng diện tích, quy mô, đầu tư lắp đặt mới thêm hệ thống tưới. Đến nay diện tích trồng có ứng dụng tưới nhỏ giọt trên 3ha, tập trung sản xuất các loại cây ăn quả như Bưởi, mít. …Kết quả, cho thu nhập cao hơn 5 lần so với cây trồng cũ. Hàng năm gia đình thu về hàng trăm triệu đồng.

+ Xã Nam Thái: Trên địa bàn có 01 mô hình trồng bí xanh tại Đồng Chùa (Xóm Hồng Tân) và Đồng Ác (Xóm Hồng Sơn) là mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tưới nhỏ giọt đến thời điểm hiện nay đã thu hoạch được 1 lứa; diện tích đất trồng sau khi đã bố trí các đường đi là 5,5 ha, năng suất đạt 40 tấn tươi/1ha.

Ngoài ra trên địa bàn xã có 02 hộ gia đình trồng cây ăn quả sử dụng hệ thống công nghệ cao bằng tưới nhỏ giọt, diệt tích 1,5 ha, nhằm tiết kiệm nước, thời gian và tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích, thu nhập từ mô hình áp dụng tưới nhỏ giọt cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với diện tích không áp dụng tưới nhỏ giọt.

+ Xã Thượng Tân Lộc: Trên địa bàn có 01 mô hình nhà lưới diện tích 20.000 m2 tai xứ đồng Bàu Láng, Sau khi được UBND huyện phê duyệt, chủ mô hình đã tiến hành lắp đặt nhà lưới và các thiết bị để trồng các loại cây rau màu như: Dưa chuột, Cà chua, dưa lưới, sản phẩm chủ lực vẫn là trồng nho với số lượng 800 cây đến thời điểm hiện nay đã thu hoạch được 1 lứa; diện tích đất trồng sau khi đã bố trí các đường đi là 18.000m2, năng suất đạt (750kg tươi/sào/lứa, đặc biệt các vấn đề về sâu bệnh, ảnh hưởng của thời tiết là không có, từ đó nâng cao năng suất, sản lượng của cây cao hơn trồng ngoài trời từ 100-150kg/sào. Để đa dạng các loại cây trồng và theo từng mùa vụ trong thời gian chủ mô hình tiếp tục trồng thử nghệm các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn Dưa lưới, dưa Kim Hoàng hậu … phấn đấu đến năm 2023 có từ 2-3 sản phẩm được chế biến để dự thi sản phẩm OCOP.

Ngoài ra trên địa bàn xã con có 4 hộ gia đình trồng cây ăn quả sử dụng hệ thống công nghệ cao bằng tưới nhỏ dọt, diệt tích 10 ha, nhằm tiết kiệm nước, thời gian và tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích, thu nhập từ mô hình áp dụng tưới nhỏ giọt cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với diện tích không áp dụng tưới nhỏ giọt.

+ Xã Xuân Hòa: Trên địa bàn có 01 mô hình nhà lưới diện tích 3.000 m2: Vùng 1 tại xứ đồng xóm Sào Nam. Sau khi được UBND huyện phê duyệt, chủ mô hình đã tiến hành lắp đặt nhà lưới và các thiết bị để trồng các loại dưa lưới,cây rau có giá trị kinh tế cao gồm: Dưa lưới, dưa Hoàng Hậu, đến thời điểm hiện nay đã thu hoạch được 02 lứa; diện tích đất trồng sau khi đã bố trí các đường đi là 1.000m2, năng suất đạt 750kg tươi/sào/lứa. Mỗi kg giá 60 ngàn đồng. Đặc biệt, các vấn đề về sâu bệnh, ảnh hưởng của thời tiết là không có. Từ đó, nâng cao năng suất, sản lượng của cây cao hơn trồng ngoài trời từ 100-150kg/sào. Để đa dạng các loại cây trồng và theo từng mùa vụ trong thời gian chủ mô hình tiếp tục trồng thử nghiệm các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn dưa Kim hoàng hậu, rau trái vụ, đặc biệt là hoa li, cúc; layơn…và các loại hoa khác phục vụ thị trường tết.

+ Xã Nam Lĩnh: Trên địa bàn có 01 mô hình nhà lưới diện tích 1000 m2 tại xứ đồng Chín mẫu xóm 6 Sau khi được UBND huyện phê duyệt, chủ mô hình đã tiến hành lắp đặt nhà lưới và các thiết bị để trồng các loại cây rau quả: Nho Hạ đen, Nho sữa, dưa lưới, đến thời điểm hiện nay đã thu hoạch được 3 lứa; diện tích đất trồng sau khi đã bố trí các đường đi là 800m2, năng suất đạt (750kg tươi/sào/lứa, đặc biệt các vấn đề về sâu bệnh, ảnh hưởng của thời tiết là không có, từ đó nâng cao năng suất, sản lượng của cây cao hơn trồng ngoài trời từ 100-150kg/sào. Để đa dạng các loại cây trồng và theo từng mùa vụ trong thời gian chủ mô hình tiếp tục trồng thử nghệm các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn Dưa lưới, dưa Kim Hoàng hậu…

+ Xã Hồng Long: Trên địa bàn xã Hồng Long đã có mô hình Trồng cây ăn quả được thực hiện tại bãi bồi bên Sông Lam, sản phẩm chủ yếu gồm các loại cây ăn quả như: Cam, chanh, táo…

Mô hình đã được áp dụng hình thức tưới tiết kiệm nước bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, béc và ứng dựng kỹ thuật quản lý tổng hợp cây trồng ICM tiến tới xây dựng quy trình chuẩn Vietgap là một mô hình phù hợp đặc điểm phát triển kinh tế của địa phương có khả năng nhân rộng cao. Mô hình kinh tế có quy mô phù hợp đặc điểm phát triển kinh tế của địa phương và đầu tư sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

Ngoài ra trên địa bàn xã con có các hộ gia đình trồng cây ăn quả sử dụng hệ thống công nghệ cao bằng tưới nhỏ dọt, diện tích 2 ha, nhằm tiết kiệm nước, thời gian và tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích, thu nhập từ mô hình áp dụng tưới nhỏ giọt cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với diện tích không áp dụng tưới nhỏ giọt.

– Chỉ tiêu 13.4: Ứng dụng công nghệ số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã: (Đạt)

Đến quý III năm 2024, có 81/81 sản phẩm, đạt 100% các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận đạt từ 3-4 sao đều có ứng dụng chuyển đối số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm cụ thể: thiết lập hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin ở mỗi công đoạn từ sản xuất đến lưu trữ, chế biến và thương mại sản phẩm.

Chỉ tiêu 13.5. Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử:

100% các sản phẩm OCOP của huyện được bán trên sàn giao dịch điện tử tỉnh Nghệ An, các trang thương mại điện tử như Voso, Postmart …và các mạng xã hộinhư Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok..

+ Xã Nam Giang: Sản phẩm chủ lực được bán qua kênh thương mại điện tử, Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok(Tương Hà Chung). Ngoài ra, các sản phẩm nông sản địa phương được quảng bá và bán trên các trang mạng xã hội.

+ Xã Kim Liên: Sản phẩm chủ lực của xã được bán trên sàn giao dịch điện tử tỉnh Nghệ An, các trang thương mại điện tử như Voso, Postmart …và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok: các sản phẩm từ Sen, Ngũ cốc Thực Dưỡng Phương Công…

+ Xã Nam Anh: Có 11 sản phẩm OCOP (10 sản phẩm 3 sao, 1 sản phẩm 4 sao) được bán trên sàn giao dịch điện tử tỉnh Nghệ An, các trang thương mại điện tử như Voso, Postmart …và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok như: Tương, Sắn dây, tinh bột nghệ, Hà Thủ Ôcác sản phẩm từ Sen, Ngũ cốc Thực Dưỡng Phương Công…

+ Xã Nam Cát: Có sản phẩm OCOP của xã (Nem Chua, Rượu nếp, Táo sấy) được bán trên sàn giao dịch các trang thương mại điện tử như Voso, Postmart…và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok. Ngoài ra, các sản phẩm nông sản địa phương được quảng bá và bán trên các trang mạng xã hội.

+ Xã Nam Kim: 6 sản phẩm OCOP từ Chanh Thiên nhẫn được bán trên sàn giao dịch điện tử tỉnh Nghệ An, các trang thương mại điện tử như Voso, Postmart…và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok.

+ Xã Nam Nghĩa: Có 3 sản phẩm OCOP từ giò bê (2 sản phẩm 3 sao, 1 sản phẩm 4 sao), hàng năm được bán trên sàn giao dịch điện tử tỉnh Nghệ An, các trang thương mại điện tử như Voso, Postmart …và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok từ 80-100 tấn.

+ Xã Nam Thanh: Có sản phẩm OCOP của xã (sản phẩm mật ong Nam Thanh) được bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như Voso, Postmart …và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok..thương mại điện tử. Ngoài ra, các sản phẩm nông sản địa phương được quảng bá và bán trên các trang mạng xã hội.

+ Xã Nam Xuân: 3 sản phẩm OCOPBún Xuân, Tinh bột Săn dây và Bánh Nhãn được bán trên sàn giao dịch điện tử tỉnh Nghệ An, các trang thương mại điện tử như Voso, Postmart… và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok.

+ Xã Xuân Lâm: Có 3 sản phẩm OCOP của xã (Dầu lạc Trung Bé, Bánh gai Dũng Hoa, kẹo Cu đơ Hưng Định) được bán trên sàn giao dịch điện tử Voso, Postmart …và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok. Ngoài ra, các sản phẩm nông sản địa phương được quảng bá và bán trên các trang mạng xã hội.

+ Xã Xuân Hòa: Có sản phẩm OCOP của xã (sản phẩm Bánh Nhãn Truyền Thống Minh Châu) được bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như Voso, Postmart …và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok… Ngoài ra, các sản phẩm nông sản địa phương được quảng bá và bán trên các trang mạng xã hội.

+ Xã Nam Hưng: Có sản phẩm OCOP của xã (sản phẩm mật ong Nam Hưng) được bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như Voso, Postmart …và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok..thương mại điện tử. Ngoài ra, các sản phẩm nông sản địa phương được quảng bá và bán trên các trang mạng xã hội.

+ Xã Nam Thái: Có 8 sản phẩm OCOP từ giò bê, gà (6 sản phẩm 3 sao, 2 sản phẩm 4 sao), hàng năm được bán trên sàn giao dịch điện tử tỉnh Nghệ An, các trang thương mại điện tử như Voso, Postmart …và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok.

+ Xã Nam Lĩnh: Có 2 sản phẩm OCOP của xã (Tinh dầu sả chanh, Tinh dầu bạch đàn) được bán trên sàn giao dịch điện tử Voso, Postmart …và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok. Ngoài ra, các sản phẩm nông sản địa phương được quảng bá và bán trên các trang mạng xã hội.

+ Xã Thượng Tân Lộc: Có 2 sản phẩm OCOP của xã (Nấm Quang Cầu) được bán trên sàn giao dịch điện tử Voso, Postmart …và các mạng xã hội như Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok. Ngoài ra, các sản phẩm nông sản địa phương được quảng bá và bán trên các trang mạng xã hội.

+ Xã Hồng Long: Sản phẩm chủ lực được bán qua kênh thương mại điện tử, Facebook Zalo, Youtube, Tik Tok (Bánh nhãn Chuyên Quân). Ngoài ra, các sản phẩm nông sản địa phương được quảng bá và bán trên các trang mạng xã hội.

Chỉ tiêu 13.6. Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng:

Hiện nay trên địa bàn huyện có 6 xã được cấp mã số vùng trồng cho các sản phẩm chủ lựccụ thể như:

+ Xã Nam Hưng: Đã được cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng số 14/GXN-SNN, ngày 16/10/2023, đối tượng được cấp cây bưởi, diện tích 01 ha, tại hộ gia đình Ông Nguyễn Phùng Sỹ.

+ Xã Nam Thái: Trên địa bàn xã có 01 sản phẩm chủ lực là Bí xanh vùng Đồng Chùa, xóm Hồng Tân của hộ gia đình anh Trần Văn Hải đã được Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Nghệ An cấp Giấy xác nhận cấp mã số vùng trồng số 10/GXN-SNN ngày 16 tháng 10 năm 2023.

+ Xã Nam Lĩnh: Trên địa bàn xã có 01 sản phẩm chủ lực là Nho Hạ Đen của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Đăng đã được Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Nghệ An cấp Giấy xác nhận cấp mã số vùng trồng số 15/GXN-SNN ngày 16 tháng 10 năm 2023.

+ Xã Thượng Tân Lộc: đã được cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng số 04/GXN-SNN, ngày 20/02/2024, đối tượng được cấp cây bí xanh, diện tích 9,7 ha, tại hộ gia đình Ông Nguyễn Văn Tuyên.

+ Xã Xuân Hòa: đã được cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng số 16/GXN-SNN, ngày 16/10/2023, đối tượng được cấp cây Dưa lưới, tại hộ gia đình Bà Lê Thị Thảo.

+ Xã Hồng Long: đã được cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng số 05/GXN-SNN, ngày 20/02/2024, đối tượng được cấp cây bí xanh, diện tích 1ha, tại hộ gia đình Ông Vương Đình Lan.

– Chỉ tiêu 13.7: Có triển khai quảng bá hình ảnh điển hình du lịch của xã thông qua ứng dụng Intenet, mạng xã hội:

Với tiềm năng thế mạnh du lịch lớn tại các xã, thị trấn và huyện Nam Đàn đã đẩy mạnh các hoạt động quảng bá trên các ứng dụng Internet và mạng xã hội cụ thể:

+ Cổng thông tin điển tử huyện Nam Đàn; Cổng thông tin điện tử của các xã, thị trấn đều có chuyên mục du lịch qua đó để nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện.

+ Trang du lịch Nam Đàn tại địa chỉ: https://dulichnamdan.nghean.gov.vn/. Xây dựng quy chế quản lý trang web du lịch Nam Đàn tại địa chỉ truy cập: dulichnamdan.nghean.gov.vn và Trang du lịch 360 độ dulichnamdanvr360.nghean.gov.vn tiếp nhận các ý kiến phản ánh của mọi cá nhân, tổ chức cho hoạt động du lịch Nam Đàn, góp phần thúc đẩy du lịch huyện Nam Đàn phát triển (kèm theo các Quyết định số 848/QĐ-UBND, Quyết định số 850/QĐ-UBND, Quyết định số 1944/QĐ-UBND, Quyết định số 1124/QĐ-UBND).

+ Trên trang fanpage Du lịch Nam Đàn tại địa chỉ: https://www.facebook.com/dulichnamdannghean.

– Ngoài ra trên địa bàn các điểm du lịch đều có các fanpage riêng giới thiệu như: https://www.facebook.com/profile.php?id=100062975544261 (Khu di tích Kim Liên – Di tích quốc gia đặc biệt);

https://www.facebook.com/profile.php?id=100008123880527 (Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu); https://www.facebook.com/Thunglung.eogio (Điểm du lịch Eo Gió); …

– Chỉ tiêu 13.8: Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, môi trường).

100% các xã trên địa bàn huyện có triển khai mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng trọtđã mang lại hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị về kinh tế, văn hóa và môi trường cụ thể: (1). Kinh tế: Mô hình bí xanh, nho, dưa lưới, Sen, sắn dây, bưởi, giò bê, gà… mang lại giá trị kinh tế cao bởi chất lượng tốt được nhiều người dân ưa chuộng; các mô hình trên địa bàn huyện đã tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập người dân, hoạch tính kinh tế cho thấy mỗi sản phẩm từ mô hình mang lợi nhuận cao hơn từ 50.000-60.000 đồng so với sản phẩm cùng loại;(2). Văn hóa: Mô hìnhbí xanh, nho, dưa lưới, Sen, sắn dây, bưởi, giò bê, gà Gà mang lại giá trị văn hóa bởi các sản phẩm đã có từ lâu đời, gắn với quá trình phát triển mảnh đất Nam Đàn, là một trong những món ăn, thực dưỡng nổi tiếng nhất cả nước.Cùng với quá trình sự phát triển của mảng đất Nam Đàn các sản phầm được bảo tồn, gìn giữ và phát triển. Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự vào cuộc của người dân, các sản phẩm này đang được chuẩn hóa từ khâu giống, quy trình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng VietGap khi tiêu thụ trên thị trường đảm bảo quy chuẩn về tem nhãn và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; (3). Môi trường: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi và giết mổ được kiểm soát, có ứng dụng khoa học công nghệ; việc sử dụng các công nghệ tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi giúp giải quyết vấn đề môi trường, bên cạnh đó sản phẩm phế phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi được tận dụng để làm phân bón giúp hạn chế chi phí đầu tư cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại năng suất cao, giúp người dân tăng thêm thu nhập.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.14. Về Y tế

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 14.1: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): ≥95%

– Chỉ tiêu 14.2: Xã triển khai thực hiện quản lý sức khỏe điện tử: Đạt

– Chỉ tiêu 14.3: Xã triển khai thực hiện khám, chữa bệnh từ xa: Đạt

– Chỉ tiêu 14.4: Xã triển khai thực hiện tốt sổ khám chữa bệnh điện tử: Đạt

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 14.1: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: Tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn huyện toàn huyện đạt 97,1% tăng 6% so với năm 2019. Trên địa bàn có 19/19 xã, thị đạt >96% dân số tham gia BHYT.

– Chỉ tiêu 14.2: Xã triển khai thực hiện quản lý sức khỏe điện tử: Trên địa bàn huyện có 19/19 xã được quản lý sức khỏe điện tử (đạt).

– Chỉ tiêu 14.3: Xã triển khai thực hiện khám, chữa bệnh từ xa: Trên địa bàn huyện có 18/18 xã triển khai thực hiện tốt: đạt

– Chỉ tiêu 14.4: Xã triển khai thực hiện tốt sổ khám chữa bệnh điện tử: Hiện nay trên địa bàn huyện có 1818 xã triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả: đạt.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.15. Về hành chính công

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 15.1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính: Đạt

– Chỉ tiêu 15.2: Có dịch vụ công trực tuyến một phần: Đạt

– Chỉ tiêu 15.3: Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp: Đạt

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 15.1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính:

Trong năm 2023: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC được số hoá đầy đủ thành phần hồ sơ khi tiếp nhận đạt 30,38%: Đạt

Trong đó:Xã Nam Thái đạt 45,67%, Thượng Tân Lộc đạt 36,16%; Nam Cát đạt 26,72%; Nam Lĩnh đạt 37,32%; Kim Liên đạt 18,17%; Nam Thanh đạt 60,75%; Nam Hưng đạt 16,36%; Hùng Tiến đạt 24,27%; Nam Anh đạt 38,36%; Nam Giang đạt 47,1%; Xuân Lâm đạt 15,16%; Xuân Hòa đạt 23,24%; Trung Phúc Cường đạt 16,07%; Nam Kim đạt 1,69%; Nam Nghĩa 30,21%; Khánh Sơn đạt 27,19%; thị trấn Nam Đàn đạt 32,63%; Nam Xuân đạt 56,81%; Hồng Long đạt 66,47%.

+ Tỷ lệ hồ sơ được số hóa kết quả hồ sơ thủ tục hành chính đạt 3,59%.

Xã Nam Thái đạt 1,09%; xã Thượng Tân Lộc đạt 1,95%; xã Nam Cát đạt 0%; xã Nam Lĩnh 3,36%; xã Kim Liên đạt 3,14%; xã Nam Thanh đạt 1,57%; xã Nam Hưng đạt 0,28%; xã Hùng Tiến đạt 3,22%; xã Nam Anh đạt 8,53%; xã Nam Giang đạt 0,47%; xã Xuân Lâm đạt 3,3%; xã Xuân Hòa đạt 1,07%; xã Trung Phúc Cường đạt 1,09%; xã Nam Kim đạt 3,65%; xã Nam Nghĩa đạt 0,88%; Thị trấn đạt 2,16%; xã Nam Xuân đạt 1,25%; xã Hồng Long đạt 4,99%.

Từ ngày 01/01/2024 đến 03/4/2024:

+ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC được số hoá đầy đủ thành phần hồ sơ khi

tiếp nhận đạt 77,15%: Đạt

Xã Nam Thái đạt 96,25%, xã Thượng Tân Lộc đạt 32,04%; xã Nam Cát đạt 57,47%; xã Nam Lĩnh đạt 87,84%; xã Kim Liên đạt 43,66%; xã Nam Thanh đạt 97,51%; xã Nam Hưng đạt 71,43%; xã Hùng Tiến đạt 81,48%; xã Nam Anh đạt 61,18%; xã Nam Giang đạt 87,29%; xã Xuân Lâm đạt 68,6%; xã Xuân Hòa đạt 93,38%; xã Trung Phúc Cường đạt 28,18%; xã Nam Kim đạt 69,41%; xã Nam Nghĩa 97,17%; xã Khánh Sơn đạt 72,22%; Thị Trấn đạt 89,61%; xã Nam Xuân đạt 91,71%; xã Hồng Long đạt 88,1%.

+ Tỷ lệ hồ sơ được số hóa kết quả hồ sơ thủ tục hành chính đạt 79,72%

Xã Nam Thái đạt 64,07%; xã Thượng Tân Lộc đạt 77,17%; xã Nam Cát đạt 68,6%; xã Nam Lĩnh 74,67%; xã Kim Liên đạt 76,35%; xã Nam Thanh đạt 70,88%; xã Nam Hưng đạt 45,31%; xã Hùng Tiến đạt 69,57%; xã Nam Anh đạt 83,97%; xã Nam Giang đạt 100%; xã Xuân Lâm đạt 100%; xã Xuân Hòa đạt 65,53%; xã Trung Phúc Cường đạt 55,56%; xã Nam Kim đạt 69,23%; xã Nam Nghĩa đạt 79,72%; Thị trấn đạt 73,81%; xã Nam Xuân đạt 100%; xã Hồng Long đạt 89,62%.

– Chỉ tiêu 15.2: Có dịch vụ công trực tuyến một phần: Đạt

+ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến năm 2023:

Xã Hồng Long đạt 73,37%; Xã Hùng Tiến đạt 80,83%; Xã Khánh Sơn đạt 87,42%; Xã Kim Liên đạt 87,24%; Xã Nam Anh đạt 76,41%; Xã Nam Cát đạt 95%; Xã Nam Giang đạt 91,16%; Xã Nam Hưng đạt 92,60%; Xã Nam Kim đạt 59.78%; Xã Nam Lĩnh đạt 88,24%; Xã Nam Nghĩa đạt 88,07% ; Xã Nam Thái đạt 64,42%; Xã Nam Thanh đạt 87,91%; Xã Nam Xuân đạt 86,17%; Thị trấn đạt 70,26%; Xã Thượng Tân Lộc đạt 73,07%; Xã Trung Phúc Cường đạt 96,65% ; Xã Xuân Hòa đạt 45,59% ; Xã Xuân Lâm đạt 76,62%.

+ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến từ ngày 01/01/2024 đến 03/4/2024:

Xã Hồng Long đạt 86,32%; Xã Hùng Tiến đạt 91,37%; Xã Khánh Sơn đạt 100%; Xã Kim Liên đạt 92,90%; Xã Nam Anh đạt 75,39%; Xã Nam Cát đạt 100%; Xã Nam Giang đạt 93,52%; Xã Nam Hưng đạt 100%; Xã Nam Kim đạt 81,32%; Xã Nam Lĩnh đạt 89,85%; Xã Nam Nghĩa đạt 90,38% ; Xã Nam Thái đạt 100%; Xã Nam Thanh đạt 98,27%; Xã Nam Xuân đạt 77,63%; Thị trấn đạt 93,89%; Xã Thượng Tân Lộc đạt 96,42%; Xã Trung Phúc Cường đạt 90,67% ; Xã Xuân Hòa đạt 98,67% ; Xã Xuân Lâm đạt 84,89%.

– Chỉ tiêu 15.3: Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp:

+ Đến ngày 31/12/2023, UBND huyện và 19/19 xã, thị trấn đã thực hiện công khai 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và các nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh kiến nghị của cá nhân tổ chức được công khai niêm yết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại, đồng thời thực hiện niêm yết công khai trên cổng dịch vụ công của tỉnh https://dichvucong.nghean.gov.vn/ và dịch vụ công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/ theo đúng quy định tại nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và thông tư 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.

+ Đến hết năm 2023, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện và các xã, thị trấn được tổ chức tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng quy trình theo dõi việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh https://dichvucong.nghean.gov.vn theo đúng quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của chính phủ về thực hiện cơ chế 1 cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của chính phủ.

+ Đến tháng 12 năm 2023, UBND huyện và 19/19 xã, thị trấn đã tổ chức thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của chính phủ, đáp ứng mục tiêu số hóa đối với cấp xã được giao tại quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ và khoản 2 mục III Điều 1 về cải cách thủ tục hành chính tại nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030.

+ Trong 02 (hai) năm gần nhất, tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính được giải quyết đúng hoặc sớm hơn thời hạn của UBND huyện và 19/19 xã, thị trấn luôn ở mức cao từ 95,05% đến 96,82% cụ thể: năm 2022 đạt 95,05%; năm 2023 đạt 96,82%.Đối với các hồ sơ quá hạn các xã đã thực hiện làm văn bản xin lỗi theo đúng quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của chính phủ, không có kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải sửa đổi, bổ sung do lỗi cơ quan nhà nước hoặc bị phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, khiếu kiện; không có ý kiến phản ánh kiến nghị về hành vi, thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính. (có phụ lục báo cáo 15.3.2 kèm theo).

+ Trong hai năm 2022 và 2023 chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của UBND huyện và 19/19 xã, thị trấn luôn xếp loại tốt theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP. Nghị định 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đến hết năm 2023, UBND huyện và 19/19 xã, thị trấn được đánh giá có mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính luôn đạt mức cao (100%) đạt mục tiêu được giao tại khoản 2 mục III Điều 1 về cải cách thủ tục hành chính của nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.16. Tiêu chí số 16 – Tiếp cận pháp luật

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 16.1: Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở. Đạt

– Chỉ tiêu 16.2: Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành: (≥90%)

– Chỉ tiêu 16.3: Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu: (≥90%)

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 16.1: Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở.

15/15 xã xây dựng mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hoà giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả. Cụ thể: Nam Cát có 05 mô hình, Kim Liên có 04 mô hình, Nam Nghĩa có 05 mô hình, Nam Anh có 04 mô hình, Nam Giang có 4 mô hình, Nam Thanh có 05 mô hình, Xuân Lâm có 03 mô hình, Nam Xuân có 03 mô hình, Nam Kim có 04 mô hình, Nam Hưng có 03 mô hình, Xuân Hoà có 03 mô hình, Nam Lĩnh có 04 mô hình, Thượng Tân Lộc có 04 mô hình, Nam Thái có 03 mô hình, Hồng Long có 03 mô hình.

Các mô hình này đều có Quy chế hoạt động và tổ chức sinh hoạt thường kỳ và được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các cơ quan đơn vị liên quan đều đồng ý đánh giá hoạt động có hiệu quả. Năm 2023, Uỷ ban nhân dân huyện đã khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai xây dựng mô hình, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật (Quyết định số 5782/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND huyện Nam Đàn về khen thưởng thành tích xuất sắc trong triển khai xây dựng mô hình, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở).

Hàng năm, UBND các xã đều có hoạt động phối hợp với Phòng Tư pháp, Tòa án nhân dân huyện, Hội Luật gia huyện và các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổ chức, cá nhân có hiểu biết pháp luật tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho hòa giải viên hoặc tham gia hỗ trợ hòa giải.

Kinh phí triển khai hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên được hỗ trợ đảm bảo quy định.

– Chỉ tiêu 16.2. Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành.

Năm 2023, các vụ việc hoà giải được tiếp nhận và giải quyết theo đúng quy định pháp luật về hoà giải ở cơ sở; mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành đảm bảo về tỷ lệ

– Chỉ tiêu 16.3. Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.

UBND các xã thị trấn đã tổ chức các hoạt động truyền thông về Luật Trợ giúp pháp lý và thực hiện giải thích về Trợ giúp pháp lý, quyền được Trợ giúp pháp lý. Phối hợp với Trung tâm TGPL giới thiệu các trường hợp thuộc diện được Trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu trợ giúp pháp lý.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

6.17. Về môi trường

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường: (Đạt)

– Chỉ tiêu 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất – kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường: (100%)

– Chỉ tiêu 17.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định: (≥98%)

– Chỉ tiêu 17.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả: (≥50%)

– Chỉ tiêu 17.5. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn: (≥50%)

– Chỉ tiêu 17.6. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường: (≥100%)

– Chỉ tiêu 17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường: (≥80%)

– Chỉ tiêu 17.8. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường: (≥85%)

– Chỉ tiêu17.9. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch: (Đạt)

– Chỉ tiêu 17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng: (≥10%)

– Chỉ tiêu 17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn.

– Chỉ tiêu 17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định : (≥90%)

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 17.1: Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường (Đạt)

+ Khu kinh doanh, dịch vụ tập trung: trên địa bàn 15 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao có 6 chợ gồm: chợ Ba Hàng xã Nam Nghĩa, chợ Cầu xã Kim Liên, chợ Sáo xã Nam Giang, chợ Chùa xã Nam Anh, chợ Rọ xã Nam Kim, Chợ Thượng Tân Lộc. Các chợ được đầu tư xây dựng theo dự án công trình cải tạo nâng cấp khu bán thực phẩm tươi sống do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, chợ được đầu tư đồng bộ hệ thống thu gom nước thải, công trình lưu giữ phân loại chất thải rắn, được UBND huyện Nam Đàn xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.

+ Khu chăn nuôi, giết mổ tập trung: trên địa bàn 15 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao có 2 trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại và 1 lò giết mổ gia súc tập trung, không có khu nuôi trồng thủy sản tập trung; còn lại chủ yếu là chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ hộ gia đình và hoạt động giết mổ nhỏ lẻ tại các chợ. 02 trang trại chăn nuôi lợn đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại xã Nam Nghĩa đã được UBND huyện xác nhận cam kết bảo vệ môi trường. Các trang trại và cơ sở giết mổ đã đầu tư hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung, thu gom phân loại xử lý chất thải rắn, khí thải, mùi hôi đảm bảo theo quy định.

– Chỉ tiêu 17.2: Tỷ lệ cơ sở sản xuất – kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường (theo quy định 100%)

+ Trên địa bàn 15 xã nâng cao có tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường là 87 cơ sở. 87/87 cơ sở, đạt tỷ lệ 100% đã có hồ sơ môi trường, cụ thể như sau: 21 cơ sở đánh giá tác động môi trường/đề án bảo vệ môi trường chi tiết/đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, 66 cơ sở cam kết /kế hoạch bảo vệ môi trường/giấy phép môi trường/đăng ký môi trường.

+ Không có cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường theo quy định của pháp luật; không có làng nghề. Trên địa bàn 15 xã nâng cao có 1.428 hộ gia đình nuôi trồng thủy sản với quy mô nhỏ lẻ, phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và đã thực hiện ký cam kết môi trường với chính quyền địa phương không sử dụng hóa chất đã hết hạn, thuốc và hóa chất ngoài doanh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản; không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

– Chỉ tiêu 17.3: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định (theo quy định ≥85%)

+ Trên cở sở Đề án bảo vệ môi trường cấp huyện các xã đã xây dựng đề án bảo vệ môi trường cấp xã lồng ghép phương án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường phát sinh từ các khu dân cư, tổ chức, cơ sở sản xuất trên địa bàn xã; trong đề án đã nêu rõ các thông tin như: địa điểm tập kết, thời gian tập kết, phương án xử lý hợp vệ sinh, mức phí vệ sinh môi trường cho từng đối tượng tương ứng,…

+ 15/15 xã đạt chuẩn nâng cao đã thực hiện ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng như Công ty Cổ phần Môi trường và công trình đô thị Nghệ An, Công ty Môi trường cây xanh và xây dựng Nam Đàn, Hợp tác xã dịch vụ và môi trường Đô Lương tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đi xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, huyện Nghi Lộc. Việc thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn các xã được duy trì thường xuyên, phạm vi thu gom rác ngày càng được mở rộng, số hộ đăng ký tham gia thu gom rác ngày một tăng lên. Đến nay, có 27.894/28.146 hộ đăng ký thu gom, vận chuyển xử lý rác và nộp phí rác thải theo quy định, đạt tỷ lệ 99,1%.

+ Đối với phụ phẩm cây trồng: Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ dân thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp theo đúng quy định như: sử dụng lại để làm phân bón, chất đốt, thức ăn gia súc, sản xuất nấm,… thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thu gom xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng. Như vậy, đối với chất thải phụ phẩm cây trồng phát sinh được người dân thu gom và xử lý khi có phát sinh nên tần suất thu gom dựa vào canh tác, mùa vụ của hộ dân.

+ Đối với chất thải chăn nuôi: thu gom xử lý bằng các biện pháp như xử lý bằng hệ thống khí sinh học biogas, tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng, xử lý bằng chế phẩm sinh học,…ngoài ra, các cơ sở chăn nuôi còn hợp đồng với đơn vị có nhu cầu để mua bán phân khô, tần suất theo khối lượng phát sinh;

+ Đối với chất thải xây dựng được tận dụng để san nền hoặc tái sử dụng, bán phế liệu, tần suất thu gom, xử lý theo công trình xây dựng phát sinh;

+ Chất thải không nguy hại của cơ sở sản xuất kinh doanh được các đơn vị hợp đồng với đơn vị có chức năng hoặc đơn vị có nhu cầu, tần suất do các cơ sở quyết định.

– Chỉ tiêu 17.4: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả (theo quy định ≥40%)

Trong thời gian qua UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động hộ dân tham gia thu gom xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp. Đến nay trên địa bàn 15/15 xã nâng cao có 25.144/28.146 hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp công trình phù hợp, hiệu quả, đạt tỷ lệ 89,33%

– Chỉ tiêu 17.5: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn (theo quy định ≥50%)

Hiện nay, trên địa bàn 15 xã nâng cao có 27.894 hộ tham gia thực hiện thu gom, trong đó có 23.178 hộ đã thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, đạt tỷ lệ hộ thực hiện phân loại CTR tại nguồn là 82,35%

– Chỉ tiêu 17.6: Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường (100%)

+ Đối với chất thải rắn nguy hại trên địa bàn các xã được thu gom tại các bể chứa tạm bằng bê tông để không làm rò rỉ chất thải nguy hại ra môi trường, định kỳ thu gom vận chuyển đi xử lý đảm bảo môi trường. Các xã thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, cơ sở trồng trọt, sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có). Các xã đã thực hiện tốt công tác thu gom chai lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng phát sinh trên địa bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Trên địa bàn 15 xã đã thực hiện lắp đặt 1.035 thùng thu gom, lưu trữ vỏ, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng trên đồng ruộng. Hằng năm, phối hợp với Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức thu gom, vận chuyển vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo đúng quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã ký kết thỏa thuận với Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại dịch vụ môi trường Á Châu xây dựng phương án và kế hoạch thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV trên địa bàn huyện với tần suất thu gom, vận chuyển 1 lần/năm. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, vận chuyển xử lý đạt 100%.

+ Chất thải rắn y tế tại Trung tâm y tế huyện và các cơ sở y tế được thu gom, phân loại, lưu giữ theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Các trạm y tế hợp đồng chuyển giao chất thải y tế cho Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm Y tế huyện hợp đồng với Công ty TNHH môi trường Sông Công thu gom, vận chuyển đi xử lý đảm bảo theo quy định. Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại tại Trung tâm y tế huyện, trạm y tế, cơ sở y tế được thu gom, xử lý đạt tỷ lệ 100%.

+ Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh được các cơ sở hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tần suất từ 1-2 lần/năm.

+ Chất thải rắn nguy hại trên địa bàn 15/15 xã nâng cao được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt tỷ lệ 100%.

– Chỉ tiêu 17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường: (≥80%)

Trên địa bàn các xã100% các chất thải hữu cơ từ trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo quy định về môi trường gồm: chất thải từ trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm; chất thải từ giết mổ gia súc, gia cầm, chất thải do quá trình sơ chế, chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy hải sản được thu gom, sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý, tạo ra các nguyên liệu phục vụ cho ngành trồng trọt; 100% phụ phẩm nông nghiệp từ cơ sở chăn nuôi đảm bảo quy định về môi trường gồm phụ phẩm hữu cơ như rơm, rạ và vỏ thân cây được được thu gom và ủ thành phân bón hữu cơ tại các xứ đồng để tái sử dụng thành phân bón hữu cơ bón cho cây trồng vụ sau.Tổng khối lượng chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, xử lý, tái sử dụng 18 xã khoảng 81.333/89.546 tấn, đạt 90,8%.

– Chỉ tiêu 17.8. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường: (≥85%)

+ Năm 2023, tổng số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn toàn huyện là 20.560 cơ sở. Trong đó số trang trại chăn nuôi là 30 cơ sở và chăn nuôi nông hộ là 20.530 cơ sở. Toàn huyện có 30/30 trang trại chăn nuôi đảm bảo quy định về vệ sinh thú y, đạt 100%. Số cơ sở chăn nuôi nông hộ đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y là 17.831 hộ, đạt 86,73 %. Tổng số cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn huyện là là 17.861 cơ sở/ 20.560 cơ sở, đạt 86,87%%, đảm bảo yêu cầu của tiêu chí

+ Tại 7 xã NTM kiểu mẫu có tổng số: 7.191 cơ sở chăn nuôi. Số cơ sở chăn muôi đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường 6.320 cơ sở, đạt 87,89%. Cụ thể: Xã Kim Liên có 1.184/1.317 cở sở đạt 89,9%; Nam Giang có 591/674 cở sở đạt 87,69%; Nam Cát có 807/874 cở sở đạt 92,33%; Nam Nghĩa có 698/792 cở sở đạt 88,13% và Nam Anh có 462/534 cở sở đạt 86,52%.

+ Tại 8 xã NTM nâng cao có tổng số: 7.890 cơ sở chăn nuôi. Số cơ sở chăn muôi đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường 6.828 cơ sở, đạt 86,54%. Cụ thể: Xã Thượng Tân Lộc có 936/1.090 cở sở đạt 85,87%; Xã Hồng Long có 640/749 cở sở đạt 85,45%; Xã Nam Xuân có 745/864 cở sở đạt 86,23%; Xã Nam Kim có 1.409/1.652 cở sở đạt 85,29%; Xã Xuân Hòa có 1.345/1.503 cở sở đạt 89,49%; Xã Nam Hưng có 757/878 cở sở đạt 86,22%; Xã Nam Lĩnh có 617/711 cở sở đạt 86,78%; Xã Nam Thái có 379/443 cở sở đạt 85,55%.

– Chỉ tiêu 17.9. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch: (Đạt).

+ Về quy hoạch, xây dựng nghĩa trang và hoạt động mai táng, hỏa táng tại các xã nông thôn mới nâng cao đều đáp ứng, duy trì đầy đủ nội dung tiêu chí của xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Các nghĩa trang đã được UBND các xã trên địa bàn huyện Nam Đàn đầu tư xây dựng, chỉnh trang theo quy hoạch, trang nghiêm, sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường. Các xã đều có quy chế quản lý nghĩa trang theo quy định.

+ Các nghĩa trang trên địa bàn đều được cứng hóa bằng bê tông hoặc vật liệu khác tương đương đường nội bộ trong khuôn viên nghĩa trang, đảm bảo thuận lợi cho các hoạt động an táng, thăm viếng của nhân dân. Các nghĩa trang đều được xây dựng bờ bao, mương thoát nước, cổng vào, trồng cây xanh, đường kết nối vào nghĩa trang được cứng hóa đảm bảo theo quy định.

+ Các nghĩa trang trên địa bàn đều được bố trí khu vực để đốt vàng mã, khu vực để thùng chứa phân loại và thu gom chất thải rắn để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý.

+ Hoạt động hỏa táng trên địa bàn đã được UBND huyện và UBND các xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khuyến khích người dân thực hiện. Năm 2023 trên địa bàn huyện Nam Đàn có 1.172 ca tử vong, trong đó có 304 ca hỏa táng, đạt tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng là 25,94%. Tại 15 xã về đích nông thôn mới nâng cao có 742 ca tử vong, trong đó số ca đã sử dụng hình thức hỏa táng là 213 ca, đạt tỷ lệ 28,71%.

– Chỉ tiêu 17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng: (≥10%)

+ Hình thức mai táng tại các xã trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu có hai hình thức là chôn cất và hỏa táng. Trong cuộc sống văn minh hiện đại ngày nay, hình thức hỏa táng đã trở lên phổ biến, được nhiều người sử dụng bởi ưu điểm của hình thức này là rất thuận tiện: sạch, gọn, không gây ô nhiễm môi trường, không phải cải táng, không tốn đất mở rộng nghĩa địa; tiết kiệm chi phí. UBND các xã đã triển khai thực hiện các kế hoạch phù hợp, có hiệu quả trong việc từng bước đưa việc sử dụng hình thức hỏa táng trở thành hình thức mai táng phổ biến tại địa phương theo hướng văn minh, hiện đại, tiết kiệm đất đai và bảo vệ môi trường, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội.

+ Năm 2023 trên địa bàn huyện Nam Đàn có 1.172 ca tử vong, trong đó có 304 ca hỏa táng, đạt tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng là 25,94%. Tại 15 xã về đích nông thôn mới nâng cao có 742 ca tử vong, trong đó số ca đã sử dụng hình thức hỏa táng là 213 ca, đạt tỷ lệ 28,71%

– Chỉ tiêu 17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn (≥4m2 người)

Trong năm, trên địa bàn 18 xã thuộc huyện Nam Đàn đã tích cực hưởng ứng chủ trương thực hiện đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025; các xã chủ động rà soát quỹ đất công cộng tại điểm dân cư nông thôn để trồng các loài cây bản địa, cây thân gỗ, đa mục đích như cây Lim, Giổi, Lát vừa có giá trị về bảo vệ môi trường, cảnh quan vừa có giá trị kinh tế. Ngoài ra vào mỗi dịp tết đến xuân về các xã đồng loạt ra quân tổ chức phát động tết trồng cây, địa điểm trồng tập trung tại các khu vực công cộng tại các khuôn viên, các tuyến đường trục xã, đường trực thôn và đường ngõ xóm… một số xã đạt cao hơn mức bình quân chung của huyện như: Nam Hưng 7,2 m2/người, Nam Nghĩa 7,3 m2/người, Nam Anh 6,9 m2/người… Diện tích đất cây xanh công cộng khu vực nông thôn trên địa bàn 15 xãNTM nâng cao là 6,8 m2/người.

Chỉ tiêu 17.12: Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định (theo quy định ≥70%)

Trên cơ sở Kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa của UBND huyện và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo Công văn số 4844/STNMT-BVMTngày 15/8/2022, 15 xã nâng cao đã xây dựng triển khai kế hoạch quản lý chất thải nhựa, hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu mua, tái chế chất thải nhựa. Kết quả thực hiện trên địa bàn các xã đạt nông thôn mới nâng cao có 1.397/1.593 tấn rác thải nhựa phát sinh được thu gom và chuyển giao cho các đơn vị tái chế theo quy định, đạt tỷ lệ 87,7%, khối lượng còn lại được thu gom, vận chuyển đem đi xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, Nghi Lộc.

  1. Tự đánh giá: Đạt

6.18. Về chất lượng môi trường sống:

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung: (≥55%)

– Chỉ tiêu 18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm (50 lít)

– Chỉ tiêu 18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững: (≥25%)

– Chỉ tiêu 18.4. Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm: (100%)

– Chỉ tiêu 18.5. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã: (Không)

– Chỉ tiêu 18.6. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm: (100%)

– Chỉ tiêu 18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch: (95%)

– Chỉ tiêu 18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường: (100%)

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung: (≥55%).

+ Toàn huyện có 42.202 hộ. Trong điều kiện địa bàn rộng, công trình nước sạch tập trung chưa phủ rộng, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo UBND các xã tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp sử dụng nguồn nước sạch từ nguồn nước sạch tập trung, giếng khoan, giếng đào, bể lắng, kết hợp sử dụng máy lọc nước hộ gia đình.

+ Qua thống kê, rà soát và thẩm định, tại các xã chủ yếu các hộ sử dụng máy lọc nước hộ gia đình, được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn Quốc gia. Kết quả hộ sử dụng nước sạch tại 15 xã nông thôn mới nâng cao 26.146/27.456 hộ, đạt 95,2%, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung 14.359/27.456 hộ, đạt 52.3%, gồm: Nam Thanh 1.109/2.107 hộ, đạt 52,6%; Xuân Hòa 1.684/1.684 hộ, đạt 100%; Nam Lĩnh 275/1.585 hộ, đạt 17,4%; Nam Giang 1.796/1.883 hộ, đạt 95,4%; Kim Liên 3.086/ 3.357 hộ, đạt 92%; Nam Anh 4.25/2.130 hộ, đạt 20%; Nam Cát 1.551/1.551 hộ, đạt 100%……

+ Đến nay có 08/15 xã sử dụng nước sạch tập trung, tỷ lệ 53,3%. 7/15 xã còn lại đang tiếp tục triển khai các bước khảo sát, thiết kế và lắp đặt đường ống.. Hiện nay Nhà máy nước Cầu Bạch (Nam Giang) có tổng công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm, đang khảo sát, thiết kế và tiếp tục thi công đường ống dẫn nước qua các xã: xã Nam Lĩnh, Nam Xuân, Nam Anh; Công ty cổ phần đầu tư môi trường Hùng Thành đang thi công dự án lắp đặt đường ống cung cấp nước sạch cho một số xã: Hùng Tiến, Xuân Lâm, Hồng Long, dự kiến đến cuối năm 2024 sẽ tiến hành cấp nước ổn định, thì Nam Đàn sẽ có 11/15 được sử dụng nước sạch tập trung, đạt tỷ lệ 73,3%…

+ Dự kiến trong thời gian tới UBND huyện sẽ triển khai thực hiện các dự án đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn: Dự án Nhà máy nước tập trung vùng Năm Nam từ nguồn vốn của Ngân hàng WB, ngân hàng thế giới với tổng kinh phí thực hiện trên dưới 250 tỷ đồng, khả năng đáp ứng nhu cầu nước sạch cho hơn 12 nghìn hộ dân các xã Thượng Tân Lộc, Khánh Sơn, Trung Phúc Cường và Nam Kim dự kiến được xây dựng tại xã Trung Phúc Cường; Dự án Nhà máy nước tập trung vùng Hưng Thái Nghĩa và một phần của xã Nam Thanh dự kiến được xây dựng tại xã Nam Thái cung cấp nước cho hơn 4 nghìn hộ dân các xã Nam Hưng, Nam Thái, Nam Nghĩa và 1 phần của xã Nam Thanh; Dự án Nhà máy nước tập trung vùng Anh, Xuân, Lĩnh, UBND huyện đã làm việc với UBND tỉnh để đưa vào đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030, cấp nước cho các xã Nam Anh, Nam Xuân và Nam Lĩnh dự kiến được xây dựng tại xã Nam Anh.

+ Trong thời gian tới sẽ hoàn thành đi vào hoạt động, số hộ dân và số xã sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung sẽ tăng cao đạt yêu cầu tiêu chí.

– Chỉ tiêu 18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm (50 lít)

Lượng nước cấp sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm trên địa bàn các xã đạt trung bình 82,1 lít.

– Chỉ tiêu 18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững: (≥25%).

Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững toàn huyện 3/3 công trình đạt 100%. Các công trình cấp nước tập trung do nhà máy nước Nam Đàn, Nhà máy nước Hùng Thành, Nhà máy nước Cầu Bạch quản lý, khai thác, vận hành; tiền nước thu được từ phía các hộ sử dụng nước sạch không những đảm bảo đủ chi phí vận hành sửa chữa của công ty mà còn có tích lũy để tái đầu tư mở rộng quy mô khi cần thiết, khả năng cấp nước duy trì thường xuyên, số ngày mất nước trong năm gần như không có, chất lượng nước nước đáp ứng quy chuẩn chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của Bộ Y Tế, phía; công ty có cán bộ quản lý, vận hành có chuyên môn, năng lực quản lý phù hợp với quy mô công trình cấp nước.

Chỉ tiêu số 18.4: Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm.

Có 18/18 xã có tỷ lệ hộ gia đinh, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn đạt 100%

– Chỉ tiêu 18.5. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã: (Không).

Trong năm 2023 công tác quản lý lĩnh vực an toàn thực phẩm được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt kết quả nên không có phát sinh vụ việc vi phạm, sự cố về lĩnh vực thực phẩm.

– Chỉ tiêu 18.6. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm: 100%

Toàn huyện 48 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong đó có 33 cơ sở thuộc diện cấp tỉnh quản lý và 15 cơ sở thuộc cấp huyện quản lý. Số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm 48/48 cơ sở, đạt 100%.

– Chỉ tiêu 18.7: Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch (theo quy định ≥95%)

Trên địa bàn 15 xã nông thôn mới nâng cao, tỷ lệ hộ sử dụng nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước hợp vệ sinh là 28.146/28.146 hộ đạt tỷ lệ 100%; hộ đảm bảo 3 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) là 27.657/28.146 hộ đạt tỷ lệ 98,3%.

– Chỉ tiêu 18.8: Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường

Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn 15 xã Nam Nghĩa, Nam Giang, Kim Liên, Nam Cát, Xuân Lâm, Nam Thanh, Nam Anh, Nam Xuân, Nam Kim, Nam Hưng, Xuân Hòa, Nam Lĩnh, Nam Thái, Thượng Tân Lộc và Hồng Long được các xã hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đem đi xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, huyện Nghi Lộc. Vì vậy, trên địa bàn các xã không có các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

4.19. Về quốc phòng và An ninh

  1. Yêu cầu của Tiêu chí:

– Chỉ tiêu 19.1: Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân:Đạt

– Chỉ tiêu 19.2: Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả: Đạt

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 19.1: Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân:

* Chức danh cơ cấu Ban Chỉ huy quân sự cấp xã:Đủ 5 chức danh đối với xã, thị trấn loại 1 và 4 chức danh đối với xã loại 2,3.

Chỉ huy trưởng là thành viên UBND xã, sĩ quan sự bị là 19/19 đồng chí

Phó chỉ huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thị trấn là 26/26 đồng chí.

Chính trị viên do bí thư Đảng ủy cấp xã đảm nhiệm 19/19 đồng chí.

Chính trị viên phó do Bí thư chi Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã, thị trấn đảm nhiệm 19/19 đồng chí.

* Số lượng cán bộ Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS xã, thị trấn.

Các xã bố trí 01 phó CHT quân sự xã (Thực hiện theo quy định của Luật DQTV và điều 4 Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính Phủ)

* Trình độ chuyên môn của chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng

+ Đủ 05 đông chí: 7 cơ sở. (Ban CHQS các xã, thị trấn loại 1)

+ Đủ 04 đông chí: 12 cơ sở. (Ban CHQS các xã, thị trấn loại 2,3)

+ Phó Chỉ huy trưởng kiêm nhiệm: 19 cơ sở.

+ Chỉ huy trưởng là Đảng ủy viên: 19 cơ sở.

+ Chỉ huy trưởng là Ủy viên UBND cấp xã: 19 cơ sở.

– Tổng số cán bộ qua đào tạo = 65 đ/c

+ Đại học = 02 đ/c

+ Cao đẳng = 12 đ/c + Trung cấp = 51 đ/c

* Đã bố trí: Chỉ huy trưởng là 19 đ/c; Phó CHT là 19 đ/c; các chức danh khác = 06 đ/c; số còn lại bỏ không làm việc, kỷ luật thôi việc, chết do tai nại rủi ro và chưa bố trí được theo nhu cầu.

+ Hàng năm, thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban CHQS huyện, Ban Chỉ huy quân sự các xã xây dựng Kế hoạch công tác DQTV-GDQP&AN và kế hoạch huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật cho DQTV, làm tốt công tác xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng đạt tỷ lệ 1,25% đến 1,50% so với tổng dân số trên địa bàn, trong đó chú trọng chất lượng về chính trị để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên qua các năm, đến nay 100% Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã là Đảng viên, 100% chức danh Chỉ huy Trưởng là thành viên ủy ban cùng cấp; 100% Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp, Đại học, cao đẳng, trung cấp ngành quân sự cơ sở; 100% Chính trị viên là Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên phó là Bí thư đoàn cùng cấp kiêm nhiệm; 100% các xã có trung đội dân quân cơ động và các thôn, xóm trên địa bàn huyện có lực lượng dân quân tại chỗ; hàng năm thực hiện tốt việc đăng ký, quản lý, tuyển chọn và kết nạp công dân đủ tiêu chuẩn vào lực lượng DQTV.

+Ban Chỉ huy quân sự các xã đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo về công tác nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với lực lượng công an và các ban ngành, đoàn thể xã, cũng như các thôn bản trên địa bàn tham gia hiệu quả công tác phòng, chống hỏa hoãn, thiên tai, dịch bệnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

+ Để thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, Ban chỉ huy quân sự các xã đã thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ nâng cao cảnh giác cách mạng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, từng bước chính quy hiện đại đổi mới phương pháp lãnh đạo, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, gắn với việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào do Đảng uỷ xã, Ban CHQS huyện phát động. Tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, nhiệm vụ phòng chống lụt, bão, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, trong đó tập trung vào thời gian cao điểm các ngày mùa mưa bão. Duy trì công tác sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị lực lượng dân quân xã theo đúng phương châm “cơ bản, thiết thực, chất lượng”., Ban CHQS các xã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các tổ chức chính trị xã hội tăng cường tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp khác về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, trên địa bàn các xã ở mức cao nhất.

+ Đội ngũ cán bộ Ban CHQS các xã đã làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp; đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, qua đó củng cố, xây dựng thế trận khu vực phòng thủ xã ngày càng vững chắc. Phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu, chỉ đạo lực lượng dân quân tự vệ tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, chung sức xây dựng nông thôn mới và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

* Thực hiện công tác giáo dục Quốc phòng &An ninh

– Kiện toàn Hội đồng GDQP&AN hoạt động có hiệu quả, đảm bảo các đối tượng đúng quy định của pháp luật, phải đượng bồi dưỡng bảo đảm 100% trong 2,3 năm đầu nhiệm kỳ, làm tốt công tác phổ biến kiến thức QPAN cho toàn dân, bảo đảm nắm vững các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác QPAN góp phần giữ vững ổn định chính trị trong mọi thời điểm.

– Thực hiện tốt công tác phổ biến kiến thức về Quốc phòng &An ninh cho toàn dân; cập nhật kiến thức Quốc phòng & An ninh cho đối tượng 4 tại huyện và điều động cán bộ đối tượng 2,3 tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của trên; thực hiện theo quy định của luật giáo dục Quốc phòng & An ninh; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

* Xây dựng và quản lý lực lượng DBĐV

– Thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý Quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị theo quy định của pháp luật dự bị động viên năm 2019; sẵn sàng động viên khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.

– Công tác phúc tra quân nhân dự bị theo quy định, số Quân nhân dự bị của huyện 3521 đ/c; Trong đó Sĩ quan 308 Sĩ quan; Hạ sĩ quan chiến sĩ 3314 đ/c; biên chế vào các đơn vị 2.239 đ/c. Chưa biên chế 1.075 đ/c.

Số phương tiện kỹ thuật các loại 10.594 phương tiện; trong đó:

+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: 3.578

+ Phương tiện thông tin liên lạc: 86

+ Phương tiện vật tư y tế: 94

+ Phương tiện xây dựng cầu đường, xếp giữ hàng hóa: 310

+ Phương tiện kỷ thuật khác: 28

* Thực hiện công tác tuyển quân, tuyển sinh Quân sự

– Thực hiện theo Quyết định giao chỉ tiêu nhập ngũ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

– Đăng ký, quản lý công dân Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự sẵn sàng nhập ngũ; hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ vào Quân đội, đảm bảo chất lượng đúng pháp luật. Các năm làm tốt công tác tuyển quân, giao quân năm 2021= 160 thanh niên, đạt 100%; 2022 = 160 thanh niên, đạt 100%; 2023 = 163 thanh niên, đạt 100%.

– Thực hiện tốt công tác tuyển sinh quân sự theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Quốc phòng.

– Làm tốt công tác tuyên truyền Nam thanh niên đăng ký thi tuyển vào các trường trong Quân đội (cụ thể) năm 2021= 68 em; 2022 = 54 em; 2023 = 41 em.

* Thực hiện chế độ chính sách

– Hàng năm thực hiên đúng, đủ chế độ, chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ; dự bị động viên và chính sách hậu phương Quân đội theo đúng quy định của Pháp luật.

* Thực hiện công tác xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng

Thực hiên có hiệu quả việc xây dựng, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm về quốc phòng đó là xây dựng sở chỉ huy diễn tập, khu sơ tán đư vào sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, quân sự khi cần thiết, quản lý bảo vệ an toàn các mục tiêu, công trình quốc phòng trên địa bàn…

* Công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất quốc phòng

Tham mưu chỉ đạo quy hoạch, quản lý, sử dụng căn cứ chiến đấu và trụ sở Ban CHQS cấp xã, theo trường bắn, thao trường huấn luyện cho lực lượng Dân quân tự vệ, DBĐV đúng quy định.

* Công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

– Thường xuyên quán triệt, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng và an ninh, giao nhiệm vụ cho các thành viên tham gia đăng bài trên trang facebook “Tôi yêu chiến sỹ sao vuông”“ Yêu người chiến sỹ Dân quân tự vệ Việt Nam”.

– Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với lực lượng DQTV và DBĐV, giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh, không để diễn ra vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quân sự, quốc phòng ở địa phương.

– Chỉ tiêu 19.2: Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả: Đạt

Hiện nay, với vai trò nòng cốt, lực lượng Công an 15 xã: Kim Liên, Nam Anh, Nam Cát, Nam Nghĩa, Nam Kim, Thượng Tân Lộc, Nam Hưng, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Lĩnh, Nam Xuân, Xuân Hòa, Nam Giang, Xuân Lâm và Hồng Long hàng năm tham mưu Nghị quyết cho Đảng ủy xã, kế hoạch cho UBND xã về công tác đảm bảo an ninh, trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ:

+ Không để xảy ra các hoạt động theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 4 Thông tư số 124/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.

+ Không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật: (1) Không để tập trung đông người khiếu nại, tố cáo vụ việc đã được cơ quan chức năng giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; (2) Không để xảy ra những hoạt động như: kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hoặc có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật để gây rối an ninh, trật tự công cộng hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước; xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm được phân công giải quyết khiếu nại, tố cáo.

+ Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

+ Số vụ phạm tội về trật tự xã hội giảm ít nhất 05% so với năm trước; tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước.

+ Không thuộc danh sách xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.

+ Tập thể Công an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên, không có cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không có cá nhân vi phạm kỷ luật.

+ Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên theo quy định của Bộ Công an.

+ Có ít nhất một mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và có mô hình sử dụng Camera phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

  1. Tự đánh giá: Đạt.
  2. 7. Kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới (Đánh giá từng chỉ tiêu, tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ban hành theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Huyện Nam Đàn được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, theo Quyết định số 520/QĐ-TTg ngày 11/5/2018.

7.1. Tiêu chí số 1- Quy hoạch:

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 1.1. Có quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt còn thời hạn hoặc được rà soát, điều chỉnh theo quy định, trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn (Đạt).

– Chỉ tiêu 1.2. Có công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoặc hạ tầng xã hội thiết yếu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt (≥01 công trình)

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 1.1. Có quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt còn thời hạn hoặc được rà soát, điều chỉnh theo quy định, trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn (Đạt).

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nam Đàn đến năm 2035 được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 3698/QĐ-UBND ngày 22/10/2020; phê duyệt nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh Quy hoạch vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 tại Quyết định số 3105/QĐ-UBND ngày 28/9/2023; phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập điều chỉnh tại Quyết định số 3835/QĐ-UBND ngày 23/11/2023. Các đồ án được duyệt được công khai bằng ứng dụng thông tin địa lý WebGis tại địa chỉ https://gisnamdan.com để người dân, doanh nghiệp thuận tiện trong việc truy cập thông tin các đồ án quy hoạch.Theo định hướng Quy hoạch xây dựng vùng huyện, ngoài quy hoạch các khu chức năng như Cụm công nghiệp, Khu dịch vụ – thương mại,…, huyện cũng dành quỹ đất để bố trí Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn (chức năng sản xuất công nghiệp, chức năng thương mại) như: Kho bãi kiêm hàng hóa dịch vụ dừng nghĩ và giới thiệu sản phẩm du lịch diện tích 3,55ha và Khu chế biến nông lâm sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu 0,5ha tại xã Nam Giang; Nhà máy sản xuất nước uống đóng chai và chế biến rau củ quả tại xã Khánh Sơn 0,805ha; Tổ hợp sản xuất, kinh doanh bột sắn dây, tinh bột nghệ và các sản phẩm từ Hồng quả tại xã Nam Anh 0,35ha; Xưởng sản xuất phụ tùng thay thế, sửa chữa bảo dưỡng xe máy nông lâm nghiệp kết hợp kho vật tư nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp tại xã Nam Thái 1,02ha; Khu tổng hợp thương mại dịch vụ công nông nghiệp 0,12ha tại xã Trung Phúc Cường;….

Các khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn được quy hoạch tại vị trí là khu vực đầu mối giao thông chính của địa phương, quy mô đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

– Chỉ tiêu 1.2: Có công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoặc hạ tầng xã hội thiết yếu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt (≥01 công trình)

Các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, hạ tầng xã hội thiết yếu được đầu tư xây dựng theo Quy hoạch vùng huyện được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 3698/QĐ-UBND ngày 22/10/2020, gồm:

1.2.1. Công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu:

+ Công trình giao thông: Hoàn thành nâng cấp tuyến đường tỉnh (TL539C, 542D); nâng cấp các tuyến đường huyện ĐH10 (đường vành đai phía Bắc), ĐH14 (tuyến Khánh Sơn 2), ĐH20 (tuyến Trung – Phúc – Cường), ĐH21 (tuyến Khánh Sơn – Kim – Cường) từ đường cấp IV lên đường cấp IV; nâng cấp các tuyến đường đô thị (nối QL46 đến QL15, QL15 đến khối Hồ Sơn, đường Vincom+ đến Nhật Đông) từ đường cấp VI lên đường cấp IV đô thị,….

Đang triển khai thi công tuyến đường huyện ĐH8 (tuyến Cồn Bụt – Nam Lĩnh) đường cấp V đồng bằng; đường Ba Hà- Vincom+; chuẩn bị triển khai các dự án: mở rộng QL46 từ Nam Giang đến Thị trấn Nam Đàn, nâng cấp đường tỉnh 539B – Đường Lê Hồng Sơn đường cấp IV đồng bằng, đường tránh Thị trấn Nam Đàn;….

+ Điện chiếu sáng công cộng: Bàn giao đưa vào sử dụng tuyến điện chiếu sáng trên QL15 từ Thị trấn Nam Đàn đến xã Nam Hưng, trên tuyến QL46 từ Nam Giang đến Xuân Hòa.

1.2.2. Công trình hạ tầng xã hội: Hoàn thành nâng cấp Trung tâm y tế huyện Nam Đàn, xây dựng mới các trạm y tế (Nam Nghĩa, Hồng Long, Xuân Lâm), nâng cấp các công trình trường học: THCS Long Lâm, THCS Thị trấn 2, TH Thị trấn 2, TH Thượng Tân Lộc 2, TH Nam Kim, MN Hùng Tiến,…..

  1. Tự đánh giá: Đạt

7.2. Tiêu chí số 2 – Giao thông:

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã và được bảo trì hàng năm (Đạt).

– Chỉ tiêu 2.2. Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch (100%).

– Chỉ tiêu 2.3. Tỷ lệ km đường huyện được trồng cây xanh dọc tuyến đường (≥50%).

– Chỉ tiêu 2.4. Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên (≥01).

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 2.1: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã và được bảo trì hàng năm

+ Toàn huyện có 151,6km đường huyện (20 tuyến) và 251,78 km đường xã. Hiện nay, 100% tuyến đường huyện đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn quy định; 100% tuyến đường xã được kết nối với đường huyện và các trung tâm hành chính của xã, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện.

+ Các tuyến đường huyện được bảo trì hàng năm. Nền, lề đường thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, phát quang cây cối đảm bảo không bị sạt lở, thoát nước tốt; mặt đường không có ổ gà, không bị lún lõm; các công trình cầu, cống trên tuyến đảm bảo hoạt động tốt, chưa xảy ra tình trạng hư hỏng các bộ phận; hệ thống biển báo hiệu đường bộ được lắp đặt đầy đủ, đúng quy định; hành lang ATGT đường huyện luôn được bảo vệ, tình trạng vi phạm lấn chiếm hành lang ATGT thường xuyên được quan tâm xử lý, đảm bảo phương tiện lưu thông an toàn.

– Chỉ tiêu 2.2: Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch

Nhằm kết nối liên vùng, khu vực và đảm bảo phương tiên tham gia giao thông thuận lợi, an toàn, trong những năm qua, UBND huyện đã tập trung đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các tuyến đường huyện theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đến nay, 100% tuyến đường huyện đạt cấp kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005 (từ cấp VI đến cấp IV), nền đường rộng bình quân từ 6,5-9m, mặt đường rộng từ 3,5-8m; các công trình cầu, cống trên tuyến được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.

– Chỉ tiêu 2.3: Tỷ lệ km đường huyện được trồng cây xanh dọc tuyến đường ≥50%

Phong trào trồng cây xanh bóng mát, cây xanh cảnh quan dọc đường giao thông được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh thực hiện, góp phần cải tạo cảnh quan dọc các tuyến đường huyện, đường xã, đường xóm. Giai đoạn từ năm 2017 đến nay, nhiều tuyến đường huyện đã được trồng cây xanh bóng mát, cây xanh cảnh quan như tuyến đường vành đai phía Bắc từ Nam Lĩnh đến Nam Thanh (ĐH10), tuyến Thị trấn – Nam Thượng – Nam Tân (ĐH4),tuyến Kim Liên – Đan Nhiệm (ĐH9), các tuyến đường vùng 5 Nam (ĐH18, ĐH19, ĐH20, ĐH21),…Đến nay, 151,6/151,6km đường huyện đã được trồng cây xanh, đạt tỷ lệ 100%.

Chỉ tiêu 2.4: Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên

Bến xe khách Nam Đàn có diện tích 5.472 m2, đặt tại Thị trấn Nam Đàn do công ty CP bến xe Nghệ An quản lý, khai thác đã được sở Giao thông vận tải công bố bến xe loại 3 tại Quyết định số 764/QĐ-SGTVT ngày 31/10/2023.

  1. Tự đánh giá: Đạt

7.3. Tiêu chí số 3- Thủy lợi và phòng chống thiên tai

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 3.1. Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch (Đạt).

– Chỉ tiêu 3.2. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ (Đạt).

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 3.1. Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch: Đạt.

Trong những năm đầu khi triển khai xây dựng nông thôn mới để có cơ sở thực hiện các hạng mục nông thôn mới sau nay, huyện đã ban hành quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới toàn huyện, hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi được quan tâm đưa quy hoạch; với mục tiêu đảm bảo hệ thống thủy lợi hạ tầng liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã. Đến thời điểm hiện nay, hệ thống thủy lợi liên xã đã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã cụ thể:

+ Hệ thống công trình tạo nguồn, cung cấp tưới:

Hơn 80% diện tích đất canh tác của huyện Nam Đàn được lấy từ nguồn nước sông Lam. Với công trình tạo nguồn chính là cống Nam Đàn thông qua hệ thống kênh dẫn gồm kênh Thấp, kênh Lam Trà,…đã cung cấp nguồn nước tưới cho đa số các trạm bơm trên địa bàn huyện, còn lại 18 trạm bơm lấy nước trực tiếp từ sông Lam.Kênh Thấp lấy nước qua cống Nam Đàn đến giáp Hưng Nguyên (Cầu Mượu) kênh bị bồi lắng cung cấp nước chủ yếu cho các trạm bơm vùng.Kênh Lam Trà lấy nước từ kênh Thấp cấp cho các trạm bơm thuộc các xã Nam Lĩnh, Hùng Tiến, Kim Liên, Xuân Lâm và Nam Cát đồng thời là kênh tiêu nước cho vùng này. Các trạm bơm lấy nước trực tiếp từ sông Lam và các kênh cách ly Thiên Nhẫn chạy từ xã Khánh Sơn ra đến cống 9 cửa ở xã Trung Phúc Cường, kênh tiêu Ngũ Hoa từ núi Hốc xã Khánh Sơn qua cống 9 cửa chảy ra sông Lam tại cống Đức Châu.

+ Hệ thống trạm bơm, kênh mương: Toàn huyện có 87 trạm bơm điện, trong đó, UBND xã, thị, quản lý 69 trạm bơm và Xí nghiệp Thuỷ lợi Nam Đàn (thuộc Công ty TNHH Thuỷ lợi Nam) quản lý 18 trạm bơm vận hành cung cấp nước tưới cho tổng diện tích hơn 12.000 ha/vụ. Các trạm bơm đều được UBND các xã, thị trấn, Xí nghiệp Thuỷ lợi Nam Đàn, HTX duy tu bảo dưỡng vận hành hàng năm, đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh. Hệ thống kênh mương gồm Các tuyến kênh trạm bơm, hồ địa phương với tổng chiều dài khoảng 641,1km (gồm cả kênh cấp 1, kênh cấp 2, kênh cấp 3 và các kênh nhánh nội đồng), trong đó có 534,2km đã được kiên cố hóa bằng bê tông đạt 83,33%. Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị, Xí nghiệp Thuỷ lợi Nam Đàn, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp làm tốt công tác nạo vét duy tu bảo dưỡng hệ thống tưới cho toàn bộ diện tích đất lúa, rau màu và nuôi trồng thủy sản của huyện. 19/19 xã, thị phân công cho các tổ thủy nông thực hiện tốt việc quản lý, vận hành các công trình thủy lợi đảm bảo phục vụ nước tưới tiêu trong các vụ mùa. Trong những năm qua, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện, các xã được quan tâm đầu tư nâng cấp theo đúng kế hoạch.

+ Hệ thống hồ đập:Toàn huyện có 69 hồ đập tổng dung tích 21,1 triệu m3; cung cấp nước tưới khoảng hơn 12.000 ha/năm cho lúa, hoa màu và nước phục vụ sinh hoạt. Trong đó, có 11 hồ có trữ lượng khá lớn, gồm có: Tràng Đen, Thủng Pheo (Nam Hưng); Cửa Ông (Nam Nghĩa); Đá Hàn, Rào Băng, Hủng Cốc (Nam Thanh); Thanh Thủy (Thị trấn Nam Đàn); Ba Khe (Thượng Tân Lộc); Hao Hao, Vực Mấu (Khánh Sơn); Hồ Thành (Nam Kim).Hiện nay các hồ, đập đã được nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn phòng lũ. Hàng năm, UBND huyện đã duy tu bảo dưỡng, nâng cấp hồ đập, thường xuyên kiện toàn và duy trì công tác vận hành, bảo vệ an toàn hồ đập.

+ Đối với hệ thống tiêu úng: Tuyến chính là kênh Thấp bắt đầu từ cống Bara Nam Đàn đến cống Bến Thuỷ dài 17,447km. Đoạn đi qua địa phận huyện Nam Đàn dài 14 km tiêu cho 9.268ha đất tự nhiên, trong đó có hơn 2000ha đất trồng cây hàng năm của các xã Nam Nghĩa, Nam Thanh, Nam Anh, Nam Xuân, Nam Lĩnh, Nam Giang, 1 phần xã Kim Liên, Xuân Hoà.Tuyến chính kênh Lam Trà bắt đầu từ bờ hữu kênh Thấp (K9+722) đoạn qua xã Nam Lĩnh đổ vào kênh Hoàng Cần (K1+490) tại xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên) dài 11,5km có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho hơn 4000ha diện tích đất trồng cây hàng năm bao gồm diện tích các xã Nam Cát, Kim Liên, Hùng Tiến và 1 phần diện tích của các xã Nam Lĩnh, Xuân Hoà, Hồng Long, Xuân Lâm.Kênh tiêu Ngũ Hoa xuất phát từ Rú Hốc xã Trung Phúc Cường kết thúc cửa ra là cống 9 cửa dài 5.700m là trục tiêu chính nội đồng của vùng Năm Nam, từ cống 9 cửa ra đến cống Đức Châu dài 3.910m.Nhiệm vụ kênh tiêu cho 1.724ha vùng trũng của các xã Khánh Sơn, Nam Kim, Trung Phúc Cường chống lũ hè thu.Tuyến kênh cách ly đê bao Nam Kim xuất phát từ chân núi Động Trèo hạ lưu hồ Vực Mấu xã Khánh Sơn đổ nhập vào kênh tiêu Ngũ Hoa tại cống 9 cửa, tuyến dài 9 km tiêu cho 2.570ha.Số diện tích còn lại bao gồm các bãi ven sông và 1 số diện tích đất lâm nghiệp tiêu nước theo các khe tự nhiên đổ trực tiếp ra sông Lam.Ngoài các hệ thống kênh tiêu trong vùng còn có các tuyến kênh tiêu độc lập đã phát huy hiệu quả rất tốt trong việc tiêu úng cho các tiểu vùng.

Nhìn chung, hệ thống công trình thuỷ lợi tiêu úng trên địa bàn huyện hiện tại đã và đang đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước cho sản xuất và đời sống dân sinh. Trong nhiều năm qua, nhân ngày toàn dân ra quân làm thủy lợi 16/10 hàng năm, UBND tỉnh phát động phong trào toàn dân ra quân làm thủy lợi. UBND huyện ban hành chỉ thị chỉ đạo các địa phương phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, chỉnh trang nông thôn. Tuyến kênh đi qua xã nào thì xã đó chịu trách nhiệm thực hiện, làm thường xuyên liên tục để đảm bảo tưới, tiêu phục vụ sản xuất.

+ Hiện trạng phòng chống lũ:

* Hệ thống đê có tổng chiều dài 37,2 km:

* Tuyến đê Tả Lam từ K55 đến K68+250 thuộc địa phận huyện Nam Đàn, đầu tuyến nối vào Rú Đụn thuộc Thị Trấn, cuối tuyến giáp ranh giữa xã Xuân Lâm và xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên, tuyến đê có độ cao bình quân đầu tuyến tại K55 là +11.61m, tại K58 là: +10.94m, cuối tuyến là: +9.90m. Tuyến đê có tổng chiều dài là 13.250m đi qua Thị trấn, xã Xuân Hoà, Hùng Tiến, Hồng Long và Xuân Lâm. Trong đó qua địa phận huyện Nam Đàn mặt đường đi trên cơ đê rộng 6m được bê tông hóa. Tuyến đường này đã góp phần rất lớn trong việc tăng cường khả năng phòng chống lũ cho đê Tả Lam.

* Đê thuộc địa phương quản lý gồm có 6 tuyến: Đê Nam Trung (5 nam); Đê Quai Vạc; Đê 3/2 – Khánh sơn; Đê bao Nam Kim; Đê cách ly Nam Kim và Đê Phượng Hoàng Nam Thái) đê với tổng chiều dài 23,95 km. Trong những năm gần đây, từ các nguồn vốn của Trung ương, UBND tỉnh, UBND huyện đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đê này đảm bảo khả năng phòng, chống lũ lụt.

* Công tác bảo vệ, quản lý các tuyến đê được giao cho UBND các xã có đê trên địa bàn xã quản lý thông qua Đội quản lý đê nhân dân.

* Hàng năm lồng ghép các chương trình dự án để tổ chức công tác duy tu bảo dưỡng các tuyến đê sông nhằm đáp ứng được yêu cầu phòng chống thiên tai, phục vụ sản xuất và dân sinh.

+ Hệ thống kè bao gồm: Kè Vân Diên, Kè Hòa Lạc, Kè Hồng Long, Kè Tào Đông với tổng chiều dài 6.042 m, bảo vệ bờ lái dòng và bảo vệ mái đê.

+ Hệ thống cống tưới: Trong thân đê có 7 cống tưới gồm: Cống tưới 414 tại K55+344, Cống Vân Diên tại K55+650, Cống Nam Đàn 2 tại K59, Cống Rú Gềnh tại K60, Cống Hồng Long I tại k62+436, Cống Hồng Long II tại K63+300, Cống Xuân Lâm tại K67+900.Hệ thống cống tưới này, đã góp phần rất lớn trong việc tăng cường khả năng phòng chống lũ.

Trong những năm gần đây, từ các nguồn vốn của Trung ương, UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh, UBND huyện, Công ty Thủy lợi Nam Nghệ An, các nguồn hợp pháp khác của địa phương đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các hệ thống công trình thủy lợi lớn trên địa bàn huyện.

Về tổ chức quản lý, khai thác:

+ Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam được thành lập theo Quyết định số 1299/QĐ-UBND ngày 24/7/1992 của UBND tỉnh Nghệ An. Có giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu số 2704000177 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 01/8/2008.

+ Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam thực hiện quản lý khai thác hệ thống theo đúng kế hoạch được duyệt, đảm bảo điều hòa phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý phương án bảo vệ công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai được xây dựng được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm và được triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, an toàn. Hàng năm Công ty TNHH Thủy lợi Nam Nghệ An xây dựng phương án Phòng chống lụt bão đối với từng công trình trình UBND tỉnh thẩm định và phê duyệt. Trên cơ sở phương án được UBND tỉnh phê duyệt Công ty TNHH Thủy lợi Nam Nghệ an, UBND các huyện trong vùng triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Đối với các công trình thủy lợi do địa phương quản lý hàng năm UBND huyện Nam Đàn đều tổ chức phê duyệt phương án phòng chống lụt bão của từng công trình và giao trách nhiệm cho các Ban, ngành và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện.

– Chỉ tiêu 3.2. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

+ Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Nam Đàn, trong đó, Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Quyết định kiện toàn BCH PCTT – TKCN các tuyến đê năm 2024. Phòng Nông nghiệp &PTNT là Văn phòng thường trực BCH PCTT-TKCN huyện. Hằng năm, BCH PCTT-TKCN&PTDS xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai; có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn, phương án ứng phó với đợt bão mạnh, mưa lớn kéo dài, mưa dông, lũ lớn… theo phương châm “4 tại chỗ” được phê duyệt theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai. Ủy ban nhân dân huyện tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm, kịp thời các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về các loại hình thiên tai, kinh nghiệm, kiến thức phòng tránh, nhất là việc chủ động phương án ứng phó, khắc phục hậu quả với các đợt bão mạnh, mưa lớn kéo dài, mưa dông, lũ lớn… Xác định phòng chống, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Công tác tuyên truyền được thường xuyên phát sóng trên hệ thống đài phát thanh huyện, cụm truyền thanh các xã và được phát tăng thời lượng, truyền tải kịp thời các bản tin, công điện chỉ đạo của các cấp về phòng chống, ứng phó thiên tai trong thời điểm diễn ra các đợt bão, lũ, để các cấp chính quyền địa phương, cơ sở và người dân chủ động thực hiện. Hằng năm, BCH PCTT-TKCN&PTDS triển khai diễn tập về nâng cao năng lực và kỹ năng cần thiết cho cán bộ địa phương và các tổ xung kích làm công tác phòng chống thiên tai và hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các nội dung chuẩn bị, đối phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Ban Chỉ huy Quân sự huyện chủ trì tiến hành diễn tập phòng, chống thiên tai.

+ Đánh giá theo điểm: Nội dung phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ, đánh giá được 93 điểm, đạt mức: Tốt.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

7.4. Tiêu chí số 4- Điện:

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Các công trình điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp (hệ thống điện) đầu tư liên xã đạt các điều kiện như sau:

+ Đảm bảo “đạt” thông số kỹ thuật, an toàn điện theo tiêu chí số 4 điện theo quy định.

+ Đồng bộ và đạt yêu cầu kỹ thuật trong vận hành với hệ thống điện phân phối liên xã theo các thông số quy định về hệ thống lưới điện phân phối.

– Hệ thống điện đầu tư phù hợp với quy hoạch theo QĐ 263/QĐ-TTg, đảm bảo đủ nguồn cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương giai đoạn 2021-2025.

– 100% xã trong huyện “đạt” tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng NTM.

  1. Kết quả thực hiện:

Huyện Nam Đàn được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2017 (tại Quyết định số 520/QĐ-TTg ngày 11/5/2018). Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, ngành điện tiếp tục quan tâm đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, hệ thống điện trên địa bàn đảm bảo yêu cầu tiêu chí giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Quyết định số 1327/QĐ-BCT ngày 03/6/2024, cụ thể trên các nội dung như sau:

– Hệ thống điện liên xã (các công trình điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp) đảm bảo các điều kiện:

+ Hệ thống điện liên xã trên địa bàn huyện đảm bảo thông số kỹ thuật, an toàn điện theo quy định tại Quyết định 1327/QĐ-BCT ngày 03/6/2024 của bộ Công Thương (chi tiết theo PL 01 đính kèm);

+ Đồng bộ và đạt yêu cầu kỹ thuật trong vận hành với hệ thống điện phân phối (về tần số, điện áp, cân bằng pha, sóng hài điện áp, nhấp nháy điện áp, công suất, truyền tải, hệ thống bảo vệ) liên xã theo các thông số quy định tại Thông tư số 39/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định về hệ thống lưới điện phân phối (chi thiết theo PL 06 đính kèm);

+ Đường dây trung thế: Toàn huyện có 268,92km đường dây trung thế, được lắp đặt đảm bảo các quy định của ngành điện.

Khoảng cách từ điểm thấp nhất của đường dây dẫn điện (35kv) ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn 14m; hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh điện áp 22KV dây bọc là 1,0m, dây trần là 2,0m, điện áp 35KV dây bọc là 1,5m, dây trần là 3,0m, đảm bảo an toàn theo quy định.

– Huyện hiện đang được cấp điện từ lưới điện Quốc gia thông qua các TBA 110kv Nam Đàn và 110kv Hưng Nguyên.

+ Trạm biến áp phân phối: Toàn huyện có 262 Trạm biến áp với tổng công suất 68.920 kVA.

+ Đường dây hạ áp: Toàn huyện hiện có 775,5km đường dây hạ thế, được lắp đặt bảo đúng quy định của ngành điện.

– Hệ thống điện đầu tư phù hợp với quy hoạch theo Quyết định 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch phát triển điện lực Nghệ An giai đoạn 2016-2025 có xét đến năm 2035 (hợp phần I) đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3045/QĐ-BCT ngày 21/7/2016. Hằng năm, Công ty Điện lực Nghệ An phối hợp với Sở Công Thương và UBND huyện cân đối, đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng công trình điện theo quy hoạch đã được phê duyệt và các quy định liên quan. Nhìn chung hệ thống điện trên địa bàn huyện đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đảm bảo đủ nguồn cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương giai đoạn 2021-2025.

Từ khi thực hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM, NTM nâng cao, hệ thống điện trên địa bàn huyện được cấp ủy, chính quyền, nhân dân và ngành điện quan tâm đầu tư xây dựng. Giai đoạn 2010-2019, ngành điện đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 68 trạm biến áp với tổng công suất 17.000 KVA; 94,5 km đường dây trung thế; 750km đường dây hạ thế và 10.000 cột các loại với tổng kinh phí thực hiện 180,6 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 8,3 tỷ đồng.

Một số dự án trọng điểm đã được đầu tư trên địa bàn những năm gần đây như:

* Dự án XD và cải tạo lưới điện trung áp và dự án giảm cường độ phát thải cung cấp năng lượng (năm 2015) với tổng mức đầu tư: 21.200.550.000đ;

* Dự án Xây dựng cải tạo lưới điện trung áp cho 10 xã trên địa bàn huyện Nam Đàn từ nguồn vốn vay ngân hàng tái thiết Đức KFW(RF2) (năm 2016), với tổng mức đầu tư: 90.315.000.000đ;

* Dự án lưới điện phân phối nông thôn tỉnh Nghệ An (RD) (năm 2018), với tổng mức đầu tư: 6.520.560.000đ

– 100% xã (23/23 xã khi chưa sáp nhập) thuộc huyện Nam Đàn đạt tiêu chí số 4 về điện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương tại số 2332/QĐ-BCT ngày 07/11/2022 của bộ Công Thương và đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó:

+ Giai đoạn 2010 – 2015 được công nhận 9 xã, gồm: Kim Liên, Nam Giang, Nam Cát, Nam Anh, Nam Nghĩa, Nam Thượng, Xuân Hòa, Nam Trung, Nam Xuân.

+ Giai đoạn 2016 -2017, có thêm 14 xã được công nhận, gồm: Nam Hưng, Nam Thái, Nam Thanh, Hồng Long, Hùng Tiến, Nam Lĩnh, Nam Tân, Nam Lộc, Khánh Sơn, Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Phúc, Nam Cường, Xuân Lâm.

Đến thời điểm hiện nay (18/18 xã sau sáp nhập năm 2020) có 15/18 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 7/18 xã được công nhận xã NTM kiểu mẫu; 03/18 xã đang hoàn thiện hồ sơ trình tỉnh thẩm định xã NTM nâng cao trong năm 2024.

  1. Tự đánh giá: Đạt

7.5. Tiêu chí số 5 – Y tế – Văn hóa – Giáo dục:

  1. Yều cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 5.1. Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn (Đạt).

– Chỉ tiêu 5.2. Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa – thể thao kết nối với các xã (Đạt).

– Chỉ tiêu 5.3. Tỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên (60%).

– Chỉ tiêu 5.4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 5.1. Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn: Đạt.

– Chỉ tiêu 5.2. Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa – thể thao kết nối với các xã

+ Trung tâm Văn hóa – Thể thao đạt chuẩn, có nhiều hóa động kết nối với xã.

Căn cứ Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL, ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư Quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Qua đối chiếu với các tiêu chí Quy định, đến thời điểm này, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện Nam Đàn đã đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao kết nối với các xã hiệu quả, cụ thể như sau:

Quy hoạch đất tại vị trí trung tâm, đảm bảo mọi người dân trong vùng đều được sử dụng thuận lợi và dễ dàng tiếp cận.

Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện Nam Đàn (gọi tắt là Trung tâm) được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện theo Quyết định số 1712/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh Nghệ An.

Trung tâm hiện đứng chân trên địa bàn khối Nam Bắc Sơn, Thị trấn Nam Đàn, nằm ở vị trí Trung tâm chính trị của huyện, đảm bảo mọi người dân trong vùng đều được sử dụng thuận lợi và dễ dàng tiếp cận.Trung tâm được quy hoạch có tổng diện tích đất đang sử dụng là hơn 5ha. Đặc biệt, gắn với quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cũng như các hoạt động chính trị trên địa bàn huyện, Trung tâm đã được huyện quan tâm quy hoạch xây dựng ở một vị trí ví thuận lợi, cộng với quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất khá đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩnquy định của Bộ VH.TT&DL, góp phần đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải trí cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện.

+ Diện tích sử dụng.

Thực hiện theo Quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL, ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư Quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Trung tâm đều đạt và vượt các tiêu chí của Bộ.

Trung tâm VH.TT&TT huyện Nam Đàn hiện được quy hoạch có tổng diện tích đất đang sử dụng là hơn 6,6 ha, trong đó: Diện tích đất được quy hoạch (không kể diện tích của các công trình thể dục thể thao trong nhà và ngoài trời) là 10.500m2; Diện tích hoạt động trong nhà hơn 5000 m2 (cụ thể: Diện tích Văn phòng làm việc của lãnh đạo và các bộ phận chuyên môn được bố trí gồm 11 phòng, với tổng diện tích hơn 350 m2 (đạt và vượt so với tiêu chí quy định tối thiểu 250 m2); Diện tích phục vụ chuyên môn bao gồm:03 công trình thể dục thể thao do Nhà nước đầu tư (01 sân VĐ, 01 bể bơi thông minh và 01 Nhà đa chức năng) và 03 công trình TDTT liên kết (01 sân Bóng cỏ nhân tạo, 02 sân tennis); 01 Nhà truyền thống, Sân khấu phục vụ tập luyện và biểu diễn nghệ thuật trong nhà với tổng diện tích gần 3000m2, đạt và vượt so với tiêu chí quy định tối thiểu 1.000 m2); Diện tích hoạt động ngoài trờigần 5.000 m2 (đạt và vượt so với tiêu chí quy định tối thiểu 3.300 m2).

+ Quy mô xây dựng và trang thiết bị hoạt động: So với tiêu chí quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 2 Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL, ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông đều đạt và vượt so với Quy định, cụ thể như sau:

Trung tâm được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao khá đồng bộ, đạt các tiêu chí quy định của Bộ VHTT&DL với các hạng mục gồm:

01 Hội trường đa năng có sức chứa 500 chỗ ngồi (theo quy định tối thiểu 350 chỗ ngồi, vượt 150 chỗ ngồi).

Phòng làm việc của lãnh đạo, gồm 3 phòng (01 phòngGiám đốc và 02 phòng Phó Giám đốc), bình quân mỗi phòng có diện tích từ 20 – 25m2 (đạt và vượt gần 20 m2 số tiêu chí).

Phòng làm việc của bộ phân chuyên môn:

Hành chính – Tổng hợp có 03 phòng làm việc (Văn phòng, Kế toán, phòng họp), với tổng diện tích 55m2 (vượt 35 m2 so tiêu chí).

Văn hóa văn nghệ: có 01 phòng làm việc với diện tích 25m2 (vượt so với tiêu chí quy định 5m2).

Thể dục thể thao: có 02 phòng làm việc với diện tích 35m2 (vượt so với tiêu chí quy định 15m2).

Đội tuyên truyền lưu động: có 02 phòng có làm việc với tổng diện tích 30m2 (đạt so với tiêu chí quy định).

Phòng truyền thồng: có 01 Nhà truyền thống được thiết kế 02 tầng (tầng 1 dành để trưng bày hiện vật, tầng 2 gồm: phòng đọc, kho sách thư viện, 02 phòng làm việc và các công trình phụ trợ khác) với tổng diện tích 600m2 (vượt tiêu chí).

Du lịch, nếp sống gia đình 02 phòng với tổng diện tích 30 m2 (vượt 10m2 so với tiêu chí)

Kho chứa trang thiết bị: có 02 phòng với tổng diện tích hơn 50 m2 (vượt so với tiêu chí quy định).

+ Công trình Thể dục thể thao gồm 03 công trình: 01 Sân vận động, 01Bể bơi thông minh và 01 Nhà tập luyện thể thao (vượt so với chỉ tiêu quy định).

+ Công trình phụ trợ: Sân khấu phục vụ tập luyện và biểu diễn nghệ thuật trong nhà có tổng diện tích 108m2 , Khu triển lãm, biểu diễn ngoài trời vàKhu dịch vụ, vui chơi giải trí, vườn hoa có tổng diện tích gần 5.000 m2 (vượt so với tiêu chí quy định).

+ Trang thiết bị hoạt động (đạt tiêu chí đề ra)

Hội trường đa năng:có đầy đủ bàn, ghế với sức chứa 500 chỗ ngồi(theo quy định tối thiểu 350 chỗ ngồi, vượt 150 chỗ ngồi).

Trang bị âm thanh, ánh sáng: đủ công suất phục vụ cho hơn 500 người trong hội trường (đạt so với tiêu chí).

Đạo cụ, trang phục: Đáp ứng tốt yêu cầu tập luyện và biểu diễn.

Dụng cụ tập luyện và thi đấu thể thao: Đảm bảo theo công trình TDTT.

Phương tiện vận chuyển: Được trang bị xe ô tô chuyên dùng.

Cơ cấu tổ chức cán bộ

Trung tâm hiện có Ban giám đốc (03 đồng chí), 03 tổ chuyên môn (gồm: Tổ Hành chính – Văn phòng, Tổ Văn hóa – Thể thao và Tổ Phát thanh – Truyền hình) với tổng sốcán bộ,viên chức là 18 người, trong đó số lượng biên chế 17, biệt phái 01, hợp đồng 0. Về trình độ chuyên môn Đại học 18/18, được bố trí theo hạng chức danh nghề nghiệp.Về trình độ lý luận chính trịcó 01 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 07 đồng chí có trình độ Trung cấp lý luận chính trị, còn lại 10 đồng chí có trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Các cán bộ, viên chức thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn hóa, thể dục thể thao.

Kinh phí hoạt động: Chi theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp do UBND cấp huyện cấp từ ngân sách địa phương hàng năm cho sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch (thực hiện theo Điều 6 của Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

+ Ngân sách nhà nước cấp cơ bản bảo đảm cho các hoạt động theo kế hoạch được duyệt; thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị.

+ Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn; hoạt động dịch vụ, tài trợ, vay tín dụng, vốn liên doanh, liên kết và các nguồn thu hợp pháp khác.

Có nhiều hoạt động kết nối với xã

Tổ chức các họat động thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 11/2010/TT-BVHTTDL.

+ Tổ chức hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ:

+ Số chương trình hoạt động tại chỗ: có tối thiểu 12 chương trình/năm.

+ Số buổi hoạt động của Đội tuyên truyền lưu động: 100 buổi/năm.

+ Số chương trình hoạt động phối hợp, liên kết: 6 chương trình/năm.

+ Số lớp năng khiếu, ngành nghề chuyên môn được tổ chức trong năm: 09 lớp/năm.

+ Số cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, hội chợ triển lãm tổ chức trong năm: 05 cuộc.

+ Số cuộc thi đấu thể thao trong năm: 08 cuộc/năm.

+ Các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ cho các trung tâm VHTT cơ sở trong địa bàn:

+ Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về Văn hóa, Thể thao cho cơ sở: 03 lớp/năm.

+ Ấn hành tài liệu nghiệp vụ: tối thiểu 10 loại tài liệu, 250 bản/năm.

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ trẻ em: chiếm 20% thời gian hoạt động của Trung tâm.

+ Tổng số lượt người đến tham gia sinh hoạt tại Trung tâm: 13.000 lượt người/năm.

Thư viện được đảm bảo nguồn lực cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, có khả năng kết nối, liên thông với mạng lưới thư viện tỉnh.

Hiện nay, Trung tâm đang quản lý hoạt động thư viện tại 02 điểm tách biệt độc lập, gồm: Thư viện Làng Sen (thư viện dòng họ) đặt ở xã Kim Liên và Thư viện huyện đặt ở nhà Truyền thống huyện.

Thư viện và kho sách tại 2 điểm có tổng diện tích 250m2với trên 11.000 đầu sách, đảm bảo phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của Nhân dân trên địa bàn huyện. Thư viện huyện có phòng trưng bày, phòng đọc và kho sách, có đầy đủ các trang thiết bị như: Vốn tài liệu, tủ mục lục tra cứu, nội quy, bàn đọc, quạt mát, máy tính, mạng internet. Thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc vào các ngày trong tuần. Trung bình thư viện phục vụ hơn 40 lượt bạn đọc/ngày; gần 11 ngàn lượt bạn đọc/năm. Thư viện có 02 cán bộ có trình độ chuyên môn, đúng chuyên ngành đào tạo.

* Chỉ tiêu 5.3. Tỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên:

Huyện Nam Đàn có 03 trường Trung học phổ thông công lập, Năm 2017 cả 03/03 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Đến năm 2023, các trường tiếp tục được thẩm định và công nhận lại chuẩn quốc gia sau 5 năm. Đặc biệt, trường THPT Kim Liên được nâng chuẩn lên mức độ 2.

* Chỉ tiêu 5.4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục (cấp độ 1).

Công tác đầu tư cơ sở vật chất đối với Trung tâm GDNN-GDTX từ năm 2017 đến nay, Ủy ban nhân dân huyện đã huy động các nguồn lực đầu tư xây mới trung tâm GDNN – GDTX tại xã Kim Liên với tổng mức đầu tư 27 tỷ đồng, bao gồm 18 phòng học, 08 phòng xưởng thực hành và các hạng mục phụ trợ khác.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đã được Sở GD&ĐT thẩm định công nhận trung tâm đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 2.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

7.6. Tiêu chí số 6 – Kinh tế:

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 6.1. Có khu công nghiệp, hoặc cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoặc cụm ngành nghề nông thôn.

– Chỉ tiêu 6.2. Có mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng dẫn. Đạt

– Chỉ tiêu 6.3. Hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực; hoặc có mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của huyện.

– Chỉ tiêu 6.4. Có Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp hoặc đơn vị chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 6.1: Có khu công nghiệp, hoặc cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoặc cụm ngành nghề nông thôn.

Huyện Nam Đàn có 03 cụm công nghiệp gồm: CCC Nam Giang, CCN Vân Diên và CCN Nam Thái được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết, trong đó cụm công nghiệp Nam Giang đã được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt. Cụ thể các cụm công nghiệp như sau:

  1. Cụm công nghiệp Nam Giang

CCN Nam Giang được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 4036/QĐ.UBND-CN ngày 25/10/2006; phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 725/QĐ-UBND.CN ngày 16/3/2011 với tổng diện tích 36,5 ha (trong đó: đất xây dựng văn phòng điều hành 0,24 ha; khu xử lý nước thải 0,54 ha; đất cây xanh, mặt nước 7 ha; đất xây dựng đường giao thông 6ha và đất xây dựng các nhà máy 22,7 ha. CCN được UBND tỉnh quyết định thành lập tại Quyết định số 1635/QĐ-UBND ngày 10/8/2011.

CCN được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại Quyết định số 3142/QĐ-UBND.ĐT ngày 11/8/2011 với tổng mức đầu tư xây dựng là 90,102 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện), bao gồm các hạng mục bồi thường giải phóng mặt bằng, san nền, hệ thống giao thông, cây xanh, cấp nước, hệ thống điện và hệ thống xử lý nước thải. Đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng hạ tầng theo thiết kế được phê duyệt và đi vào hoạt động từ năm 2012.

  1. Cụm công nghiệp Vân Diên

CCN Vân Diên được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/1000 tại Quyết định số 965/QĐ-UBND.CN ngày 30/3/2011; Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 5709/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 với diện tích được phê duyệt là 10,63 ha. Cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh Nghệ An cho phép thành lập tại Quyết định số 3329/QĐ-UBND ngày 01/8/2018.

  1. Cụm công nghiệp Nam Thái

CCN Nam Thái được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/1000 tại Quyết định số 1652/QĐ-UBND.ĐT ngày 22/4/2010 với tổng diện tích 20 ha (trong đó: đất xây dựng văn phòng điều hành 0,39 ha; khu xử lý nước thải 0,63 ha; đất cây xanh 2,76 ha; đất xây dựng đường giao thông 1,24 ha và đất xây dựng các nhà máy 14,99 ha). Huyện Nam Đàn đang tập trung kêu gọi để thu hút nhà đầu tư vào đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp.

– Chỉ tiêu 6.2: Có chợ đạt chuẩn NTM đồng thời có mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng dẫn

  1. Kết quả thực hiện: Huyện Nam Đàn có 02 chợ trung tâm đặt tại Thị trấn Nam Đàn, gồm: Chợ Sa Nam và chợ Sen đạt tiêu chuẩn chợ hạng 2. Các chợ này đạt chuẩn NTM đồng thời có mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm. Cụ thể:

– Về vị trí, địa điểm:

Chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ra ô phóng xạ tối thiểu 500m.

– Về bố trí:

Các khu vực kinh doanh được sắp xếp, bố trí thuận lợi cho công việc kinh doanh và đảm bảo an toàn thực phẩm. Chợ được phân khu chức năng thành từng khu vực riêng biệt chống lây nhiễm.

– Về các mục phụ trợ và kỹ thuật công trình:

+ Xây dựng chợ: Chợ được xây dựng kiên cố; Sàn khu vực buôn bán thực phẩm thoát nước tốt, không đọng nước và dễ vệ sinh. Trần nhà, mái che, tường, cột làm bằng vật liệu bền, không bị dột, thấm nước.

+ Chiếu sáng: Chợ được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên, trong đình chợ và các ky ốt được chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo (đèn điện). Nguồn sáng, cường độ sáng dễ nhận biết, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm.

+ Nước sử dụng trong chợ và hệ thống thoát nước: Có hệ thống cấp nước, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, phục vụ kinh doanh thực phẩm tại chợ. Có hệ thống thoát nước và thường xuyên làm vệ sinh, thông tắc.

+ Phòng cháy chữa cháy: Chợ đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành; có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và dây dẫn theo quy định.

+ Bảo vệ môi trường: Chợ được vệ sinh, thu gom rác hàng ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, đảm bảo giữ sạch sẽ. Trong chợ có bố trí các thùng chứa rác thải có nắp đậy ở các nơi công cộng. Định kỳ tổ chức khử trùng và tiêu diệt công trùng, động vật gây hại đảm bảo không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm tại chợ. Công ty đã bố trí các thùng đựng rác có nắp đậy tại 3 đến 4 vị trí trong chợ.

+ Nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh bố trí cách biệt với khu kinh doanh thực phẩm và được xây dựng để đáp ứng điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nhà tiêu dội nước tự hoại; phòng vệ sinh nam, nữ được bố trí riêng biệt, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Chỗ rửa tay có đủ dụng cụ, xà phòng, chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng hướng dẫn quy trình rửa tay và bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn. Xã bố trí xà phòng, chất tẩy rửa, bảng ướng dẫn, bảng chỉ dẫn trong nhà vệ sinh.

– Về điều hành quản lý chợ:

Chợ có nội quy hoạt động, trong đó có quy định về công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm tại chợ. Nội quy chợ được treo tại các vị trí dễ quan sát và thường xuyên truyên truyền, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện tốt nội quy chợ.

Đồng thời Ban quản lý chợ tiến hành họp các hộ kinh doanh thực phẩm để phổ biến rõ nội quy kinh doanh chợ, nhất là kinh doanh các mặt hàng thực phẩm để tiểu thương được biết và thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra các hộ kinh doanh thực phẩmthực hiện nội quy kinh doanh tại chợ. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh trong chợ đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

– Chỉ tiêu 6.3. Hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực; hoặc có mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của huyện.

Tại Quyết định số: 7489/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04 – NQ/HU, ngày 16/6/2021 của BCH Đảng bộ huyện về tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nam Đàn theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025, UBND xác định và đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như:

Vùng đất bãi dọc 2 bên bờ sông Lam (1.100 ha) gồm Thượng Tân Lộc, Khánh Sơn, Trung Phúc Cường, Hồng Long, Xuân Lâm, Thị trấn: quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực như: Ngô, lạc, dưa hấu, đậu các loại. Song song với quy hoạch vùng và liên kết với các trang trại bò sữa (TH, Vinamilk Hà Tĩnh, Quảng Bình…). Liên kết với các làng nghề sản xuất tương, Công ty mía đường để xây dựng vùng sản xuất đậu tương Nam Đàn, mía nguyên liệu tại. Mở rộng diện tích các loại rau có giá trị cao phù hợp với đất bãi như bí xanh, bí đỏ, cà rốt, khoai tây, dưa hấu, dưa đèo…

Trên đất màu đồng (1.900 ha, tập trung tại các xã Nam Anh, Nam Xuân, Xuân Hòa, Hùng Tiến, Nam Lĩnh, Nam Thanh, Hồng Long, Xuân Lâm…): Đã hình thành các vùng sản xuất rau mãu có giá trị kinh tế cao như: Cà tím, mướp đắng, hoa lý… Ngoài ra hình thành các trang trại ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển nhà màng gắn với phát triển sản xuất hữu cơ để thâm canh một số giống đặc sản như: dưa lê, dưa lưới, bắp cải… Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cung cấp các chuỗi cửa hàng liên kết, siêu thị trên cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Trên chân đất đồi vệ, đất vườn (các xã Nam Hưng, Nam Nghĩa, Nam Thái, Nam Thanh, Thượng Tân Lộc, Nam Kim, Khánh Sơn, Nam Anh, Nam Xuân). Hình thành các vùng trồng cây ăn quả áp dụng công nghệ tưới tiên tiến gắn với phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, ẩm thực như: ổi, mít, bưởi, chanh, sắn dây, nghệ… để cung cấp cho ngành chế biến các sản phẩm từ chanh, sắn dây, nghệ…

– Về mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của huyện. Điển hình như: Mô hình liên kết sản xuất các sản phẩm từ Sen giữa HTX Sen Quê Bác với các siêu thị trong và ngoài nước với sản lượng 50 tấn/năm, liên kết tiêu thụ từ 30-40 tấn/năm, tương ứng 70-80% tổng sản lượng sản phẩm của HTX.

Mô hình liên kết giữa HTX Dịch vụ NN xã Nam Cát có 6 mô hình liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững, gồm: 4 mô hình liên kết lúa giống VRN 20 với tổng diện tích 80 ha mỗi mô hình và 2 mô hình liên kết gia công chăn nuôi lợn của anh Phan Quang Sáng với quy mô 2.500 con/lứa và mô hình liên kết nuôi vịt với 30.000 con/lứa của anh Phan Văn Tuyền. Sản lượng tiêu thụ qua liên kết đạt 100%sản phẩm của HTX.

Mô hình liên kết giữa HTX Xanh Đại Huệ liên kết sản xuất các sản phẩm từ Sắn Dây, Nghệ, Hà Thủ Ô, sản lượng 250 tấn/năm, liên kết tiêu thụ từ 200-220 tấn/năm, tương ứng 80-90% tổng sản lượng sản phẩm của HTX.

Mô hình liên kết giữa HTX Giò bê Đức Tuấn quy mô sản xuất 250 tấn dò bê/năm HTX đã chủ động xây dựng và hình thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ Giò bê vào các siêu thị trong và ngoài tỉnh tương ứng 68% tổng sản lượng sản phẩm của HTX.

– Chỉ tiêu 6.4. Có Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp hoặc đơn vị chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Huyện Nam Đàn thành lập Trung tâm dịch vụ nông nghiệp theo Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 12/6/2020 của UBND tỉnh Nghệ An trên cơ sở sáp nhập 3 trạm: Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt&BVTV, Trạm CN&TY. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp được UBND huyện Nam Đàn quy định tại Quyết định số 4399/QĐ-UBND, ngày 31/07/2020 của UBND huyện Nam Đàn về việc ban hành qui chế tổ chức hoạt động của trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Nam Đàn. Từ khi thành lập đến nay Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đảm bảo thực hiện hoàn thành đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao theo đúng quy định.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

7.7. Tiêu chí số 7 – Môi trường:

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp ≤50% tổng lượng phát sinh.

– Chỉ tiêu 7.2. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥40%.

– Chỉ tiêu 7.3. Có mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp quy mô cấp xã trở lên.

– Chỉ tiêu 7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng biện pháp phù hợp. ( 01 công trình)

– Chỉ tiêu 7.5. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó tỷ lệ đất trồng cây xanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tối thiểu là 10% diện tích toàn khu.

– Chỉ tiêu 7.6. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn.

– Chỉ tiêu 7.7. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định..

– Chỉ tiêu 7.8. Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định.

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp ≤50% tổng lượng phát sinh.

– Về đề án, kế hoạch thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện

Ngày 10/5/2022, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1903/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường huyện Nam Đàn đến năm 2025, có tính đến năm 2030. Để triển khai thực hiện Đề án một cách đồng bộ có hiệu quả cao, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 1350/KH-UBND ngày 09/6/2022 thực hiện đề án bảo vệ môi trường. Đồng thời, ngày 28/12/2022 UBND huyện ban hành Quyết định số 5930/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phân loại, thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện. Tại các đề án, kế hoạch và phương án đã nêu rõ việc thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện.

– Về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn

+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt:

Toàn huyện đã tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở 19/19 xã, thị trấn với phương thức thu gom: các hộ gia đình tự thu gom, phân loại tại hộ gia đình. UBND các xã, thị trấn thực hiện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt với các đơn vị có chức năng như Công ty Cổ phần Môi trường và công trình đô thị Nghệ An, Công ty Môi trường cây xanh và xây dựng Nam Đàn, Hợp tác xã dịch vụ và môi trường Đô Lương, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Khánh Sơn. Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện được thu gom tập kết tại các điểm trung chuyển của các xã để vận chuyển đi xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, huyện Nghi Lộc với tần suất 2 ngày/lần tại Thị trấn và 5 hoặc 7 ngày/lần đối với các xã còn lại.

Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 70 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn huyện 25.264/25.569 tấn/năm, đạt tỷ lệ 98,8%.

Để chủ động trong việc xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện, đồng thời giảm thiểu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, UBND huyện đã quy hoạch khu xử lý rác thải tại vùng Lèn Dơi, xã Khánh Sơn và đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy xử lý rác thải Nam Đàn tại xã Khánh Sơn do Công ty TNHH xây dựng và phát triển đô thị Phú An làm chủ đầu tư theo Quyết định số 2116/QĐ-UBND ngày 01/7/2020, Điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 4836/QĐ-UBND ngày 29/12/2020; phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 28/01/2022. Nhà máy xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt, tái chế các phụ phẩm của quá trình đốt chất thải rắn, tái chế nilon với quy mô diện tích 5,83ha, công suất 75 tấn/ngày. Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng. Khi Nhà máy xử lý rác thải đi vào hoạt động, 100% lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện sẽ được đưa về Nhà máy để xử lý bằng phương pháp đốt, tái chế nilon 6 tấn/ngày, các sản phẩm phụ, tro, xỉ sau đốt sẽ được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Nhà máy xử lý rác đi vào vận hành sẽ góp phần thực hiện bền vững các chỉ tiêu, tiêu chí về môi trường của huyện Nam Đàn.

Đối với Bãi chôn lấp rác cũ tại xã Nam Thái, theo chương trình dự án của Bộ Tài nguyên và môi trường đã thực hiện xong việc cải tạo, xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tổ chức nghiệm thu bàn giao cho địa phương quản lý từ ngày 14/4/2023. Ngày 30/11/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chứng nhận bãi rác tại xã Nam Thái hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại Quyết định số 1050/QĐ-STNMT.

Hiện nay, trên địa bàn huyện không có bãi chôn lấp chất thải rắn.

+ Đối với chất thải công nghiệp thông thường: Các chủ nguồn thải của chất thải công nghiệp thông thường có trách nhiệm đăng ký khối lượng phát thải và phương án tái chế, xử lý rác thải công nghiệp thông thường tại các hồ sơ môi trường (Đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường/đăng ký môi trường/Giấy phép môi trường) trước khi đi vào hoạt động.

+ Đối với chất thải rắn nguy hại: rác thải nguy hại phát sinh từ hoạt động canh tác nông nghiệp (vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật), phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày trên địa bàn các xã được thu gom tại các bể chứa tạm bằng bê tông hoặc thùng composit kín để không làm rò rỉ chất thải nguy hại ra môi trường, định kỳ thu gom vận chuyển đi xử lý đảm bảo môi trường. Các xã thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, cơ sở trồng trọt, sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có). Các xã đã thực hiện tốt công tác thu gom chai lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng phát sinh trên địa bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Trên địa bàn 19/19 xã, thị trấn đã thực hiện lắp đặt 1.498 thùng thu gom, lưu giữ vỏ, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng trên đồng ruộng. Với chất thải rắn y tế nguy hại được các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện thu gom, phân loại rác thải y tế phát sinh tại cơ sở và chuyển giao về Trung tâm y tế huyện; Trung tâm y tế huyện hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường Sông Công để chuyển xử lý theo quy định.

– Chỉ tiêu 7.2: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn (theo quy định ≥40%)

Đến nay, 19/19 xã, thị trấn đã triển khai thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn với 34.308/42.894 hộ gia đình tham gia đạt tỷ lệ 79,98%; trong đó khu vực nông thôn 30.058/37.546 hộ đạt 80,06%; khu vực Thị trấn 4.250/5.348 hộ đạt 79,5%.

– Chỉ tiêu 7.3. Có mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp quy mô cấp xã trở lên.

Năm 2022, 2023 trên địa bàn huyện có 01 mô hình thử nghiệm, ứng dụng chế phẩm vi sinh VN BiO Treat nhằm tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ tại xã Thượng Tân Lộc quy mô thực hiện 50 tấn; các chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn xã Thượng Tân Lộc và các vùng phụ cận được thu gom, sơ chế và ủ cùng với chế phẩm vi sinh VN BiO Treat. Sau thời gian 1 tháng các sản phẩm chất thải sẽ chuyển thành phân bón hữu cơ; được cơ sở sử dụng bón cho các loại cây trồng nông nghiệp của gia đình và bán cho các hộ trên địa bàn xã, các xã lân cận. Mô hình góp phần xử lý môi trường, tận dụng tối đa phế phụ phẩm trong nông nghiệp tại địa phương tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế, giúp hộ dân nhằm tiết kiệm chi phí và tạo thu nhập cho người nông dân sản xuất nông nghiệp,góp phần thay đổi nhận thức của người dân về xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất để tạo ra sản phẩm an toàngiúp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

– Chỉ tiêu 7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng biện pháp phù hợp (01 công trình)

– Trên địa bàn huyện hiện có 01 công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đảm bảo vị trí theo quy hoạch xây dựng và đã đi vào hoạt động từ năm 2020. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại khối Nam Bắc Sơn – Thị trấn Nam Đàn có công suất xử lý 70m3/ngày đêm cho khu dân cư và dịch vụ thương mại khoảng 800 người với công nghệ xử lý sinh học.

Trạm xử lý nước thải được đầu tư gồm:

+ Cụm bể xử lý gồm 7 bể: Bể lắng cát, bể điều hòa, bể thiếu khí (anoxic), bể hiếu khí (Aeroten), bể lắng, bể khử trùng và bể chứa bùn.

+ Nhà đặt máy thổi khí và hóa chất được xây dựng trên mặt bể xử lý để tiết kiện diện tích và thuận tiện công tác vận hành.

+ Hệ thống các bơm chìm

+ Hệ thống mương thu gom nước thải và mương thoát nước sau xử lý

– Ngoài ra, trên địa bàn huyện quy hoạch Khu đô thị trung tâm mới thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn và đã được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 09/9/2021; phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2472/QĐ-UBND ngày 18/8/2022. Khu đô thị có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung công suất 280 m3/ngày đêm cho khu dân cư 2.000 người với công nghệ xử lý sinh học.

– Bên cạnh đó, tại các nhà máy may trên địa bàn huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với quy mô cụ thể như sau:

+ Nhà máy may Haivina Kim Liên của Công ty TNHH Haivina Kim Liên có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với công suất 260m3/ngày đêm.

+ Nhà máy may Nam Đàn của Chi nhánh Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với công suất 130m3/ngày đêm

+ Nhà máy sản xuất giày dép da xuất khẩu của Công ty TNHH Đỉnh Vàng có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với công suất 160m3/ngày đêm

– Chỉ tiêu 7.5: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó tỷ lệ đất trồng cây xanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tối thiểu là 10% diện tích toàn khu.

– Về khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

Trên địa bàn huyện Nam Đàn hiện không có khu công nghiệp, có 02 cụm công nghiệp (CCN) đã đi vào hoạt động là CCN Nam Giang và CCN Vân Diên.

+ CCN Nam Giang đã được đầu tư xây dựng hạ tầng đường giao thông, hệ thống mương thu gom thoát nước mưa, nước thải, hệ thống các hồ sinh học xử lý nước thải của cụm và hệ thống cây xanh theo quy định tại Quyết định số 725/QĐ.UBND-CN ngày 16/3/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng dự án CCN Nam Giang, huyện Nam Đàn. Tổng diện tích khu đất CCN Nam Giang là 36,55 ha, trong đó diện tích đất cây xanh cách ly + mặt nước là 7,0058 ha chiếm 19,16% tổng diện tích toàn khu.

Tại CCN Nam Giang có 2 cơ sở may mặc hoạt động và đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (Quyết định số 4868/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 và Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 18/1/2019). Các nhà máy đã xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, khu vực lưu giữ chất thải rắn; đồng thời thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải đảm bảo theo quy định.

+ CCN Vân Diên được UBND tỉnh phê duyệt thành lập cụm công nghiệp tại Quyết định số 3329/QĐ-UBND ngày 01/8/2018. CCN Vân Diên đã được đầu tư xây dựng hạ tầng đường giao thông, hệ thống mương thu gom thoát nước mưa, nước thải, hệ thống cây xanh. Diện tích đất quy hoạch CCN Vân Diên là 10,63ha trong đó diện tích đất cây xanh là 1,16 ha chiếm 10,91% tổng diện tích toàn khu (Quyết định số 965/QĐ-UBND-ĐT ngày 30/3/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/1000 CCN xã Vân Diên, huyện Nam Đàn).

Tại CCN Vân Diên có 01 nhà máy sản xuất giày dép da xuất khẩu hoạt động và đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 31/01/2019. Nhà máy đã xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, khu vực lưu giữ chất thải rắn; đồng thời thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải đảm bảo theo quy định.

– Về làng nghề: Hiện nay, trên địa bàn huyện Nam Đàn có 4 làng nghề được công nhận, gồm các loại hình đồ gỗ mỹ nghệ, thực phẩm. Các làng nghề thuộc loại hình được khuyến khích phát triển theo quy định. Các làng nghề đã thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường, phương án bảo vệ môi trường theo quy định và được đưa vào hương ước, quy ước của địa phương; được đầu tư công trình hạ tầng bảo vệ môi trường gồm hệ thống thu gom nước thải, nước mưa, thu gom tập kết, phân loại chất thải rắn, các hộ làm nghề áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường để hạn chế bụi, mùi, khí thải đối với các làng nghề có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường không khí.

– Chỉ tiêu 7.6. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn.

Như đánh giá tại chỉ tiêu 7.6 – Huyện nông thôn mới nâng cao.

– Chỉ tiêu 7.7: Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định (theo quy định ≥50%)

UBND huyện Nam Đàn đã ban hành Kế hoạch số 1522/KH-UBND ngày 28/6/2021 triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020, Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn huyện.

Qua quá trình thực hiện các hộ gia đình, tổ chức đã nâng cao nhận thức và thực hiện phân loại thu gom chất thải nhựa. Tổng khối lượng rác thải nhựa phát sinh trên địa huyện khoảng 2.376 tấn/năm. Trong đó, tổng khối lượng rác thải nhựa được phân loại thu gom chuyển giao cho đơn vị thu mua phế liệu trên địa bàn khoảng 2.773 tấn/năm, đạt tỷ lệ thu gom, tái sử dụng, tái chế 85,7%.

– Chỉ tiêu 7.8: Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định (100%)

Trên địa bàn các xã, thị trấn có 19 điểm tập kết tạm thời để trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Vị trí các điểm tập kết, trung chuyển được UBND cấp xã lựa chọn phù hợp quy định tại QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã được UBND huyện phê duyệt. Dựa trên tần suất vận chuyển, khối lượng phát sinh và đề án bảo vệ môi trường cấp xã đã được phê duyêt, UBND xã quy định thời gian tập kết rác thải từ hộ gia đình, tổ chức, cơ sở kinh doanh trên địa bàn đảm bảo thời gian tập kết dưới 24 giờ. Để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường thứ cấp các điểm tập kết trên địa bàn các xã được đầu tư xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường và phục vụ công tác vận chuyển gồm: bờ tường bao, nền chống thấm, phân khu vực tập kết các loại rác thải khác nhau. Đồng thời, bố trí điểm tập kết xa khu dân cư và thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ sau khi thu gom rác xong; bố trí nhân lực phun hóa chất để giảm thiểu côn trùng, sâu bọ phát sinh và phát tán mùi hôi khu vực xung quanh điểm tập kết.

  1. Tự đánh giá:Đạt.

7.8. Tiêu chí số 8 – Chất lượng môi trường sống

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 8.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

– Chỉ tiêu 8.2. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững (≥35%).

– Chỉ tiêu 8.3. Có kế hoạch/Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện.

– Chỉ tiêu 8.4. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp, an toàn (Đạt).

– Chỉ tiêu 8.5. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm (100%).

  1. Kết quả thực hiện:

* Chỉ tiêu 8.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung.

Như đánh giá tại chỉ tiêu số 8.1. Huyện nông thôn mới nâng cao.

– Chỉ tiêu 8.2. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững (≥35%).

Như đánh giá tại chỉ tiêu số 8.3. Huyện nông thôn mới nâng cao.

– Chỉ tiêu 8.3: Có kế hoạch/Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện

Ngày 10/10/2023, UBND huyện Nam Đàn đã ban hành Kế hoạch số 3062/KH-UBND về quản lý bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện qua đó khảo sát, lập danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn nhằm tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước.

– Chỉ tiêu 8.4. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp, an toàn.

– Các phong trào, mô hình xây dựng cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp, an toàn như: xây dựng xóm, khối sáng – xanh – sạch- đẹp; khu dân cư kiểu mẫu, tuyến đường kiểu mẫu, ngày chủ nhật xanh; 3 sạch (sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp), ra quân làm sạch môi trường,… được đẩy mạnh thực hiện trên địa bàn toàn huyện. Đến nay, có 9 xóm thuộc 6 xã được công nhận xóm “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”.

– Đối với hệ thống cây xanh: Phong trào trồng cây xanh bóng mát, cây xanh cảnh quan dọc đường giao thông được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh thực hiện, góp phần cải tạo cảnh quan dọc các tuyến đường huyện, đường xã, đường xóm. Thực hiện chủ trương trồng cây phân tán, tết trồng cây hàng năm trên địa bàn huyện đã trồng được 37,5ha cây phân tán và trên 3.500 cây xanh bóng mát, cây gỗ lớn tại các trục đường giao thông nông thôn, các trụ sở công cộng. Bên cạnh đó, chương trình trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 và phong trào “Hàng cây ơn bác” được thực hiện mạnh mẽ trên địa bàn huyện; các xã, thị trấn đầu tư nguồn lực để trồng cây xanh, tạo cảnh quan trên các tuyến đường xã, liên xã và hình thành được nhiều tuyến đường đẹp. Đến nay, 100% các tuyến đường huyện (151,6/151,6km) và các tuyến đường xã có thể trồng được cây xanh đã được trồng các loại cây bóng mát, cảnh quan như lát hoa, sao đen, sấu, hoa ban, bằng lăng tím, phượng,… 233,4/269,69 km đường trục xóm đủ điều kiện để trồng cây xanh bóng mát đã được trồng cây xanh bóng mát, đạt tỷ lệ 86,5%. Toàn huyện có 75 km đường ngõ xóm đủ điều kiện để trồng cây bóng mát, trong đó có 65,67 km đã được trồng, đạt tỷ lệ 86,9%. Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng toàn huyện đạt 6,8 m2/người.

– Đối với hệ thống ao hồ, kênh mương: Các hộ dân có ao hồ sử dụng diện tích ao hồ để nuôi cá, trồng các loại hoa, cây trồng dưới nước như sen, súng, bèo tây để tạo cảnh quan, ngoài ra còn có tác dụng xử lý thành phần hữu cơ trong nước; các ao hồ này thường xuyên được nạo vét, vệ sinh tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hòa môi trường. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các hồ sen sinh thái tạo cảnh quan môi trường, nơi thưởng cảnh, vui chơi giải trí, tập thể dục, sinh hoạt cộng đồng của người dân như tại các xã Kim Liên, Nam Giang,… Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 646km kênh mương, 100% kênh mương thường xuyên được nạo vét, khơi thông dòng chảy thông thoáng, không bị xả rác thải, rơm rạ xuống lòng kênh mương đảm bảo tốt cho công tác tiêu thoát nước, tưới tiêu thủy lợi. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến mương thoát nước tại các tuyến đường trục xã, xóm khối trong các khu dân cư có nắp đậy đảm bảo an toàn, các tuyến đường mới được xây dựng tại các xã đều có mương thoát nước có nắp đậy kiên cố. 100% đường trục xã và 89% đường trục xóm qua khu dân cư đã được đầu tư xây dựng hệ thống mương rãnh tiêu thoát nước gia cố dọc 2 bên đường.

– Đối với đường làng ngõ xóm: Trên địa bàn huyện không còn tuyến đường ngập vào mùa mưa, tất cả các tuyến đường xã, xóm đã được láng nhựa, đổ bê tông, đảm bảo thoát nước, không bị ngập lụt. Rãnh thoát nước hai bên đường thường xuyên được nạo vét. Hàng tháng các xóm, các tổ tự quản tổ chức phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh; người dân hàng ngày tự ý thức quét dọn đường trước nhà nên hành lang đường trục xóm luôn đảm bảo thông thoáng, đường sạch sẽ. Các hộ gia đình thực hiện cải tạo vườn tạp, chỉnh trang hàng rào cổng ngõ bằng cây xanh hoặc hàng rào khác có phủ hoa, cây xanh, tranh bích họa đạt tỉ lệ trên 80%.

– Tại các khu vực công cộng trên địa bàn huyện như trụ sở các cơ quan, trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, trường học, chợ, trạm y tế, khu vui chơi, giải trí,… đều được xây dựng đạt chuẩn, có nhà vệ sinh và hệ thống tiêu thoát nước đảm bảo không để ứ đọng gây ô nhiễm môi trường; bố trí thùng chứa rác hợp lý và có đơn vị đến thu gom rác định kỳ đảm bảo quy định về môi trường. Ngoài ra các khu vực công cộng được trồng hoa, cây bóng mát tạo cảnh quan môi trường.

– 100% đường xã, trục xóm qua khu dân cư và 99,7% đường ngõ xóm đã được lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng. Ngoài ra huyện còn thực hiện lắp đặt biển báo an toàn giao thông tại các tuyến đường, cảnh báo các khu vực có nguy cơ mất an toàn với người đi lại; diện mạo nông thôn có sự đổi thay mạnh mẽ, thêm xanh, sạch, đẹp, an toàn và văn minh.

– Chỉ tiêu 8.5. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm (100%).

Toàn huyện quản lý 201 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó: – Nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể: 167 cơ sở (Số cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp giấy 134/134 cơ sở đạt 100%; 33/33 bếp ăn tập thể đủ điều kiện an toàn thực phẩm);

– Sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản: 34 cơ sở. Số cơ sở chế biến thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm 15/15 cơ sở, đạt 100%; Số cơ sở kinh doanh thực phẩm thực hiện ký cam kết 19/19 cơ sở, đạt 100%.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

7.9. Tiêu chí số 9 – Hệ thống chính trị – An ninh trật tự – Hành chính công

  1. Yêu cầu tiêu chí:

– Chỉ tiêu 9.1. Đảng bộ, chính quyền huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (đạt).

– Chỉ tiêu 9.2. Tổ chức chính trị – xã hội của huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (100%).

– Chỉ tiêu 9.3. Trong 02 năm liên tục trước năm xét công nhận, không có công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không).

– Chỉ tiêu 9.4. Đảm bảo an ninh, trật tự (đạt).

– Chỉ tiêu 9.5. Có dịch vụ công trực tuyến một phần (đạt).

– Chỉ tiêu 9.6. Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định (đạt).

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 9.1. Đảng bộ, chính quyền huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (đạt).

Trong 03 năm 2021, 2022, 2023 Đảng bộ, chính quyền huyện Nam Đàn được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đánh giá, xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Cụ thể:

+ Năm 2021 được đánh giá, xếp loại HTTNV (Quyết định số 852-QĐ/TU ngày 18/01/2022).

+ Năm 2022 được đánh giá, xếp loại HTTNV (Quyết định số 1534-QĐ/TU ngày 28/12/2022).

+ Năm 2023 được đánh giá, xếp loại HTXSNV (Quyết định số 2261-QĐ/TU ngày 04/012022).

– Chỉ tiêu 9.2. Tổ chức chính trị – xã hội của huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (100%).

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội huyện luôn được Ban Thường vụ Huyện uỷ đánh giá, xếp loại chất lượng từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; cụ thể như sau:

– Năm 2021: HTXSNV 02 (Uỷ ban MTTQ, Hội LHPN); HTTNV 03. (Theo quyết định số 9572/QĐ-UBND ngày 31/12/2021).

– Năm 2022: HTXSNV 01(Uỷ ban MTTQ); HTTNV 05. (Theo quyết định số 5650/QĐ-UBND ngày 13/12/2022).

– Năm 2023: HTXSNV 01 (Hội LHPN); HTTNV 05. (Theo Quyết định số 5409/QĐ-UBND ngày 18/12/2023)

– Chỉ tiêu 9.3. Trong 02 năm liên tục trước năm xét công nhận, không có công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không).

Trong 03 năm (2021 đến 2023) huyện Nam Đàn không có công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sư.

– Chỉ tiêu 9.4. Đảm bảo an ninh, trật tự.

– Hằng năm, Huyện ủy có Nghị quyết, Ủy ban nhân dân huyện có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

– 100% số xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí 19.2 thuộc tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có 15/19 xã, thị trấn (chiếm 78,95%) đạt chỉ tiêu 19.2 thuộc tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 – 2025; 07/19 xã, thị trấn (chiếm 36,84%) đạt chỉ tiêu 19.2 thuộc tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2021 – 2025.

– Số vụ phạm tội về trật tự xã hội trên địa bàn huyện giảm ít nhất 5% so với năm trước; tệ nạn xã hội; tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước.

– Không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật trên địa bàn huyện

+ Không để tập trung đông người khiếu nại, tố cáo vụ việc đã được cơ quan chức năng giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

+ Không để xảy ra những hoạt động như: kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hoặc có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật để gây rối an ninh, trật tự công cộng hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước; xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm được phân công giải quyết khiếu nại, tố cáo.

– Chỉ tiêu 9.5. Có dịch vụ công trực tuyến một phần (đạt).

Bộ phận Một cửa huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn rà soát, đánh giá, đăng ký những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đủ điều kiện để cung cấp lên cổng dịch vụ công. Trên địa bàn huyện số thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đến Quý I năm 2024 là 355/433 thủ tục, đạt 81,98% (mức độ 4 là 160/433 thủ tục, đạt 36,95%, mức độ 3 là 195/433thủ tục, đạt 45,03%). Trên địa bàn toàn huyện: Tổng số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến/Tổng số hồ sơ đã giải quyết năm 2023 là 8.046/23.985 hồ sơ = 33,55%; Quý 1 năm 2024 là 2.225/4.424 hồ sơ = 50,29%.

– Chỉ tiêu 9.6. Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

– Năm 2023 huyện Nam Đàn có 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 06/02/2024 của UBND huyện Nam Đàn về công nhận các xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023).

– Tổng điểm các chỉ tiêu đạt 97 điểm. Tổng số điểm của từng chỉ tiêu đều đạt từ 90% điểm tối đa trở lên.

– Năm 2023, huyện Nam Đàn không có cán bộ công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  1. Tự đánh giá: Đạt.
  2. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao:

6.1. Tiêu chí số 1 – về quy hoạch

  1. Yêu cầu của tiêu chí:

– Chỉ tiêu 1.1. Có quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt còn thời hạn hoặc được rà soát, điều chỉnh theo quy định, trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn (Đạt).

– Chỉ tiêu 1.2. Có công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoặc hạ tầng xã hội thiết yếu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt (≥01 công trình)

  1. Kết quả thực hiện:

– Chỉ tiêu 1.1: Có quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt còn thời hạn hoặc được rà soát, điều chỉnh theo quy định, trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nam Đàn đến năm 2035 được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 3698/QĐ-UBND ngày 22/10/2020; phê duyệt nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh Quy hoạch vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 tại Quyết định số 3105/QĐ-UBND ngày 28/9/2023; phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập điều chỉnh tại Quyết định số 3835/QĐ-UBND ngày 23/11/2023. Các đồ án được duyệt được công khai bằng ứng dụng thông tin địa lý WebGis tại địa chỉ https://gisnamdan.com để người dân, doanh nghiệp thuận tiện trong việc truy cập thông tin các đồ án quy hoạch.

Theo định hướng Quy hoạch xây dựng vùng huyện, ngoài quy hoạch các khu chức năng như Cụm công nghiệp, Khu dịch vụ – thương mại,…, huyện cũng dành quỹ đất để bố trí Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn (chức năng sản xuất công nghiệp, chức năng thương mại) như: Kho bãi kiêm hàng hóa dịch vụ dừng nghĩ và giới thiệu sản phẩm du lịch diện tích 3,55ha và Khu chế biến nông lâm sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu 0,5ha tại xã Nam Giang; Xưởng sản xuất phụ tùng thay thế, sửa chữa bảo dưỡng xe máy nông lâm nghiệp kết hợp kho vật tư nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp tại xã Nam Thái 1,02ha;….

Các khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn được quy hoạch tại vị trí là khu vực đầu mối giao thông chính của địa phương, quy mô đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

– Chỉ tiêu 1.2: Có công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoặc hạ tầng xã hội thiết yếu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt (≥01 công trình)

Công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu:

+ Công trình giao thông: Hoàn thành nâng cấp tuyến đường tỉnh (TL539C, 542D); nâng cấp các tuyến đường huyện ĐH10, ĐH14 (tuyến Khánh Sơn 2), ĐH20 (tuyến Trung – Phúc – Cường), ĐH21 (tuyến Khánh Sơn – Kim – Cường) từ đường cấp VI lên đường cấp IV; nâng cấp các tuyến đường đô thị (nối QL46 đến QL15, QL15 đến khối Hồ Sơn, đường Vincom+ đến Nhật Đông) từ đường cấp VI lên đường cấp IV đô thị,…. Đang triển khai thi công tuyến đường huyện ĐH8 (tuyến Cồn Bụt – Nam Lĩnh) đường cấp V đồng bằng; đường Ba Hà- Vincom+; chuẩn bị triển khai các dự án: mở rộng QL46 từ Nam Giang đến Thị trấn Nam Đàn, nâng cấp đường tỉnh 539B; Đường Lê Hồng Sơn đường cấp IV đồng bằng, đường tránh Thị trấn Nam Đàn;….

+ Điện chiếu sáng công cộng: Bàn giao đưa vào sử dụng tuyến điện chiếu sáng trên QL15 từ Thị trấn Nam Đàn đến xã Nam Hưng, trên tuyến QL46 từ Nam Giang đến Xuân Hòa. * Công trình hạ tầng xã hội: Hoàn thành nâng cấp Trung tâm y tế huyện Nam Đàn, xây dựng mới các trạm y tế (Nam Nghĩa, Hồng Long, Xuân Lâm), nâng cấp các công trình trường học: THCS Long Lâm, THCS Thị trấn 2, TH Thị trấn 2, TH Thượng Tân Lộc 2, TH Nam Kim, MN Hùng Tiến,…..

  1. Tự đánh giá: Đạt

8.2. Tiêu chí số 2 – về giao thông

  1. Yêu cầu của tiêu chí:

– Chỉ tiêu 2.1: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối liên xã, liên vùng và giữa các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với quá trình đô thị hóa

– Chỉ tiêu 2.2: Tỷ lệ km đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, có các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, lan can phòng hộ,…), được trồng cây xanh, được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp ( đạt 100%)

– Chỉ tiêu 2.3: Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên.

  1. Kết quả thực hiện tiêu chí:

– Chỉ tiêu 2.1: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối liên xã, liên vùng và giữa các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với quá trình đô thị hóa

– Nhằm tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo Quyết định 17/QĐ-TTg ngày 04/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ, ngoài sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực của TW, tỉnh; cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở cũng quan tâm đầu tư nguồn lực để hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện. Giai đoạn 2019-2023, NS các cấp đã thanh toán 469,04 tỷ đồng để xây dựng mới, nâng cấp các công trình cầu, đường giao thông.

Đến nay, 100% các tuyến đường huyện, đường xã đi qua địa bàn 19 xã, thị trấn của huyện được kết nối với các trung tâm hành chính, kết nối liên vùng, vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện, an toàn. Tất cả các tuyến này đã được bê tông hóa, nhựa hóa đạt chuẩn quy định.

– Trên địa bàn hiện có 02 tuyến đường huyện (ĐH03, ĐH04) đi qua khu vực Thị trấn với tổng chiều dài đi qua đô thị là 5,6 km. Hiện trạng đường nền rộng 5,5-7,5m, mặt rộng 5-6,5m; đường có 02 làn xe, tốc độ thiết kế 30-40 km/h, đảm bảo tiêu chuẩn đường đô thị.

– Chỉ tiêu 2.2: Tỷ lệ km đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, có các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, lan can phòng hộ,…), được trồng cây xanh, được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp ( đạt 100%)

– 100% số km đường huyện trên địa bàn có kết cấu mặt bê tông nhựa, láng nhựa hoặc bê tông xi măng, có đầy đủ các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định như biển báo, biển chỉ dẫn, gờ giảm tốc,…; 20 tuyến đường huyện đã được trồng cây xanh bóng mát và tạo cảnh quan, đạt tỷ lệ 100%; công tác bảo trì hàng năm được quan tâm thực hiện từ nguồn NS cấp trên và NS huyện.

– Chỉ tiêu 2.3: Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên.

Bến xe khách Nam Đàn được quy hoạch là bến xe loại III và đã được sở Giao thông vận tải công bố bến đưa bến xe vào khai thác tại Quyết định số 764/QĐ-SGTVT ngày 31/10/2023.

  1. Tự đánh giá: Đạt

8.3. Tiêu chí số 3 – Thủy lợi và phòng, chống thiên tai:

  1. Yêu cầu của tiêu chí:

– Chỉ tiêu 3.1: Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp.

– Chỉ tiêu 3.2: Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.

– Chỉ tiêu 3.3: Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

  1. Kết quả thực hiện tiêu chí:

– Chỉ tiêu 3.1: Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp.

Toàn huyện có 87 trạm bơm điện, trong đó, UBND xã, thị, quản lý 69 trạm bơm và Công ty TNHH Thuỷ lợi Nam quản lý 18 trạm bơm, vận hành cung cấp nước tưới cho tổng diện tích hơn 12.000 ha/vụ. Các trạm bơm đều được UBND huyện quan tâmthực hiện duy tu bảo dưỡng vận hành hàng năm, đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh.

Hệ thống kênh mương với tổng chiều dài khoảng 641,1km (gồm cả kênh cấp 1, kênh cấp 2, kênh cấp 3 và các kênh nhánh nội đồng), trong đó có 534,2km đã được kiên cố hóa bằng bê tông đạt 83,33%. Hàng năm, UBND huyện tổ chức chỉ đạo thực hiện làm tốt công tác nạo vét duy tu bảo dưỡng hệ thống tưới cho toàn bộ diện tích đất lúa, rau màu và nuôi trồng thủy sản của huyện;hệ thống kênh mương thường xuyên được tu bổ, cải tạo, nạo vét, dòng chảy thông thoáng, không bị xả rác thải, rơm rạ xuống lòng kênh đảm bảo tốt cho công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất và phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện.19/19 xã, thị phân công cho các tổ thủy nông thực hiện tốt việc quản lý, vận hành các công trình thủy lợi đảm bảo phục vụ nước tưới tiêu trong các vụ mùa. Trong những năm qua, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện, các xã được quan tâm đầu tư nâng cấp theo đúng kế hoạch.

Toàn huyện có 69 hồ đập tổng dung tích 21,1 triệu m3; cung cấp nước tưới khoảng hơn 12.000 ha/năm cho lúa, hoa màu và nước phục vụ sinh hoạt. Hiện nay các hồ, đập đã được nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn phòng lũ.. Hằng năm, UBND huyện đã lập kế hoạch bảo trì, nâng cấp công trình thuỷ lợi, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các công trình, thường xuyên kiện toàn và duy trì công tác vận hành, bảo vệ an toàn hồ đập. Trong năm 2023-2024, UBND huyện đã hoàn thành nâng cấp 8 đập có dung tích lớn trên địa bàn, gồm đập Thanh Thuỷ (Thị trấn), đập Rào Băng (Nam Thanh), đập Cửa Ông (Nam Nghĩa), đập Hao Hao (Khánh Sơn), đập Hồ Thành (Nam Kim), đập Khe Đình, đập Bể (Nam Xuân), đập Ba Khe (Thượng Tân Lộc); tu sửa trạm bơm Nam Đông (Khánh Sơn); nâng cấp 10 trạm bơm; 13 công trình hạ tầng vùng sản xuất điển hình: Đập Đồng Chè tại xóm Xuân Hồ, xã Nam Xuân; Đập Khe Bò, xã Nam Lĩnh; Đập tràn xóm 1, xã Nam Lĩnh; Cầu qua kênh tiêu đập Ba Khe xã Thượng Tân Lộc; Tuyến đường từ cửa nhà bà Hường Toản xóm Nhạn Tháp đi Thanh Minh xã Hồng Long; Cầu xóm 5 xã Nam Nghĩa; Cầu Khe Nậy xóm Phong Sơn xã Nam Hưng; Cầu qua kênh Xô Viết xã Nam Anh; Kênh tiêu 79 xã Kim Liên; Cầu Ròi, xóm Trung Đức, xã Nam Cát; Tràn Thầu Đâu xã Nam Thanh; Đập Mưng xóm 12 xã Khánh Sơn; Cầu Vũng Cảng xã Nam Hưng; đáp ứng nước tưới, tiêu và giao thông nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các xã trọng điểm về sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, hệ thống công trình thuỷ lợi tưới, tiêu úng trên địa bàn huyện hiện tại đã và đang đáp ứng tốt được nhu cầu tưới, tiêu thoát nước cho sản xuất và đời sống dân sinh. Trong nhiều năm qua, nhân ngày toàn dân ra quân làm thủy lợi 16/10 hàng năm, UBND tỉnh phát động phong trào toàn dân ra quân làm thủy lợi. UBND huyện ban hành chỉ thị chỉ đạo các địa phương phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, chỉnh trang nông thôn. Tuyến kênh đi qua xã nào thì xã đó chịu trách nhiệm thực hiện, làm thường xuyên liên tục để đảm bảo tưới, tiêu phục vụ sản xuất.

– Hiện trạng phòng chống lũ:

* Hệ thống đê có tổng chiều dài 37,2 km:

+ Tuyến đê Tả Lam từ K55 đến K68+250 thuộc địa phận huyện Nam Đàn, đầu tuyến nối vào Rú Đụn thuộc Thị Trấn, cuối tuyến giáp ranh giữa xã Xuân Lâm và xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên, tuyến đê có độ cao bình quân đầu tuyến tại K55 là +11.61m, tại K58 là: +10.94m, cuối tuyến là: +9.90m. Tuyến đê có tổng chiều dài là 13.250m đi qua Thị trấn, xã Xuân Hoà, Hùng Tiến, Hồng Long và Xuân Lâm. Trong đó qua địa phận huyện Nam Đàn mặt đường đi trên cơ đê rộng 6m được bê tông hóa. Tuyến đường này đã góp phần rất lớn trong việc tăng cường khả năng phòng chống lũ cho đê Tả Lam.

+ Đê thuộc địa phương quản lý gồm có 6 tuyến: Đê Nam Trung (5 nam); Đê Quai Vạc; Đê 3/2 – Khánh sơn; Đê bao Nam Kim; Đê cách ly Nam Kim và Đê Phượng Hoàng Nam Thái) đê với tổng chiều dài 23,95 km. Trong những năm gần đây, từ các nguồn vốn của Trung ương, UBND tỉnh, UBND huyện đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đê này đảm bảo khả năng phòng, chống lũ lụt.

+ Hàng năm lồng ghép các chương trình dự án để tổ chức công tác duy tu bảo dưỡng các tuyến đê sông nhằm đáp ứng được yêu cầu phòng chống thiên tai, phục vụ sản xuất và dân sinh.

– Hệ thống kè bao gồm: Kè Vân Diên, Kè Hòa Lạc, Kè Hồng Long, Kè Tào Đông với tổng chiều dài 6.042 m, bảo vệ bờ lái dòng và bảo vệ mái đê.

– Hệ thống cống tưới: Trong thân đê có 7 cống tưới gồm: Cống tưới 414 tại K55+344, Cống Vân Diên tại K55+650, Cống Nam Đàn 2 tại K59, Cống Rú Gềnh tại K60, Cống Hồng Long I tại k62+436, Cống Hồng Long II tại K63+300, Cống Xuân Lâm tại K67+900. Hệ thống cống tưới này, đã góp phần rất lớn trong việc tăng cường khả năng phòng chống lũ.

Hiện trạng công trình thuỷ lợi áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác: đã lắp đặt các thiết bị giám sát, đo lường thông số mực nước, lượng mưa tại Trạm 4AC xã Kim Liên, Trạm Bàu Nón xã Nam Anh, Trạm Nam Đông xã Khánh Sơn.

* Đánh giá theo điểm: Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp, đánh giá được 95 điểm, đạt mức: Tốt.

Chỉ tiêu 3.2: Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.

Huyện triển khai thực hiện kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện. Các công trình thủy lợi được xây dựng tách biệt với các công trình dân sinh, các khu vực sản xuất, do đó không có các nguồn vi phạm, ô nhiễm xả thải vào các công trình thủy lợi. .

Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, Thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân trên địa bàn nội dung kiểm soát, xử lý nguồn nước thải từ sinh hoạt, từ chăn nuôi và các hoạt động kinh doanh cũng như nuôi trồng thủy sản của đơn vị trước khi thải ra môi trường; không để xảy ra vi phạm về nguồn nước xả thải vào các công trình thủy lợi trên địa bàn.

– Chỉ tiêu 3.3: Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

– Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Nam Đàn, trong đó, Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Quyết định kiện toàn BCH PCTT – TKCN các tuyến đê năm 2024. Phòng Nông nghiệp &PTNT là Văn phòng thường trực BCH PCTT-TKCN huyện.

– Về hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh: Hằng năm, BCH PCTT-TKCN&PTDS huyện xây dựng, phê duyệt và tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai; có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn, phương án ứng phó với đợt bão mạnh, mưa lớn kéo dài, mưa dông, lũ lớn… theo phương châm “4 tại chỗ” được phê duyệt theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai. Ủy ban nhân dân huyện tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm, kịp thời các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về các loại hình thiên tai, kinh nghiệm, kiến thức phòng tránh, nhất là việc chủ động phương án ứng phó, khắc phục hậu quả với các đợt bão mạnh, mưa lớn kéo dài, mưa dông, lũ lớn… Xác định phòng chống, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Công tác tuyên truyền được thường xuyên phát sóng trên hệ thống đài phát thanh huyện, cụm truyền thanh các xã và được phát tăng thời lượng, truyền tải kịp thời các bản tin, công điện chỉ đạo của các cấp về phòng chống, ứng phó thiên tai trong thời điểm diễn ra các đợt bão, lũ, để các cấp chính quyền địa phương, cơ sở và người dân chủ động thực hiện. Hằng năm, BCH PCTT-TKCN&PTDStriển khai diễn tập về nâng cao năng lực và kỹ năng cần thiết cho cán bộ địa phương và các tổ xung kích làm công tác phòng chống thiên tai và hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các nội dung chuẩn bị, đối phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Ban Chỉ huy Quân sự huyện chủ trì tiến hành diễn tập phòng, chống thiên tai

– Về cơ sở hạ tầng thiết yếu: Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch sử dụng đất, phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội – môi trường; điểm dân cư mới hoặc chỉnh trang các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với loại hình thiên tai thường xuyên và các quy hoạch phòng, chống lũ, đê điều. Các cơ sở hạ tầng được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai đã được ban hành, lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai.

– Về Thông tin cảnh báo và ứng phó thiên tai: Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% số hộ gia đình được tiếp nhận một cách kịp thời đầy đủ. Các số điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo.

* Đánh giá theo điểm: Nội dung phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ, đánh giá được 85 điểm, đạt mức: Tốt

  1. Tự đánh giá: Đạt.

8.4. Tiêu chí số 4 vĐiện:

  1. Yêu cầu của tiêu chí:

– Huyện đạt tiêu chí về điện đối với huyện nông thôn mới; có ít nhất 50% các xã trong huyện đạt tiêu chí điện xã nông thôn mới nâng cao.

– Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cấp điện tin cậy, ổn định, an toàn hành lang lưới điện và mỹ quan.

  1. Kết quả thực hiện tiêu chí:

Huyện đạt tiêu chí về điện đối với huyện NTM; có ít nhất 50% số xã trong huyện đạt tiêu chí điện xã NTM nâng cao

Huyện Nam đàn đạt tiêu chí điện huyện nông thôn mới theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện tiêu chí điện và đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 (tại Quyết định số 520/QĐ-TTg ngày 11/5/2018).

Từ năm 2019 (thời điểm thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo Quyết định 17/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đến nay, hệ thống điện trên địa bàn huyện tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng cấp. Toàn huyện lắp đặt mới 38 trạm biến áp với tổng công suất 9.500 KVA; xây dựng mới 9,5 km đường dây trung thế, 22,8 km đường dây hạ thế; thay thế và di dời 5.010 cột điện các loại. Tổng kinh phí thực hiện 123,859 tỷ đồng (Ngành điện 113,009 tỷ đồng, NS nhà nước 10,4 tỷ đồng, xã hội hóa 0,45 tỷ đồng). Riêng trong giai đoạn 2019-2020, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã đầu tư 40 tỷ đồng để nâng cấp, chỉnh trang hệ thống điện trên địa bàn huyện Nam Đàn.

Các dự án trọng điểm đã triển khai gồm:

 

TTNămTên dự ánQuyết định phê duyệtTông mức

đầu tư

(đồng)

12019Dắm TBA chống quá tải, giảm bán kính, giảm tiêu thụ điện năng TBASố 2604/QĐ -EVNNPC ngày 29/8/20197.934.000.000
22019Dự án sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên trên địa bàn huyện Nam ĐànSố 3139/EVN/NPC-KH40.000.000.000
32020Nâng độ tin cậy cung cấp điện lưới điện trung ápSố 996/QĐ -EVNNPC ngày 04/5/20206.220.000.000
42020Cấy TBA, giảm bán kính cấp điệnSố 2449/QĐ -EVNNPC ngày 15/9/20204.975.000.000
52020Cấy TBA, giảm bán kính cấp điệnSố 2864/QĐ -EVNNPC ngày 23/10/202012.941.000.000
62021Xử lý khoảng cách pha đất thấp và giảm thiểu vi phạm hành lang lưới điện cao áp tại huyện Nam ĐànSố 1301/QĐ -EVNNPC ngày 01/6/20217.200.000.000
72022Giảm TBA chống quá tải, giảm bán kinh cấp điện hạ áp, giảm tiêu thụ điện năng khu vực huyện Nam ĐànSố 2470/QĐ -EVNNPC ngày 04/10/20224.875.000.000
82022Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện lưới điện trung áp trên địa bàn huyện Nam ĐànSố 1328/QĐ -EVNNPC ngày 14/6/20225.780.000.000
92023Giảm TBA chống quá tải, giảm bán kính cấp điện, giảm tiêu thụ điện năng khu vực huyện Nam ĐànSố 1295/QĐ -EVNNPC ngày 15/6/20237.430.000.000
102023Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện huyện Nam ĐànSố 1440/QĐ -EVNNPC ngày 06/7/202313.154.000.000
Tổng cộng110.509.000.000

Đến nay, trên địa bàn huyện có 15 xã đạt tiêu chí điện xã nông thôn mới nâng cao và đã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao (đạt 83,3%/ yêu cầu 50%), trong đó:

Giai đoạn 2019-2021 được UBND tỉnh công nhận 5 xã, gồm: Kim Liên năm 2020 (Quyết định số 4977/QĐ-UBND ngày 31/12/2020), Nam Giang, Nam Cát, Nam Nghĩa năm 2021 (Quyết định số 421/QĐ-UBND ngày 21/02/2022), Nam Anh năm 2021 (Quyết định số 794/QĐ-UBND ngày 29/3/2022).

Giai đoạn 2022 đến nay được công nhận 10 xã, gồm: Nam Xuân, Nam Thanh, Xuân Lâm, Nam Kim năm 2022 (Quyết định số 1067/QĐ-UBND ngày 18/4/2023); Nam Hưng, Xuân Hòa năm 2023 (Quyết định số 617/QĐ-UBND ngày 20/3/2024); Nam Thái, Hồng Long năm 2023 (Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 15/5/2024); Nam Lĩnh, Thượng Tân Lộc năm 2023 (Quyết định số 1668/QĐ-UBND ngày 04/7/2024).

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cấp điện tin cậy, ổn định, an toàn hành lang lưới điện và mỹ quan

Hệ thống cấp điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện và theo hướng dẫn của Bộ Công thương tại Quyết định số 2332/QĐ-BCT ngày 07/11/2022 (cụ thể theo PL 01 kèm theo). Nguồn điện đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn; 49.188/49.188 hộ dân được ký hợp đồng mua bán điện với Điện lực Nam Đàn, được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định.

Hàng năm, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền người dân không được thả diều, vật bay, tổ chức ra quân phát quang cây cối nhằm đảm bảo hành lang an toàn lưới điện.

Bên cạnh đó, chính quyền từ huyện đến xã tích cực phối hợp và được ngành diện quan tâm thực hiện hạ ngầm một số tuyến, chỉnh trang, cơ bản bó gọn, hỗ trợ di dời các cột điện nằm trong hành lang an toàn giao thông đảm bảo an toàn, mỹ quan.

  1. Tự đánh giá: Đạt

8.5. Tiêu chí số 5 – về Y tế – Văn hóa – Giáo dục

  1. Yêu cầu của tiêu chí:

– Chỉ tiêu 5.1: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): ≥ 95%

– Chỉ tiêu 5.2: Có công viên, hoặc quảng trường được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao.

– Chỉ tiêu 5.3: Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được kế thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê, ghi danh, truyền dạy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu quả.

– Chỉ tiêu 5.4: Có 100% số trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

– Chỉ tiêu 5.5: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

  1. Kết quả thực hiện tiêu chí:

– Chỉ tiêu 5.1: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế:

+ Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện (gồm cả thị trấn) đạt 97,1% tăng 6% so thời điểm huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

– Chỉ tiêu 5.2: Có công viên, hoặc quảng trường được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao.

Tại các điểm công cộng đã được triển khai lắp đặt các bộ dụng cụ tập thể dục thể thao ngoài trời phục vụ nhân dân và du khách tập luyện. Mỗi ngày (sáng, chiều, tối) thu hút hàng trăm lượt người tập luyện thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống và hưởng thụ của Nhân dân. So thời điểm huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, 100% các xã và các khối, xóm được lắp bộ dụng cụ thể thao ngoài trời, nâng cao đời sống thể dục, thể thao cho nhân dân trên địa bàn huyện.

– Chỉ tiêu 5.3: Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được kế thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê, ghi danh, truyền dạy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu quả.

Nam Đàn là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, Người được tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, đây cũng là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời phong phú của dân tộc, một trong những cái nôi văn hóa của xứ Nghệ. Nam Đàn còn được biết đến là cái nôi của phong trào yêu nước của Nghệ Tĩnh nói chung và Nghệ An nói riêng. Cùng với những nét tđương đồng và giao thoa của văn hóa người Việt, người dân Nam Đàn còn mang sắc thái riêng về văn hóa được lưu truyền qua bao thế hệ.

Văn hóa con người Nam Đàn đã có những bước phát triển khá toàn diện. Nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa, về phong cách ứng xử của người Nam Đàn từng bước được cải thiện. Các hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng cơ bản nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, các thiết chế văn hoá từng bước được đầu tư đồng bộ; nhiều di sản văn hóa được bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị. Những đức tính: Trung thực, thẳng thắn, hiếu học, cần cù, tiết kiệm, thủy chung, trọng nghĩa tình,… của con người Nam Đàn được kế thừa và phát huy. Các giá trị mới về văn hóa, con người của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế được hình thành và phát triển.

Trong nhiều năm qua huyện Nam Đàn đã đề ra định hướng chung là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương như các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, các lễ hội truyền thống, dân ca ví, giặm… gắn với phát triển du lịch.

Huyện đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng và phát triển đời sống văn hóa huyện Nam Đàn giai đoạn 2021-2025, có tính đến năm 2030; Quyết định số 5875/QĐ-UBND ngày 27/12/2022 của UBND huyện về việc ban hành “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Nam Đàn văn minh, lịch sự, nghĩa tình, thân thiện, mến khách”. Các chương trình, đề án đang được huyện quan tâm ưu tiên nguồn lực triển khai thực hiện. Hàng năm huyện đều xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Nam Đàn, kiểm kê di tích (kế hoạch tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn; Quyết định thành lập các CLB dân ca Ví, Giặm các xã trên địa bàn; Tờ trình đề nghị xếp hạng các di tích; Công văn công tác bảo vệ di tích mùa nắng nóng và mưu bão;

(1) Di sản văn hóa vật thể

Với bề dày lịch sử lâu đời đã để lại cho Nam Đàn hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú và đa dạng. Mỗi di tích, danh thắng đều gắn liền với tên tuổi của các bậc tiền bối đã có những cống hiến to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 173 di tích, danh thắng. Số di tích đã được xếp hạng là 44 di tích (4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 12 di tích cấp quốc gia và 28 di tích cấp tỉnh). Số di tích do tỉnh trực tiếp quản lý là 2 (khu di tích Kim Liên và khu di tích Phan Bội Châu), do huyện quản lý là 02 (Đền và lăng Vua Mai; đền và mộ thân mẫu Vua Mai) và các xã, thị trấn quản lý là 169. Hệ thống di tích trên địa bàn huyện vừa phong phú về nội dung vừa đa dạng về loại hình. Các di tích lịch sử – văn hoá ngoài giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học còn là những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo kỳ vĩ. Đặc biệt có một số di tích tiêu biểu có giá trị lớn về văn hóa và du lịch như: Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, di tích quốc gia đặc biệt về kiến trúc nghệ thuất đình Hoành Sơn, Khu di tích Vua Mai, đình Trung Cần… Ngoài hệ thống di tích đã được xếp hạng, trên địa bàn huyện còn có hệ thống các chùa lớn vừa được bảo tồn, tôn tạo như chùa Đại Tuệ (Nam Anh), chùa Viên Quang (Nam Thanh), chùa Hà (Hùng Tiến), chùa Vĩnh Phúc (Nam Xuân)… Đặc biệt là đền Chung Sơn (Kim Liên) được khánh thành năm 2020, là nơi thờ tự những người thân trong gia đình Bác Hồ.

Ngoài ra Nam Đàn có cổ vật, bảo vật có giá trị được công nhận là bảo vật Quốc gia đó là hộp Xá Lị được khai quật tại Tháp Nhạn xã Hồng Long.

Huyện đã quan tâm phối hợp chặt chẽ với ngành tài nguyên môi trường, chính quyền địa phương các cấp thực hiện đầy đủ, đúng quy trình, thủ tục về đất đai với các di tích được xếp hạng và kiểm kê trên địa bàn, không có trường hợp tranh chấp và khiếu kiện về đất đai tại các di tích sau khi xếp hạng.

Công tác hướng dẫn, bảo tồn, tu bổ tôn tạo các di tích trên địa bàn được huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác tu bổ tôn tạo di tích thực hiện theo Hướng dẫn của Nghị định 166/2018/NĐ-CP, Luật di sản văn hóa năm 2001 và Luât sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009.Từ năm 201-2023, UBND huyện Nam Đàn thực hiện phân cấp quản lý di sản văn hóa theo Quyết định số 1017/2011/QĐ-UBND, ngày 01/04/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc Ban hành quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử – văn hóa, và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chỉ đạo thành lập các Ban, tổ quản lý di tích trên địa bàn theo quy định.

(2) Di sản văn hóa phi vật thể

Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa vật thể huyện Nam Đàn cũng là nơi sản sinh và lưu giữ hệ thống văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng. Hiện nay trên địa bàn có 7 loại hình nghề thủ công truyền thống, có 42 loại hình Tập quán xã hội, 3 loại hình tri thức dân gian khác (Trò chơi), 3 loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, 7 loại hình lễ hội truyền thống, 2 loại hình ẩm thực, 4 loại hình tiếng nói chữ viết, 3 loại hình Y dược học cổ truyền.

Nam Đàn được biết đến là một trong những nơi khởi nguồn của các làn điệu dân ca Ví, Giặm – di sản văn hóa được UNECO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hiện nay có 1 CLB dân ca Ví giặm Hương Sen của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện, 19 CLB dân ca Ví giặm của các xã, thị trấn. Một số xã đã thành lập được các câu lạc bộ tại các xóm, khối như: xã Nam Giang, Kim Liên, Xuân Hòa, Nam Cát, Nam Nghĩa… Các câu lạc bộ dân ca Ví Giặm tại các xã tiếp tục duy trì hoạt động, đặc biệt có 06 câu lạc bộ tại các xã Kim Liên, Nam Cát, Xuân Hòa, Khánh Sơn, Nam Nghĩa và Thị Trấn hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Các hoạt động của các câu lạc bộ trên địa bàn góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Trên địa bàn huyện hàng năm diễn ra nhiều Lễ hội, trong đó có 02 Lễ hội lớn: Lễ hội Đền Vua Mai vào dịp rằm tháng Giêng âm lịch và Lễ hội Làng Sen nhân kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc tổ chức các lễ hội văn hóa trên địa bàn huyện ngoài các hoạt động lễ truyền thống còn được gắn với việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc như: Vật truyền thống, đẩy gậy, chọi gà, thả diều…Qua đó nhằm góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Ẩm thực Nam Đàn từ xa xưa đã vang danh khắp mọi miền tổ quốc, với những món ăn dân dã, đời thường nhưng để lại trong lòng du khách ấn tượng khó quên như: Tương Nam Đàn, bánh đúc Sa Nam, miến Quy Chính, bột sắn dây, tinh bột nghệ Nam Anh,… Trong thời kỳ đất nước đổi mới, người dân Nam Đàn đã tự tạo cho mình những món ăn trở thành đặc sản mà khó có nơi nào sánh kịp, trở thành những thương hiệu nổi tiếng như: Me thui Nam Nghĩa, dê Cầu Đòn, hến, cá mòi sông Lam, gà Nam Thái, nghé thui Cầu Mưng, các sản phẩm được chế biến từ Sen tại Kim Liên, các sản phẩm chế biến từ Chanh tại Nam Kim và nhiều sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao…

Nam Đàn cũng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có những nghề nổi tiếng như: Nuôi tằm dệt vải, nghề bún, bánh, nghề mộc…

Trong 3 năm, huyện đã tổ chức được 2 hội nghị tập huấn bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho gần 400 học viên là cán bộ các phòng chuyên môn của huyện, lãnh đạo và công chức văn hóa các xã, thị trấn, ban, tổ bảo vệ, quản lý di tích, các hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, ứng xử văn minh cho đội ngũ làm công tác văn hóa cơ sở, các tổ quản lý di tích và các hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa.

– Chỉ tiêu 5.4: Có 100% số trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2:

Huyện Nam Đàn có 03 trường Trung học phổ thông công lập. Đến nay, cả 03/03 trường THPT công lập đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; trong đó 01/03 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (trường trung học phổ thông Kim Liên).

– Chỉ tiêu 5.5: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục: Cấp độ 2:

Trung tâm làm tốt công tác định hướng phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của học sinh hệ GDTX đạt 100%, có 01 học sinh đạt giải Ba môn Ngữ văn cấp tỉnh.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đã được công nhận trung tâm đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 2 theo Quyết định số 1607/QĐ-SGD&ĐT ngày 23/8/2024 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

8.6. Tiêu chí số 6 – về kinh tế:

  1. Yêu cầu của tiêu chí:

– Chỉ tiêu 6.1: Có khu công nghiệp được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm công nghiệp được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm ngành nghề nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ.

– Chỉ tiêu 6.2: Vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của huyện được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, được cấp mã vùng và có ứng dụng quy trình kỹ thuật tiến tiến

– Chỉ tiêu 6.3: Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định.

– Chỉ tiêu 6.4: Có Đề án/Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và được triển khai hiệu quả

– Chỉ tiêu 6.5: Hình ảnh điểm du lịch của huyện được quảng bá thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội

  1. Kết quả thực hiện tiêu chí:

– Chỉ tiêu 6.1: Có khu công nghiệp được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm công nghiệp được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm ngành nghề nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ.

– Trên địa bàn huyện có CCN Nam Giang đáp ứng yêu cầu của chỉ tiêu 6.1, cụ thể:

CCN Nam Giang được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại Quyết định số 3142/QĐ-UBND.ĐT ngày 11/8/2011 với tổng mức đầu tư 90,102 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện), bao gồm các hạng mục: bồi thường giải phóng mặt bằng, san nền, hệ thống giao thông, cây xanh, cấp nước, hệ thống điện và hệ thống xử lý nước thải.

Theo quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 4036/QĐ.UBND-CN ngày 25/10/2006 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 725/QĐ-UBND.CN ngày 16/3/2011của UBND tỉnh, tổng diện tích đất dành cho các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN Nam Giang là 22,6ha, hiện nay đã có 2 dự án vào đầu tư với diện tích 12,6ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 55,7%, cụ thể như sau:

+ Nhà máy may đồ thể thao xuất khẩu HAVINA Kim Liên 5,8 ha với tổng mức đầu tư 5.000.000 USD tương đương với 92,72 tỷ đồng Việt Nam;

+ Cụm dệt may của Công ty cổ phần dệt may Hà Nội HANOSIMEX (giai đoạn 1 xây dựng nhà máy 6,8ha, còn 10ha chưa xây dựng giai đoạn 2). Tổng nguồn vốncả 2 giai đoạn là 415,775 tỷ đồng).

Các dự án đã đi vào hoạt động ổn định và tạo việc làm cho hơn 4.000 lao động địa phương với thu nhập bình quân 72 triệu đồng/người/năm.

– CCN Vân Diên chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, năm 2018 đã thu hút 01 doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng Nhà máy giày da xuất khẩu (Công ty TNHH Đỉnh Vàng) với tổng nguồn vốn283 tỷ đồng; diện tích nhà máy là 8,27 ha/9,8ha tổng diện tích đất dành cho dự án trong CCN, đạt tỷ lệ lấp đầy 84,4%. Nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định và tạo việc làm cho 1.500 lao động với thu nhập bình quân 60 triệu đồng/người/năm.

– Chỉ tiêu 6.2: Vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của huyện được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, được cấp mã vùng và có ứng dụng quy trình kỹ thuật tiến tiến.

Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn phê duyệt điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 7489/QĐ-UBND ngày 17/11/2021, trong đó xác định và quy hoạch thành các vùng như: vùng đất bãi dọc 2 bên bờ sông Lam (1.100 ha) gồm Thượng Tân Lộc, Khánh Sơn, Trung Phúc Cường, Hồng Long, Xuân Lâm, Thị trấn, sản phẩm chủ lực là Ngô, lạc, dưa hấu, bí xanh. Vùng màu đồng (1.900 ha, tập trung tại các xã Nam Anh, Nam Xuân, Xuân Hòa, Hùng Tiến, Nam Lĩnh, Nam Thanh, Hồng Long, Xuân Lâm…): quy hoạch vùng sản xuất sản phẩm chủ lực là rau màu có giá trị kinh tế cao như: Cà tím, mướp đắng, hoa lý… Vùng đồi vệ, đất vườn (các xã Nam Hưng, Nam Nghĩa, Nam Thái, Nam Thanh, Thượng Tân Lộc, Nam Kim, Khánh Sơn, Nam Anh, Nam Xuân). Sản xuất các sản phẩm cây ăn quả chủ lực như: Chanh, ổi, mít, bưởi, sắn dây, nghệ… để cung cấp cho ngành chế biến các sản phẩm từ chanh, sắn dây, nghệ…

Về cơ sở hạ tầng đường giao thông trục chính, đường giao thông nội đồng trong vùng sản xuất được cứng hóa, bê tông hóa đạt 100% đảm bảo kết nối thống suốt với hệ thống giao thông của xã, của huyện tạo nên hệ thống giao thông đồng bộ, viêc di chuyển vận chuyển vật tư sản xuất và các sản phẩm nông nghiệp tới hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn được thuận lợi; 100% sản phẩm nông nghiệp được các đơn vị thu mua trực tiếp tại vùng sản xuất

Về cơ sở hạ tầng thủy lợi; hạ tầng logistic phục vụ kinh doanh, chế biến: đều được quan tâm chỉ đạo, thiết kế và tổ chức thực hiện đảm bảo 100% công năng. Các hạng mục cơ bản như sân bãi tập kết, nhà kho, silo, kho lạnh để lưu trữ, bảo quản, chế biến nông sản đều đáp ứng theo yêu cầu.

Sản phẩm chủ lựccủa các xã được cấp mã vùng như: Bí xanh tại xã Thượng Tân Lộc, Nam Thái, Nho tại xã Nam Lĩnh, Dưa lưới tại xã Xuân Hòa, Hùng Tiến, bưởi tại xã Nam Hưng, Hồng Long, Chanh tại xã Nam Kim, Sen tại xã Kim Liên… Các sản phẩm được chuyên môn hóa, đi vào truy suất nguồn gốc gắn mã số vùng trồng, xây dựng thương hiệu, đây là những thay đổi so với kết quả từ năm 2019 đổ về trước chủ yếu chỉ tập trung vào sản xuất, chưa phát triển liên kết và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

– Chỉ tiêu 6.3: chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định.

Chợ Sen, Thị trấn Nam Đàn mới được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động vào năm 2019 do Công ty CP đầu tư và thương mại Hùng Sơn làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 32,5 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có.

Chợ được xây dựng khang trang, đáp ứng các yêu cầu tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm quy định tại TCVN 11856:2017, cụ thể:

– Về bố trí: Chợ được thiết kế xây dựng khoa học, kiên cố, phương án sắp xếp ngành hàng tại chợ được Ban Quản lý chợ phê duyệt nên thực tế việc bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh tại chợ Phủ thuận lợi cho việc kinh doanh và bảo đảm an toàn thực phẩm. Chợ được phân khu chức năng thành từng khu vực riêng biệt nhằm tránh lây nhiễm chéo như: Khu vực thực phẩm tươi sống, khu vực hàng thực phẩm khô; khu vực giết mổ gia cầm,….

– Về các hạng mục phụ trợ và kỹ thuật công trình:

+ Về xây dựng chợ: Sàn khu vực buôn bán thực phẩm thoát nước tốt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh. Trần nhà, mái che, tường, cột làm bằng vật liệu bền, không bị dột, thấm nước.

+ Về chiếu sáng: Chợ cơ bản được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên ngoài ra BQL chợ hợp đồng với Điện lực Nam Đàn cung cấp điện đảm bảo nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng đảm bảo dễ nhận biết, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm.

+ Về nước sử dụng trong chợ và hệ thống thoát nước: Có hệ thống cấp nước, hợp đồng cấp nước với Nhà máy nước Nam Đàn đảm bảo nguồn nước đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt, phục vụ kinh doanh thực phẩm tại chợ. Có hệ thống thoát nước và thường xuyên làm vệ sinh, thông tắc.

+ Đối với khu bán gia cầm sống và khu giết mổ gia cầm: Khu bán gia cầm sống được bố trí tách biệt cách khu bán thực phẩm khác 5 m; thuận lợi cho việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, thu gom, xử lý nước thải, chất thải.

+ Về phòng cháy chữa cháy: Chợ đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định hiện hành (Đã được phòng Cảnh sát PCCC&CHCN Công an tỉnh Nghệ An phê duyệt Phương án PCCC ngày 18/6/2018); có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

+ Về vệ sinh môi trường: Hợp đồng định kỳ dọn vệ sinh, thu gom rác thải hàng ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, bảo đảm giữ chợ sạch sẽ. có trang bị thùng chứa rác thải có nắp đậy kín tại các nơi công cộng trong chợ. Định kỳ hàng tháng tổ chức khử trùng và tiêu diệt côn trùng hại, bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm tại chợ.

+ Về nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh bố trí cách biệt với khu kinh doanh thực phẩm và được xây dựng đáp ứng điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nhà tiêu dội nước tự hoại; phòng vệ sinh nam, nữ được bố trí riêng biệt, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.

– Về điều hành quản lý chợ:

+ Nội quy chợ đã được Chủ đầu tư phê duyệt tại Quyết định số 01/2017/QĐ-LOTUS ngày 18/12/2017, trong đó bao gồm quy định về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại chợ.

+ Thông qua hệ thống truyền thanh, các trang mạng xã hội thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn các hộ kinh doanh thực phẩm thực hiện nội quy kinh doanh tại chợ.

+ Ban quản lý chợ được thành lập theo quy định, có phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho các TV BQL chợ, trong đó phân công 01 thành viên có kiến thức bảo đảm an toàn thực phẩm quản lý về an toàn thực phẩm tại chợ .

– Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ:

+ Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh thực phẩm và lối đi, không gian xung quanh quầy hàng của mình (khu vực trước, sau, phía hai bên của quầy hàng).

+ Trang bị, sử dụng thùng rác có nắp đậy, rác thải được thu dọn, vệ sinh hàng ngày.

+ Có đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn và được vệ sinh sạch sẽ phục vụ kinh doanh, bảo quản thực phẩm phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù sản phẩm kinh doanh.

+ Thực phẩm sống được bày bán cánh ly thực phẩm chín để tránh gây lây nhiễm chéo bằng thiết bị, dụng cụ bảo quản phù hợp.

+ Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.

+ Bảo đảm sử dụng, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường…

+ Không bày bán thực phẩm trực tiếp trên mặt sàn chợ.

+ Thực phẩm kinh doanh tại chợ bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.

– Yêu cầu đối với người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ:

+ Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm có kiến thức an toàn thực phẩm;

+ Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và không bao gói, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang)

(Báo cáo thống kê tự đánh giá các nội dung cụ thể theo yêu cầu của chỉ tiêu 6.3- Chợ đạt tiêu chẩn chợ kinh doanh thực phẩm tại Phụ lực 03 kèm theo)

Bên cạnh đó năm 2018 huyện được Tập đoàn Vingroup đầu tư xây dựng Trung tâm thượng mại Vincom+ Nam Đàn tại thị trấn Nam Đàn đạt tiêu chuẩn trung tâm thương mại hạng 03. Trung tâm thương mại được xây dựng trên diện tích đất 23.265 m2, được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực, có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo. Các hàng hóa kinh doanh tại trung tâm thương mại đều có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, đúng quy định về nhãn hàng hóa và tiêu chuẩn hàng hóa theo quy định.

Tại các xã đều có các siêu thị mini, cửa hàng, ki ốt kinh doanh tổng hợp các mặt hàng hàng thiết yếu đã đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn.

– Chỉ tiêu 6.4: Có Đề án/Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và được triển khai hiệu quả.

Huyện Nam Đàn đã ban hành Đề án chương trình OCOP tại Quyết định số 5931/QĐ-UBND ngày 24/10/2019 về việc phê duyệt Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”(OCOP) huyện Nam Đàn gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2030 và tại Quyết định số 3371/QĐ-UBND ngày 10/9/2024 về việc phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Nam Đàn giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030; Ban hành Hướng dẫn số 44/HD-UBND ngày 09/01/2020 về hướng dẫn hồ sơ và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Ban chỉ đạo xây dựng NTM trực tiếp chỉ đạo, điều hành chương trình OCOP; thành lập Tổ OCOP cấp huyện để tham mưu cho Ban chỉ đạo đồng thời hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ các chủ thể tham gia chương trình. Quá trình triển khai thực hiện UBND huyện ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình OCOP, tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể tham gia chương trình; các thành viên Tổ OCOP thường xuyên bám cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn các chủ thể về phát triển sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ tham gia dự thi đánh giá, phân hạng. Hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, lựa chọn các sản phẩm đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đến nay, toàn huyện có 81 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó có 9 sản phẩm đạt hạng 4 sao. Dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng sản phẩm OCOP cả về số lượng và chất lượng.

– Chỉ tiêu 6.5: Hình ảnh điểm du lịch của huyện được quảng bá thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội

Với tiềm năng thế mạnh du lịch lớn tại các xã, thị trấn và huyện Nam Đàn đã đẩy mạnh các hoạt động quảng bá trên các ứng dụng Internet và mạng xã hội cụ thể:

– Cổng thông tin điển tử huyện Nam Đàn; Cổng thông tin điện tử của các xã, thị trấn đều có chuyên mục du lịch qua đó để nâng cao công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện.

– Trang du lịch Nam Đàn tại địa chỉ: https://dulichnamdan.nghean.gov.vn/. Xây dựng quy chế quản lý trang web du lịch Nam Đàn tại địa chỉ truy cập: dulichnamdan.nghean.gov.vn và Trang du lịch 360 độ dulichnamdanvr360.nghean.gov.vn tiếp nhận các ý kiến phản ánh của mọi cá nhân, tổ chức cho hoạt động du lịch Nam Đàn, góp phần thúc đẩy du lịch huyện Nam Đàn phát triển (kèm theo các Quyết định số 848/QĐ-UBND, Quyết định số 850/QĐ-UBND, Quyết định số 1944/QĐ-UBND, Quyết định số 1124/QĐ-UBND).

– Trên trang fanpage Du lịch Nam Đàn tại địa chỉ: https://www.facebook.com/dulichnamdannghean (kèm theo ảnh minh họa).

– Ngoài ra trên địa bàn các điểm du lịch đều có các fanpage riêng giới thiệu như: https://www.facebook.com/profile.php?id=100062975544261 (Khu di tích Kim Liên – Di tích quốc gia đặc biệt); https://www.facebook.com/profile.php?id=100008123880527 (Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu); https://www.facebook.com/Thunglung.eogio (Điểm du lịch Eo Gió); …

  1. c. Tự đánh giá: Đạt.

8.7. Tiêu chí số 7 về Môi trường:

  1. a. Yêu cầu của tiêu chí:

– Chỉ tiêu 7.1: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định: ≥ 95%

– Chỉ tiêu 7.2: Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường: 100%

– Chỉ tiêu 7.3: Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường: ≥ 80%

– Chỉ tiêu 7.4: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn:≥ 70%

– Chỉ tiêu 7.5: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp: ≥ 50%

– Chỉ tiêu 7.6: Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn: ≥ 4m2

– Chỉ tiêu 7.7: Không có làng nghề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện: Đạt

– Chỉ tiêu 7.8: Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định: ≥ 85%

  1. Kết quả thực hiện tiêu chí:

– Chỉ tiêu 7.1: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định: ≥ 95%:

– Chất thải rắn sinh hoạt

Trên địa bàn huyện Nam Đàn đã thực hiện thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại 19/19 xã, thị trấn. Người dân nhận thức rõ bảo vệ môi trường là việc làm có ý nghĩa thiết thực, tích cực, tự nguyện tham gia bảo vệ môi trường, tiến hành thu gom rác thải, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

18/19 xã, thị trấn đã thực hiện ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng như Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Nghệ An, Công ty Môi trường cây xanh và xây dựng Nam Đàn, Hợp tác xã dịch vụ và môi trường Đô Lương để tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đi xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, huyện Nghi Lộc. Riêng xã Khánh Sơn hợp đồng với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Khánh Sơn tổ chức thu gom, vận chuyển xử lý tại Lò đốt rác Losiho của xã (lò đốt được tài trợ trao tay) với công suất 4-5 tấn/ngày.

Tổng số hộ tham gia thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện 42.358/42.894 hộ đạt 98,75%; trong đó khu vực nông thôn 18 xã số hộ tham gia thu gom xử lý 37.010/37546 hộ đạt tỷ lệ 98,57% và khu vực Thị trấn 5.348/5.348 hộ đạt tỷ lệ 100%.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom, xử lý trong năm 2023 trên địa bàn huyện là 25.264/25.569 tấn, đạt tỷ lệ 98,8% (tăng 3,8% so với thời điểm huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018)

– Chất thải rắn không nguy hại:

Chất thải phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường. Chất thải rắn phát sinh trong hoạt động chăn nuôi khoảng 22.560 tấn được các cơ sở, hộ chăn nuôi thu gom ủ thành phân bón sử dụng trong chăm sóc cây trồng hoặc xử lý bằng hầm biogas; đối với sản phẩm phụ trồng trọt khoảng 60.369 tấn được được thu gom, tái sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi, nguyên liệu trồng rau, làm meo nấm hoặc được thu gom, ủ làm phân bón.

Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được các cơ sở xử lý theo phương án, kế hoạch đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết/kế hoạch/đề án bảo vệ môi trường, giấy phép môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cơ sở chủ động thu gom, lưu giữ trong khu vực nhà xưởng sản xuất, sau đó ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp theo quy định.

Chất thải xây dựng được phân loại, được thu gom tái sử dụng, bán phế liệu, tận dụng để san lấp mặt bằng một số công trình khác, làm các tuyến đường giao thông nội đồng.

Tỷ lệ chất thải rắn không nguy hại được thu gom, xử lý 89.926/89.926 tấn đạt tỷ lệ 100%.

– Chỉ tiêu 7.2: Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường: 100%

– Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động canh tác nông nghiệp (vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật), phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày trên địa bàn các xã được thu gom tại các bể chứa tạm bằng bê tông hoặc thùng composit kín để không làm rò rỉ chất thải nguy hại ra môi trường, định kỳ thu gom vận chuyển đi xử lý đảm bảo môi trường. Các xã thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, cơ sở trồng trọt, sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có). Các xã đã thực hiện tốt công tác thu gom chai lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng phát sinh trên địa bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Hằng năm, phối hợp với Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức thu gom, vận chuyển vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo đúng quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã ký kết thỏa thuận với Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại dịch vụ môi trường Á Châu xây dựng phương án và kế hoạch thực hiện thugom, vận chuyển và xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV trên địa bàn huyện với tần suất thugom, vận chuyển 1 lần/năm. Trên địa bàn 19/19 xã, thị trấn đã thực hiện lắp đặt 1.498 thùng thu gom, lưu giữ vỏ, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên đồng ruộng. Khối lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý năm 2023 là 1,3/1,3 tấn đạt tỷ lệ 100%.

– Đối với chất thải rắn y tế nguy hại được các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện thu gom, phân loại, lưu giữ tại cơ sở theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Các trạm y tế hợp đồng chuyển giao chất thải y tế cho Trung tâm Y tế huyện; Trung tâm y tế huyện hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường Sông Công để vận chuyển xử lý theo quy định. Năm 2023, khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom xử lý 13,458/13,458 tấn, đạt tỷ lệ 100%.

– Tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, chất thải rắn nguy hại được thu gom, lưu giữ trong kho chứa chất thải nguy hại của cơ sở, dựa vào khối lượng phát sinh các cơ sở định kỳ ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tỷ lệ thu gom xử lý đạt 100%.

– Chỉ tiêu 7.3: Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường: ≥ 80%

Trên địa bàn huyện có mô hình thử nghiệm, ứng dụng chế phẩm vi sinh VN BiO Treat nhằm tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ tại xã Thượng Tân Lộc quy mô thực hiện50 tấn; các chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn xã Thượng Tân Lộc và các xã lân cận được thu gom, sơ chế và ủ cùng với chế phẩm vi sinh VN BiO Treat. Sau thời gian 1 tháng các sản phẩm chất thải sẽ chuyển thành phân bón hữu cơ; được cơ sở sử dụng bón cho các loại cây trồng nông nghiệp của gia đình và bán cho các hộ trên địa bàn xã, các xã lân cận. Mô hình góp phần xử lý môi trường, tận dụng tối đa phế phụ phẩm trong nông nghiệp tại địa phương tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế, giúp hộ dân nhằm tiết kiệm chi phí và tạo thu nhập cho người nông dân sản xuất nông nghiệp,góp phần thay đổi nhận thức của người dân về xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất để tạo ra sản phẩm an toàngiúp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Trên địa bàn huyện, Nhân dân thực hiện xử lý các thân cây, vỏ cây, các loại cây cỏ khô để ủ phân phục vụ trồng rau an toàn; 100% các cơ sở chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gà, lợn, sản phẩm phụ chăn nuôi được tái sử dụng bón chăm sóc cây trồng. Đối với sản phẩm phụ trồng trọt được cày, vùi làm phân bón. Tổng khối lượng chất thả hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, xử lý, tái sử dụng đạt 81.333/89.546 tấn, đạt 90,8%.

– Chỉ tiêu 7.4: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn:≥ 70%

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, UBND huyện đã đưa vào Đề án bảo vệ môi trường huyện nội dung thực hiện triển khai phân loại rác thải tại nguồn. Đồng thời, đã ban hành Phương án số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 về phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện; thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn triển khai phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn quản lý. Chất thải rắn sinh hoạt được phân theo các loại sau:

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.

+ Chất thải thực phẩm.

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác.

– Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi. Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định khuyến khích sử dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

– Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

– Chất thải rắn sinh hoạt khác được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

– Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Trên địa bàn các xã, thị trấn đã triển khai và nhân rộng các mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Trong đó, tại xã Kim Liên theo chương trình dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được thực hiện đồng bộ tại tất cả các hộ gia đình, cơ quan đơn vị, trường học với sự hỗ trợ trang thiết bị gồm 3.412 thùng rác 3 ngăn cho 3.412 hộ dân, 53 thùng rác công cộng có nắp đậy và 35 xe đẩy tay thu gom rác thải. Ngoài ra, các xã, thị trấn đã phát động nhân dân mua thùng rác, tuyên truyền hướng dẫn nhân dân, các đơn vị trên địa bàn thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Đến nay, 19/19 xã, thị trấn đã triển khai thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn với 34.308/42.894 hộ gia đình tham gia đạt tỷ lệ 79,98%; trong đó khu vực nông thôn 30.058/37.546 hộ đạt 80,06%; khu vực Thị trấn 4.250/5.348 hộ đạt 79,5%.

Theo chương trình dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hỗ trợ cho 735 hộ dân xóm Sen 2 và Hoàng Trù xã Kim Liên 735 thùng ủ phân và 735 gói men vi sinh dùng để ủ chất thải thực phẩm sau phân loại làm phân compost.

– Chỉ tiêu 7.5: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp (theo quy định ≥ 50%)

Trên địa bàn huyện Nam Đàn hiện có 01 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại khối Nam Bắc Sơn – Thị trấn Nam Đàn đang hoạt động có công suất xử lý 70m3/ngày đêm cho khu dân cư và dịch vụ thương mại khoảng 800 người với công nghệ xử lý sinh học. Trạm xử lý nước thải được đầu tư gồm: Cụm bể xử lý gồm 7 bể: Bể lắng cát, bể điều hòa, bể thiếu khí (anoxic), bể hiếu khí (Aeroten), bể lắng, bể khử trùng và bể chứa bùn; Nhà đặt máy thổi khí và hóa chất được xây dựng trên mặt bể xử lý để tiết kiện diện tích và thuận tiện công tác vận hành; Hệ thống các bơm chìm.

Tại Trung tâm Y tế huyện, các nhà máy trong cụm công nghiệp Nam Giang, Vân Diên và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện đều đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và vận hành đảm bảo theo quy định, tỷ lệ thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tại các cơ sở đạt 100%. Ngoài ra, trong quy hoạch các khu đô thị mới đã quy hoạch các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công nghệ xử lý sinh học, công suất xử lý nước thải đáp ứng với quy mô dân số và hoạt động thương mại dịch vụ của khu đô thị.

Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn huyện được thu gom, xử lý bằng hệ thống xử lý tại chỗ (bể tự hoại, bể lọc kỵ khí có vách ngăn, bể tự hoại cải tiến có vách ngăn và ngăn lọc khí dùng hướng lên). Tỷ lệ nước thải trên địa bàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp là 38.241/42.894 hộ đạt tỷ lệ 89,15% (khu vực nông thôn 18 xã là 32.893/37.5467 hộ, đạt 87,61%; Thị trấn là 5.348/5.348 hộ, đạt 100%).

– Chỉ tiêu 7.6: Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn: ≥ 4m2

Hưởng ứng chủ trương thực hiện đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025; Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn100% các xã trên địa bàn huyện Nam Đàn đã tích cực hưởng ứng chủ trương thực hiện đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025; các xã chủ động rà soát quỹ đất công cộng tại điểm dân cư nông thôn để trồng các loài cây bản địa, cây thân gỗ, đa mục đích như cây Lim, Giổi, Lát vừa có giá trị về bảo vệ môi trường, cảnh quan vừa có giá trị kinh tế. Ngoài ra vào mỗi dịp tết đến xuân về các xã đồng loạt ra quân tổ chức phát động tết trồng cây, địa điểm trồng tập trung tại các khu vực công cộng tại các khuôn viên, các tuyến đường trục xã, đường trực thôn và đường ngõ xóm…

Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng toàn huyện 6,8 m2/người ≥ 4 m2/người theo quy định.

– Chỉ tiêu 7.7: Không có làng nghề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện:

– Trên địa bàn huyện Nam Đàn có 4 làng nghề được công nhận, gồm các loại hình đồ gỗ mỹ nghệ và thực phẩm. Các làng nghề thuộc loại hình được khuyến khích phát triển theo quy định.

+ Làng nghề bún bánh Quy Chính, xã Vân Diên (nay là Thị trấn Nam Đàn) được công nhận vào năm 2006 tại Quyết định số 956/QĐ-UBND.CN ngày 21/3/2006.

+ Làng nghề Tương truyền thống Nam Đàn khối Phan Bội Châu, Thị trấn Nam Đàn được công nhận vào năm 2008 tại Quyết định số 198/QĐ-UBND.CN ngày 19/01/2009.

+ Làng nghề mộc dân dụng khối Tây Hồ, Thị trấn Nam Đàn được công nhận năm 2010 tại Quyết định số 6138/QĐ-UBND.ĐT ngày 17/12/2010.

+ Làng nghề mộc dân dụng xóm 6 xã Xuân Hòa được UBND tỉnh công nhận vào năm 2014 tại Quyết định số 7517/QĐ-UBND ngày 30/12/2014.

– Các làng nghề đã thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án bảo vệ môi trường theo quy định và được đưa vào hương ước, quy ước của địa phương; được đầu tư công trình hạ tầng bảo vệ môi trường gồm hệ thống thu gom nước thải, nước mưa, thu gom tập kết, phân loại chất thải rắn, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường để hạn chế bụi, mùi, khí thải đối với các làng nghề có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường không khí. Không có làng nghề nào, cũng như cơ sở sản xuất nào trong làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường kéo dài; không có cơ sở nào trong làng nghề có hành vi vi phạm quy định về xả chất thải, gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung,… bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đề án bảo vệ môi trường cấp huyện đã quy định vai trò của UBND xã trong công tác quản lý bảo vệ môi trường tại làng nghề, đảm bảo hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các phương án bảo vệ môi trường của các cơ sở hoạt động trong làng nghề

– Chỉ tiêu 7.8: Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định (theo quy định ≥ 85%)

Ngày 28/6/2021, UBND huyện Nam Đàn đã ban hành Kế hoạch số 1522/KH-UBND triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020, quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn huyện.

Các phong trào, mô hình phòng chống, giảm thiểu rác thải nhựa được triển khai tại các xã, thị trấn; trong các cấp hội phụ nữ, đoàn thanh niên. Hoạt động phòng chống rác thải nhựa đã được các cấp Hội phụ nữ chỉ đạo đồng bộ và quyết liệt; phong trào thu gom rác thải nhựa, nộp quỹ hỗ trợ từ tiền bán rác thải nhựa được các chi hội phụ nữ triển khai tích cực; đã triển khai có hiệu quả mô hình “Chợ văn minh giảm thiểu rác thải nhựa và hạn chế sử dụng túi nilon” tại chợ Cầu xã Kim Liên, chợ Mới xã Xuân Hòa. Trong năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phối hợp với Đài PTTH Nghệ An, Trung tâm Văn hóa TT&TT huyện xây dựng phóng sự với chuyên đề: Phụ nữ Nam Đàn với phong trào phòng chống rác thải nhựa và túi nilon. Bên cạnh đó, đã triển khai thực hiện mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa” với các hoạt động: tập huấn phân loại rác thải sinh hoạt, tổ chức cho người dân ký cam kết hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa một lần, cấp phát 300 tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ môi trường và hơn 100 túi sinh học cho người bán hàng và người mua hàng trong khu vực chợ. Các phong trào, mô hình được triển khai nhằm tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon, chống rác thải nhựa, hướng dẫn người bán hàng cách phân loại rác và thực hiện các hình thức gói hàng thay thế túi nilon như báo, các sản phẩm thân thiện với môi trường; người dân dùng làn đi chợ,…

Trong các hội nghị cấp huyện, xã đã bước đầu thực hiện hạn chế sử dụng nước uống đóng chai, sản phẩm nhựa dùng 1 lần chuyển sang dùng các vật đựng thay thế khác. Tại các trường Mầm non, Tiểu học đã thực hiện tốt việc tái chế rác thải nhựa, chai lọ, lon bia, bìa cac-ton,… để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho học sinh góp phần tái chế, tái sử dụng rác thải, bảo vệ môi trường. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn huyện đã sử dụng túi ni lông dễ phân hủy, bao bì thân thiện với môi trường thay cho túi ni lông khó phân hủy trước đây.

Qua quá trình thực hiện các hộ gia đình, tổ chức đã nâng cao nhận thức và thực hiện phân loại thu gom chất thải nhựa. Tổng khối lượng rác thải nhựa phát sinh trên địa huyện khoảng 2.376 tấn/năm. Trong đó, tổng khối lượng rác thải nhựa được phân loại thu gom bán cho đơn vị thu mua phế liệu trên địa bàn khoảng 2.773 tấn/năm, đạt tỷ lệ thu gom tái sử dụng tái chế 85,7%.

  1. Tự đánh giá: Đạt.

8.8. Tiêu chí số 8 – về chất lượng môi trường sống:

  1. Yêu cầu của tiêu chí:

Chỉ tiêu 8.1: Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung.

– Chỉ tiêu 8.2: Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm (≥80 lít).

– Chỉ tiêu 8.3: Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững(≥40%).

– Chỉ tiêu 8.4: Có mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về bảo vệ môi trường.

– Chỉ tiêu 8.5: Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp, an toàn.

– Chỉ tiêu 8.6: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

– Chỉ tiêu 8.7: Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

– Chỉ tiêu 8.8: Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của huyện.

– Chỉ tiêu 8.9: Có mô hình xã, thôn thông minh

  1. Kết quả thực hiện tiêu chí:

– Chỉ tiêu 8.1: Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung (≥28%): Đạt

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch toàn huyện là: 39,935/42.202 đạt 94,6% (khu vực nông thôn 34.521/36.788 hộ, đạt 93,8%; khu vực thành thị 5.414/5.414 hộ đạt 100%); trong đó tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung trên toàn huyện (bao gồm cả thị trấn Nam Đàn) là 16.736 hộ, đạt 39,7% (≥28% từ hệ thống cấp nước tập trung). Đạt yêu cầu tiêu chí.

Đến nay trên địa bàn toàn huyện có 16.736 hộ/42.202 hộ gia đình sử dụng cấp nước sinh hoạt tập trung tại các xã Nam Thanh 1.109 hộ, Xuân Hòa 1684 hộ, Nam Lĩnh 275 hộ, Hùng Tiến 2.209 hộ, Thị trấn 4.610 hộ, Nam Giang 1.796 hộ, Kim Liên 3.086 hộ, Nam Cát 1.551 hộ, Nam Anh 425 hộ.

  1. b) Chỉ tiêu 8.2: Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm ≥80 lít.

+ Trên địa bàn toàn huyện cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm là 82,1 lít.

– Chỉ tiêu 8.3: Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững (≥40%).

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng 03 nhà máy cấp nước sạch, trong đó 02 công trình do Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước Nghệ An quản lý, vận hành và 01 công trình do Công ty cổ phần đầu tư môi trường Hùng Thành quản lý, vận hành. Và 01 nhà Trạm cấp nước thô lấy nước từ sông Lam công suất 200.000m3/ngày đêm, đặt tại Thị Trấn Nam Đàn cấp nước cho các nhà máy nước sạch tại Thành phố Vinh do Công ty CP cấp nước Sông Lam vận hành, quản lý. Hoạt động cấp nước tập trung từ các nhà máy trên địa bàn huyện Nam Đàn như sau:

– Nhà máy nước Nam Đàn: Vị trí nhà máy đặt tại thị trấn Nam Đàn, nguồn nước thô lấy từ sông Lam. Tổng công suất thiết kế 5.000 m3/ngày đêm, phục vụ nước sinh hoạt cho các hộ dân trên địa bàn Thị trấn và một số vùng nông thôn phụ cận.

– Nhà máy nước Cầu Bạch: Vị trí nhà máy đặt tại xã Nam Giang, nguồn nước thô lấy từ sông Lam qua hệ thống cấp nước thô của Công ty cổ phần cấp nước Sông Lam. Tổng công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm. Phạm vi cấp nước là vùng phụ cận thành phố Vinh, thị trấn Quán Hành và một số xã thuộc huyện Nam Đàn.

– Nhà máy nước Kim Liên: Vị trí nhà máy đặt tại xứ Đồng Nga, xóm Mậu 3 xã Kim Liên, nguồn nước thô lấy từ sông Đào. Tổng công suất thiết kế 10.000 m3/ngày đêm, cấp nước cho hơn 40.000 nhân khẩu thuộc huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và khu công nghiệp liền kề.

Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững toàn huyện 3/3 công trình đạt 100%. Các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn do các công ty quản lý, khai thác, vận hành; tiền nước thu được từ phía các hộ sử dụng nước sạch không những đảm bảo đủ chi phí vận hành sửa chữa của công ty mà còn có tích lũy để tái đầu tư mở rộng quy mô khi cần thiết, khả năng cấp nước duy trì thường xuyên, số ngày mất nước trong năm gần như không có, chất lượng nước nước đáp ứng quy chuẩn chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của Bộ Y Tế, phía; công ty có cán bộ quản lý, vận hành có chuyên môn, năng lực quản lý phù hợp với quy mô công trình cấp nước. Toàn bộ 3/3 công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện được quản lý, khai thác bền vững đạt 100%.

– Chỉ tiêu 8.4: Có mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về bảo vệ môi trường (theo quy định ≥ 1 mô hình)

Công trình “Hợp tác xã với Bác Hồ” được khởi công xây dựng vào ngày 30/8/2019 và tổ chức khánh thành vào ngày 16/5/2020 với tổng kinh phí đầu tư 8 tỷ đồng. Các hạng mục công trình gồm: 4 hồ sen, 2 nhà dừng nghỉ, hệ thống hàng rào bao quanh, đèn điện chiếu sáng, cây xanh, thảm cỏ, đường hoa và hai bia đá với dòng chữ “Công trình Hợp tác xã với Bác Hồ”. Đặc biệt, công trình còn có những hàng cây hoa phượng, những hồ sen nở hoa rực rỡ đúng dịp tháng 5 hàng năm để kính dâng, chúc mừng sinh nhật Bác. Công trình đã góp phần tạo cảnh quan, môi trường sạch đẹp, là điểm đến thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm trên quê Bác; tạo điểm nhấn kết nối với Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong cách, hình ảnh giản dị nhưng thanh cao của Bác Hồ với nhân dân tỉnh Nghệ An nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Bên cạnh đó, công trình sẽ giúp cho xã Kim Liên hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch.

Ngoài ra, trên địa bàn xã Kim Liên còn có hệ thống các ao đã được cải tạo kè bờ ao, thả cá, trồng hoa sen; xung quanh ao được làm đường bê tông, lát vỉa hè, trồng cây xanh, hoa,… để cho người dân tham quan, vui chơi, giải trí, tập thể dục như tại các xóm Hoàng Trù, Liên Hồng, Liên Mậu 2. Bên cạnh đó, trên địa bàn các xã khác đã và đang thực hiện việc cải tạo các ao tù nước đọng thành các ao sen vừa xử lý nước mặt vừa tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, nổi bật như các xã Nam Giang, Nam Cát, Nam Nghĩa, Nam Thanh, Xuân Lâm,…

– Chỉ tiêu 8.5: Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp, an toàn.

– Với mục tiêu năm 2024, huyện Nam Đàn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao. Huyện đã và đang tập trung cao cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉnh trang cảnh quan, bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xanh – sạch – đẹp; qua đó huyện Nam Đàn đã thay đổi được diện mạo và có nhiều các mô hình được nhiều người dân tham gia hưởng ứng. Công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện tiếp tục được các cấp ủy chính quyền chỉ đạo thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao trong đó chú trọng xây dựng cảnh quan môi trường, diện mạo trên địa bàn huyện đạt các tiêu chí về Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn. UBND huyện đã tăng cường lãnh đạo, đôn đốc kiểm tra thực hiện các tiêu chí nhất là các tiêu chí về xây dựng đường giao thông nông thôn, chỉnh trang diện mạo nông thôn, xây dựng tuyến đường kiểu mẫu “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” góp phần phát triển bộ mặt nông thôn của huyện nhà. Thông qua các đợt thi đua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội tiếp tục tuyên truyền, vận động các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cộng đồng dân cư để nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung và tích cực tham gia xây dựng xóm khối Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp nói riêng.

– Các phong trào, mô hình xây dựng cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp, an toàn như: xây dựng xóm, khối sáng – xanh – sạch- đẹp; khu dân cư kiểu mẫu, tuyến đường kiểu mẫu, ngày chủ nhật xanh; 3 sạch (sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp), ra quân làm sạch môi trường,… được đẩy mạnh thực hiện trên địa bàn toàn huyện. Đến nay, có 9 xóm thuộc 6 xã được công nhận xóm “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” gồm: Xuân Hòa, Đồng Thuận xã Nam Cát; Sen 3 xã Kim Liên; xóm 1, 3 xã Nam Giang; xóm 2, 3 xã Nam Nghĩa; xóm 3 xã Nam Thanh; xóm 7 xã Xuân Lâm. Phát động và tổ chức cuộc thi Mô hình tiêu biểu trong xây dựng NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh cấp xã, cấp huyện, trong đó có tiêu chí về môi trường cảnh quan được các xóm, cơ quan đơn vị thực hiện tốt. Qua cuộc thi cho thấy môi trường cảnh quan của các xã, thị trấn đang ngày một sáng xanh sạch đẹp hơn. Ngoài ra, các cơ quan, trường học cùng vào cuộc, hàng tuần tổng vệ sinh môi trường chung, thực hiện tốt phong trào xây dựng “Cơ quan, công sở xanh – sạch – đẹp”, “Trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn – Thân thiện”; nhà trường còn phối hợp với các đoàn thể xã và các xóm khối tuyên truyền, vận động, giao nhiệm vụ và tổ chức cho học sinh về tham gia công tác vệ sinh môi trường tại gia đình, các khu dân cư; góp phần tăng sức mạnh tổng hợp trong hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan trên địa bàn toàn huyện.

– Đối với hệ thống cây xanh: Phong trào trồng cây xanh bóng mát, cây xanh cảnh quan dọc đường giao thông được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh thực hiện, góp phần cải tạo cảnh quan dọc các tuyến đường huyện, đường xã, đường xóm. Giai đoạn từ năm 2017 đến nay, nhiều tuyến đường huyện đã được trồng cây xanh bóng mát, cây xanh cảnh quan như tuyến đường vành đai phía Bắc từ Nam Lĩnh đến Nam Thanh (ĐH10), tuyến Thị trấn – Nam Thượng – Nam Tân (ĐH4),tuyến Kim Liên – Đan Nhiệm (ĐH9), các tuyến đường vùng 5 Nam (ĐH18, ĐH19, ĐH20, ĐH21),… Thực hiện chủ trương trồng cây phân tán trên địa bàn huyện đã trồng được 37,5ha; hàng năm thực hiện tết trồng cây, huyện Nam Đàn tổ chức trồng cây xanh bóng mát, cây gỗ lớn tại các trục đường giao thông nông thôn, các trụ sở công cộng với quy mô trên 3.500 cây. Bên cạnh đó, chương trình trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 và phong trào “Hàng cây ơn bác” được thực hiện mạnh mẽ trên địa bàn huyện; các xã, thị trấn đầu tư nguồn lực để trồng cây xanh, tạo cảnh quan trên các tuyến đường xã, liên xã và hình thành được nhiều tuyến đường đẹp. Đến nay, 100% các tuyến đường huyện (151,6/151,6km) và các tuyến đường xã có thể trồng được cây xanh đã được trồng các loại cây bóng mát, cảnh quan như lát hoa, sao đen, sấu, hoa ban, bằng lăng tím, phượng,… 233,4/269,69 km đường trục xóm đủ điều kiện để trồng cây xanh bóng mát đã được trồng cây xanh bóng mát, đạt tỷ lệ 86,5%. Toàn huyện có 75 km đường ngõ xóm đủ điều kiện để trồng cây bóng mát, trong đó có 65,67 km đã được trồng, đạt tỷ lệ 86,9%. Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng toàn huyện đạt 6,8 m2/người.

– Đối với hệ thống ao hồ, kênh mương: Các hộ dân có ao hồ sử dụng diện tích ao hồ để nuôi cá, trồng các loại hoa, cây trồng dưới nước như sen, súng, bèo tây để tạo cảnh quan, ngoài ra còn có tác dụng xử lý thành phần hữu cơ trong nước; các ao hồ này thường xuyên được nạo vét, vệ sinh tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hòa môi trường. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các hồ sen sinh thái tạo cảnh quan môi trường, nơi thưởng cảnh, vui chơi giải trí, tập thể dục, sinh hoạt cộng đồng của người dân như tại các xã Kim Liên, Nam Giang,… Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 646km kênh mương, 100% kênh mương thường xuyên được nạo vét, khơi thông dòng chảy thông thoáng, không bị xả rác thải, rơm rạ xuống lòng kênh mương đảm bảo tốt cho công tác tiêu thoát nước, tưới tiêu thủy lợi. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến mương thoát nước tại các tuyến đường trục xã, xóm khối trong các khu dân cư có nắp đậy đảm bảo an toàn, các tuyến đường mới được xây dựng tại các xã đều có mương thoát nước có nắp đậy kiên cố. 100% đường trục xã và 89% đường trục xóm qua khu dân cư đã được đầu tư xây dựng hệ thống mương rãnh tiêu thoát nước gia cố dọc 2 bên đường.

– Đối với đường làng ngõ xóm: Trên địa bàn huyện không còn tuyến đường ngập vào mùa mưa, các công trình đường giao thông nông thôn đáp ứng nhu cầu đi lại và tạo điều kiện cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế; tất cả các tuyến đường xã, xóm đã được láng nhựa, đổ bê tông, đảm bảo thoát nước, không bị ngập lụt. Rãnh thoát nước hai bên đường thường xuyên được nạo vét. Hàng tháng các xóm, các tổ tự quản tổ chức phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh; người dân hàng ngày tự ý thức quét dọn đường trước nhà nên hành lang đường trục xóm luôn đảm bảo thông thoáng, đường sạch sẽ. Các hộ gia đình thực hiện cải tạo vườn tạp, chỉnh trang hàng rào cổng ngõ bằng cây xanh hoặc hàng rào khác có phủ hoa, cây xanh, tranh bích họa đạt tỉ lệ trên 80%.

Tại các khu vực công cộng trên địa bàn huyện như trụ sở các cơ quan, trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, trường học, chợ, trạm y tế, khu vui chơi, giải trí,… đều được xây dựng đạt chuẩn, có nhà vệ sinh và hệ thống tiêu thoát nước đảm bảo không để ứ đọng gây ô nhiễm môi trường; bố trí thùng chứa rác hợp lý và có đơn vị đến thu gom rác định kỳ đảm bảo quy định về môi trường. Ngoài ra các khu vực công cộng được trồng hoa, cây bóng mát tạo cảnh quan môi trường.

UBND cấp xã lồng ghép các quy chế về bảo vệ môi trường và vai trò của từng hộ gia đình, cá nhân trong việc xây dựng cảnh quan, không gian trên địa bàn xã. Đồng thời, trên cơ sở đề án bảo vệ môi trường, UBND các xã, thị niêm yết các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường, các điều khoản xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các tuyến đường, khu vực công cộng.

Ngoài chính sách hỗ trợ của nhà nước, người dân trên địa bàn huyện còn chung tay đóng góp kinh phí để thắp sáng các hệ thống chiếu sáng; lắp đặt camera an ninh, treo cờ tổ quốc. 100% đường xã, trục xóm qua khu dân cư và 99,7% đường ngõ xóm đã được lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng. Ngoài ra huyện còn thực hiện lắp đặt biển báo an toàn giao thông tại các tuyến đường, cảnh báo các khu vực có nguy cơ mất an toàn với người đi lại; diện mạo nông thôn có sự đổi thay mạnh mẽ, thêm xanh, sạch, đẹp, an toàn và văn minh.

– Chỉ tiêu 8.6: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm:100%

Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn toàn huyện là1.988 cơ sở. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 1.988 cơ sở đạt 100%.

Theo phân cấp quản lý như sau:

– Tỉnh quản lý 41 cơ sở. Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP: 41/41 cơ sở, đạt 100%;

– Huyện quản lý 201 cơ sở. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP: 149/149 cơ sở, đạt 100%. Ký cam kết 52/52 cơ sở, đạt 100%;

– Xã quản lý 1.746 cơ sở. Ký cam kết 1.746/1.746 cơ sở, đạt 100%.

Theo ngành quản lý như sau:

– Ngành Y tế: Quản lý 413 cơ sở. Trong đó sản xuất, kinh doanh 05 cơ sở; Kinh doanh dịch vụ ăn uống: 308 cơ sở. Tỉnh quản lý 08 cơ sở (Số cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp giấy 8/8 cơ sở đạt 100%); Huyện quản lý 167 cơ sở (Số cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp giấy 134/134 cơ sở đạt 100%; 33/33 bếp ăn tập thể đủ điều kiện an toàn thực phẩm); Xã quản lý 238 cơ sở (số cơ sở ký cam kết 228/228 cơ sở đạt 100%)

– Ngành Nông nghiệp: Tổng số 827 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. Trong đó: Tỉnh quản lý 33 cơ sở sản xuất, chế biến. Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:33 cơ sở, đạt 100%; Huyện quản lý 34 cơ sở. Số cơ sở chế biến thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm 15/15 cơ sở, đạt 100%; Số cơ sở kinh doanh thực phẩm thực hiện ký cam kết 19/19 cơ sở, đạt 100%; Xã quản lý 760 cơ sở. Số cơ sở thực hiện ký cam kết 760 cơ sở, đạt 100%.

– Ngành công thương: Tổng số 748 cơ sở (gồm 184 cơ sở sản xuất và 564 cơ sở kinh doanh). Số cơ sở thực hiện ký cam kết an toàn thực phẩm 748 cơ sở, đạt 100%

– Chỉ tiêu 8.7: Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 100%.

Tổng số cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý: 20 cán bộ hằng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạt 100%.

– Chỉ tiêu 8.8: Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của huyện.

Trong năm 2023, công tác quản lý lĩnh vực an toàn thực phẩm được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt kết quả: trên địa bàn huyện không có phát sinh vụ việc vi phạm, sự cố về an toàn thực phẩm.

– Chỉ tiêu 8.9: Có mô hình xã, thôn thông minh

– Chỉ tiêu 8.9: Có mô hình xã, thôn thông minh

8.9.1: Mô hình thôn thông minh:

* Có ít nhất một mô hình thôn thông minh[1]: gồm 06 chỉ tiêu

+ Có ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành: Đạt

+ Tỷ lệ dân số trong thôn theo độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh: Đối với xã vùng đồng bằng đạt ≥ 85%; đối với xã vùng miền núi, biên giới, hải đảo đạt ≥ 60%: Đạt.

+ Các hộ gia đình đều được gắn mã số, địa chỉ số: Chỉ tiêu này đang tạm dừng xét.

+ Thôn có truyền thanh ứng dụng Công nghệ thông tin – viễn thông: Đạt

+ Có camera an ninh gắn kết với hệ thống quản lý an ninh của xã: Đạt.

06 xóm xã Nam Giang có camera an ninh, đầu thu kết nối tại phòng tiếp công dân Công an xã [2].

+ Có kênh trao đổi thông tin trực tuyến giữa người dân và chính quyền qua các nền tảng ứng dụng công nghệ số: Đạt

+ 06 thôn/06 xã đều tạo lập các nhóm Zalo, facebook trên điện thoại thông
minh để trao đổi, thông tin các công việc của thôn; người dân trong 06 thôn đều sử
dụng zalo, cài đặt ứng dụng sổ sức khỏe điện tử đế tiếp nhận thông tin y tế, tiêm
vắc xin,… và tư vấn sức khỏe từ xa.

8.9.2. Mô hình xã thông minh:

Xã Nam Giang đã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 và được UBND huyện lựa chọn xây dựng mô hình xã Nông thôn mới Thông minh. Hiện đang trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện, dưới đây là một số đánh giá chung về tình hình xây dựng các tiêu chí xây dựng xã NTM thông minh như sau:

  1. a) Về chính quyền số: 07 chỉ tiêu

+ Trên 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên hệ thống chính quyền điện tử/chính quyền số: 100% công việc cấp xã được xử lý trên hệ thống Chính quyền điện tử, trừ các văn bản mật, tối mật.

+ Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình: Cung cấp 100% dịch vụ công mức độ 4 trên địa bàn toàn huyện.

+ Cổng/trang thông tin điện tử của xã có chức năng cung cấp thông tin về các hoạt động của chính quyền xã, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân và quảng bá về hình ảnh, các nét văn hóa đặc trưng, điểm du lịch trên địa bàn xã…Cập nhật thông tin và các sự kiện thường xuyên trên cổng/trang thông tin điện tử.

+ Triển khai ứng dụng công nghệ nhằm hỗ trợ thêm cho các hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã như: phần mềm tài chính – kế toán, phần mềm quản lý nhân sự…

+ Có phòng họp trực tuyến kết nối liên thông 4 cấp (Trung ương,
tỉnh, huyện, xã): đạt

+ Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin đạt: tối thiểu 85% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo và 100% đối với các xã còn lại.

Đã bồi dưỡng, tập huấn kiến thức kỹ năngsố và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức cấp xã đạt 100%.

  1. b) Về kinh tế số: 02 chỉ tiêu

+100% các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực được truy xuất nguồn gốc và được giới thiệu, quảng bá, thương mại điện tử thông qua ứng dụng trực tuyến/ sàn giao dịch thương mại điện tử: 37nghean.com, shoppe,..

+ Xã có ít nhất 01 mô hình kinh tế nông thôn: chưa đạt

  1. c) Về xã hội số: 11 chỉ tiêu

+ Có Đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn, bản ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông:Xã đã có hệ thống truyền thanh cơ sở ứng ựng công nghệ thông tin viễn thông.

+ Tỷ lệ người dân trưởng thành có điện thoại thông minh đạt từ 85% trở lên: Trên địa bàn xã Nam Giang có tổng cộng có 5090/5904 người dân trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh, đạt tỷ lệ 86,2%

+ Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác: năm 2022 đạt 83%, hiện đang trong quá trình khảo sát số liệu năm 2024

+ Tỷ lệ hộ kinh doanh trên địa bàn (hộ kinh doanh tại chợ; hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh; hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP…) có triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (mã QR code chuyển khoản/thanh toán, Mobile Money, thẻ POS …): đang trong quá trình khảo sát

+ 100% cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học cơ sở trên địa bàn chấp nhận thanh toán các khoản thu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt: đạt.

+ 100% cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học cơ sở có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM: đạt

+ Tỷ lệ dân số xã được quản lý sức khỏe: đang trong quá trình khảo sát

+ Có mô hình “Camera an ninh” đảm bảo quy định, có lắp đặt các mắt camera tại các nút giao thông trọng điểm và các điểm tiềm ấn nguy cơ phức tạp về an ninh, trật tự, có đầu thu kết nối với công an xã: Tại tuyến đường trung tâm xã, khu ngã tư, một số thôn của xã Nam Giang đã có camera, có màn hình giám sát tại Công an xã.

+ 100% hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích được thông báo, gán mã địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ: Chỉ tiêu này đang tạm dừng xét.

+ Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản đạt: 82%, so với quy định tối thiểu 75% đối với các xã đồng bằng: đạt

  1. Tự đánh giá: Đạt

8.9. Tiêu chí số 9 – về An ninh, trật tự – Hành chính công

  1. Yêu cầu của tiêu chí

– Chỉ tiêu 9.1: An ninh, trật tự trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định và nâng cao:

– Chỉ tiêu 9.2: Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

  1. Kết quả thực hiện tiêu chí:

– Chỉ tiêu 9.1: An ninh, trật tự trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định và nâng cao:

– Trong năm 2024, Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành 01 Nghị quyết, 01 Chỉ thị, 02 Công điện, 05 Quyết định và 55 kế hoạch, công văn để tổ chức triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nổi bật là Chỉ thị số 22-CT/HU, ngày 28/12/2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy Nam Đàn về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện Nam Đàn năm 2024, Kế hoạch số 929/KH-UBND ngày 01/4/2024 của Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đàn về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn huyện Nam Đàn năm 2024; tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Quốc phòng – An ninh năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024; tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm và phòng, chống pháo trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; tổ chức gặp mặt chúc mừng các chức sắc, chức việc và đảng viên, cốt cán vùng giáo dịp lễ Noel năm 2023…

– Chỉ đạo các phòng, ban, ngành phối hợp các xã, thị trấn tăng cường tấn công truy quét tội phạm; bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát, khép kín địa bàn nhằm đảm bảo ANTT, phòng, chống tội phạm và vi phạm về pháo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống các hành vi vi phạm về pháo tại cơ sở; tổ chức tuyên truyền liên tục qua hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn, nổi bật là thành lập 19 Tổ Công tác phòng, chống pháo trên địa bàn 19 xã, thị trấn, gắn trách nhiệm của Lãnh đạo các Phòng chức năng và Chủ tịch Uỷ ban nhân các xã, thị trấn; thành lập 30 tổ tuần tra đảm bảo an ninh trật tự với hơn 200 Đồng chí tham gia tuần tra, phát hiện, bắt giữ các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về pháo trong đêm Giao thừa; tổ chức giao ban, đánh giá tình hình kết quả thực hiện quy chế phối hợp theo Nghị định 03/NĐ-CP của Chính phủ giữa Công an huyện – Ban Chỉ huy Quân sự huyện trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng định kỳ hàng quý đảm bảo chất lượng.

Chỉ tiêu số 9.2: Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Bộ phận Một cửa huyện thường xuyên rà soát, cập nhật danh mục thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã lên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh theo địa chỉ: http://dichvucong.nghean.gov.vn; tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, quán triệt cán bộ công chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, vận động, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tạo lập tài khoản dịch vụ công trực tuyến, cách thức nộp hồ sơ và khai thác sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên cổng dịch vụ công quốc gia và tỉnh Nghệ An. Trên địa bàn huyện Nam Đàn số thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (toàn trình) đến quý I năm 2024 là 160/433 thủ tục, chiếm 36,95%. Năm 2023, tổng số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết ở mức độ 4 (toàn trình)/Tổng số hồ sơ đã giải quyết là: 4.216/23.985 hồ sơ, bằng 17,58%; Quý I năm 2024, tổng số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết ở mức độ 4 (toàn trình)/Tổng số hồ sơ đã giải quyết là: 1.175/4.424 hồ sơ, bằng 26,56%.

  1. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới.

Hàng năm huyện Nam Đàn không có dự án nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (Báo cáo số 2190/BC-UBND ngày 05/7/2024 của UBND huyện Nam Đàn về tình hình thực hiện các danh mục đầu tư và tiêu chí nợ đọng trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đến năm 2024).

  1. Về kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao.

10.1. Quan điểm:

Phát huy những kết quả đã đạt được, duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao, xây dựng Nam Đàn trở thành huyện nông thôn kiểu mẫu về văn hóa gắn với du lịch; tập trung xây dựng cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp; phát triển sản xuất theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn sinh học, sản xuất hàng hóa gắn liên kết sản xuất theo chuỗi, nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; lấy người dân làm chủ thể thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng Nam Đàn trở thành trung tâm của tỉnh về phát triển du lịch.

10.2. Mục tiêu:

Mục tiêu chung:

Tiếp tục xây dựng nông thôn mới bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao;tập trung phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn; tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp với phát triển dịch vụ, du lịch theo quy hoạch; xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông, tổng thể; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ và nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, hợp tác xã gắn với du lịch, dịch vụ, chế biến; xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệptheo hướng nông nghiệp sinh thái xanh – sạch, nông nghiệp thông minh; xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, lấy người nông dân làm chủ thể, trung tâm, làm cơ sở cho sự phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng Nam Đàn là khu vực trọng điểm phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch sinh thái,… trước năm 2030.

– Mục tiêu cụ thể xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

– Đến cuối năm 2024, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; hoàn thành các tiêu chí và đạt huyện NTM nâng cao.

– Năm 2025 hoàn thành và đạt “huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch”.

10.3. Nhiệm vụ, giải pháp:

10.3.1. Nhiệm vụ:

(1). Về quy hoạch:

Hoàn thành điều chỉnh, tập trung chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nam Đàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung mở rộng thị trấn Nam Đàn. Đẩy nhanh tiến độ khảo sát, lập quy hoạch xây dựng Thị trấn Nam Giang và Thị trấn Trung Phúc Cường; xây dựng Đề án thành lập đô thị loại V tại 2 đơn vị này.

Đẩy mạnh việc triển khai quy hoạch các khu đô thị mới đã được UBND tỉnh phê duyệt gồm: Khu đô thị và thương mại dịch vụ khối Bắc Thung, khu đô thị và thương mại dịch vụ vùng Cồn Bàu (Thị trấn Nam Đàn), các phân khu chức năng tại Thị trấn Nam Đàn.Lập và triển khai các quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) các khu đô thị: Khu đô thị mới và công viên trung tâm, khu đô thị phía Đông, Khu đô thị Vạn An, khu đô thị Nam Giang, khu đô thị Trung Phúc Cường…

(2). Đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn

Tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đảm bảo đồng bộ, hiện đại, kết nối liên vùng, liên xã, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn và phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. Cụ thể:

– Giao thông:

+ Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm của huyện gồm: Tuyến đường huyện ĐH8 (tuyến Cồn Bụt – Nam Lĩnh), đường Ba Hà-Vincom+, đường Lê Hồng Sơn (tuyến ĐT539B), đường nối QL46 đi KDT Kim Liên đến đền Nhạn Tháp.

+ Bố trí nguồn lực đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ xi măng của tỉnh tiếp tục nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông trên địa bàn các xã, thị trấn. Tiếp tục nhân rộng mô hình “tuyến đường mẫu” tại các xóm (đồng bộ về mặt đường, điện sáng, mương thoát nước dọc, tuyên truyền trực quan, cây xanh).

+ Thực hiện có hiệu quả việc phân cấp nhiệm vụ quản lý, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn các xã. Hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông (biển báo, biển chỉ dẫn, hộ lan, chiếu sáng, gờ giảm tốc,…), quản lý tốt tải trọng phương tiện tại các tuyến đường; tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ và vận động người dân chấp hành Luật, ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông;

+ Hằng năm, rà soát bố trí nguồn lực sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông bị xuống cấp. Sử dụng hiệu quản nguồn kinh phí bảo trì các tuyến đường xã, đường huyện.

– Thủy lợi: Nâng cấp hệ thống kênh mương, tiếp tục cứng hóa 100% hệ thống kênh mương thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp; sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí sửa chữa nhỏ các công trình kênh mương nội đồng do cấp xã quản lý.

– Điện: Phối hợp với ngành điện đầu tư nâng cấp hệ thống cấp điện trên địa bàn huyện đảm bảo an toàn theo đúng yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Tiếp tục chỉnh trang, bó gọn đường dây dẫn điện, di dời cột điện đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị, nông thôn.

– Công trình cấp nước tập trung: Kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy cấp nước tập trung vùng 5 Nam nhằm phục vụ tốt nhu cầu nước sạch cho nhân dân.

(3). Về phát triển Kinh tế:

* Phát triển toàn diện ngành kinh tế gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm, nâng cao giá trị các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch

– Phát triển đồng bộ các ngành kinh tế, tập trung thu hút đầu tư vào địa bàn nhất là các dự án trọng điểm, đẩy nhanh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, quan tâm xuất khẩu lao động nhằm giải quyết tốt việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

– Phát triển toàn diện ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm và thị trường tiêu thụ để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh. Chỉ đạo sản xuất thâm canh các loại rau củ quả có giá trị. Duy trì, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, các mô hình sản xuất rau, củ quả trong nhà lưới. Chỉ đạo phát triển mô hình sản xuất hoa tại các xã Kim Liên, Xuân Hòa, Nam Giang nhằm phục vụ khách du lịch.

– Triển khai chu trình OCOP thường niên đảm bảo đầy đủ các bước theo quy định; tiến hành đánh giá, phân loại các sản phẩm đã có như sắn dây, miến gạo, các sản phẩm từ chanh; nâng hạng một số sản phẩm từ sen; phát triển ý tưởng một số sản phẩm mới như bột tằm, cao chè vằng, hồng ép,…

* Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.

– Kêu gọi nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các CCN Nam Thái, CCN Rú Bùi, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong CCN. Ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp sạch, thân thiện môi trường.

– Các xã, thị trấn tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm TTCN tập trung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (trong quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn 2021-2030 đã bố trí quỹ đất cho các điểm TTCN này) để từng bước di dời các làng nghề, các cơ sở sản xuất TTCN ra khỏi khu vực dân cư, góp phần bảo vệ môi trường đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Tiếp tục quan tâm phát triển dịch vụ thương mại trên địa bàn, đặc biệt là khai thác dịch vụ du lịch, xây dựng và phát triển các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của huyện (giò me Nam Nghĩa, tương Nam Đàn, Sen Kim Liên, Chanh Thiên Nhẫn, sắn dây và tinh bột nghệ Nam Anh…) để phục vụ khách du lịch.

(4) Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái trên địa bàn góp phần xây dựng thành công huyện Nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng văn hóa gắn với du lịch.

– Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của nhà nước về hoạt động du lịch. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển du lịch trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tiềm năng, sự cần thiết và hiệu quả của phát triển du lịch thông qua các kênh thông tin, nhất là ứng dụng công nghệ số, các buổi tập huấn cho cán bộ và người dân làm du lịch để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong phát triển du lịch của huyện nhà.

Xây dựng môi trường lành mạnh đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho du lịch phát triển. Thực hiện tốt chức năng kiểm tra và giám sát các hoạt động du lịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Đồng thời động viên, khuyến khích các cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp trong phát triển hoạt động du lịch.

Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đặc biệt chú trọng tại các điểm tham quan du lịch. Xây dựng nếp sống văn hoá, nhất là văn hoá ứng xử văn minh, lịch sự, nghĩa tình, thân thiện, mến khách của người dân đối với khách tham quan du lịch.

Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tốt công tác phòng chống tội phạm, các tai, tệ nạn xã hội, không để xẩy ra tình trạng lộn xộn tại các điểm tham quan du lịch.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch với các hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn, hiệu quả. Xây dựng biểu tượng, hệ thống cổ động trực quan quảng bá điểm đến du lịch, hình ảnh quê hương, con người Nam Đàn.

Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin truyền thông, quảng bá sâu rộng mảnh đất, con người, tiềm năng du lịch của Nam Đàn để thu hút du khách trong nước và quốc tế. Tăng cường công tác quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của Nam Đàn qua hệ thống thông tin đại chúng nhất là phối hợp các cơ quan báo chí Trung ương, tỉnh Nghệ An để xây dựng các phóng sự tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh Nam Đàn. Phát huy hiệu quả Cổng thông tin du lịch thông minh, cổng Thông tin điện tử huyện, trang thông tin điện tử các xã, thị trấn. Tăng cường quảng bá qua hệ thống mạng xã hội như: Facebook, zalo,…

Lựa chọn các sản phẩm, các địa chỉ du lịch để tham gia hội nghị, hội chợ xúc tiến đầu tư về du lịch do tỉnh và Trung ương tổ chức để quảng bá du lịch Nam Đàn.

Đổi mới nội dung và cách thức tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về xúc tiến, quảng bá du lịch bảo đảm chuyên nghiệp và hiệu quả; đăng cai tổ chức, tham gia các sự kiện quảng bá du lịch trong nước và quốc tế. Liên kết xây dựng thương hiệu và quảng bá điểm đến hấp dẫn tại các thị trường du lịch có tiềm năng; tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn khảo sát của các hãng lữ hành du lịch, các cơ quan báo chí đến nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư, phát triển thị trường du lịch tại địa phương. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, du lịch; văn hóa tâm linh và các các hoạt động văn hóa khác mang đậm bản sắc văn hóa, con người Nam Đàn.

– Tăng cường hợp tác phát triển du lịch giữa 3 địa phương: Huyện Nam Đàn, Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò, thực hiện hiệu quả thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch của UBND Thành phố Vinh – Thị xã Cửa Lò – Huyện Nam Đàn trong phát triển du lịch.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.

Mở rộng, nâng tầm quy mô tổ chức các lễ hội truyền thống của huyện như: Lễ hội Đền Vua Mai, Lễ hội Làng Sen, Lễ khai bút đầu xuân Chùa Đại Tuệ gắn với tổ chức các sự kiện văn hóa và một số lễ hội truyền thống khác để thu hút du khách.

Tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện; đồng thời phát huy giá trị, nét đặc trưng của các công trình lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo để hình thành các tour du lịch tâm linh; tour tham quan di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng nhằm tạo sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Duy trì, nâng cao chất lượng các CLB dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ tại các xã, thị trấn; tiếp tục đưa hát dân ca vào trường học, hằng năm tổ chức các hội thi hát ví phường vải, dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ… nhằm bảo tồn và phát huy hát dân ca Ví, Dặm và phục vụ khách du lịch; khôi phục các ngành nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.

– Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh và các nguồn vốn của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dự án đầu tư hạ tầng du lịch và các dịch vụ cho phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối các điểm du lịch; hạ tầng các điểm du lịch trọng điểm. Vận động xã hội hóa để bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa; chú trọng các di tích đã được xếp hạng, di tích có tầm ảnh hưởng lớn.

Phát triển hạ tầng thông tin liên lạc đồng bộ, hiện đại; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Phối hợp phát triển du lịch với phát triển hệ thống viễn thông, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ số đáp ứng nhu cầu của du khách.

Tiếp tục tập trung nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, văn hóa ứng xử cho đội ngũ cán bộ và người tham gia trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch. Quan tâm đầu tư nhân lực làm hướng dẫn viên tại các điểm du lịch quan trọng chưa có biên chế của Nhà nước. Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ về du lịch và tổ chức tham quan mô hình nhằm bồi dưỡng kiến thức về phong cách phục vụ và văn hóa ứng xử cho đội ngũ cán bộ và người làm việc trong lĩnh vực du lịch như: Công chức xã, các hộ làm du lịch, các hộ kinh doanh tại các điểm di tích và các nhà hàng trọng điểm trên địa bàn huyện.

(5). Tập trung Bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan “Sáng- Xanh – Sạch – Đẹp”

– Tập trung phối hợp tốt với các ngành, đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng nhà máy rác thải tập trung tại xã Khánh Sơn.

– Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng xóm, khối “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”. Chú trọng thực hiện các nội dung như: Xây dựng mương thoát nước dọc có nắp đậy dọc các tuyến đường; trồng cây xanh bóng mát, xây bồn trồng hoa tại các tuyến đường chính; xây dựng các tuyến đường cờ, lắp đặt đế cờ, cán cờ đồng bộ; tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng công cộng qua khu dân cư; thực hiện có nền nếp, hiệu quả phong trào ngày chủ nhật xanh; tập trung ra quân giải toả hành lang ATGT, phát quang bờ bụi và khơi thông cống rãnh, không để tình trạng tập kết vật liệu xây dựng, củi gỗ, việc bán hàng trong lòng, lề đường; quan tâm vệ sinh môi trường, chỉnh trang khuôn viên nhà văn hoá xóm; xây dựng cụm dân cư kiểu mẫu gắn với xây dựng tuyến đường mẫu, các vườn chuẩn, vườn mẫu.

(6). An ninh, trật tự – Hành chính công:

– Phát huy hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhân rộng mô hình người tốt, việc tốt gắn với thực hiện công tác dân vận;

– Đề nghị hoàn thành đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo quỹ đất xây dựng trụ sở và điều kiện làm việc cho lực lượng công an (nhất là công an xã), đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới;

– Phát huy hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhân rộng mô hình người tốt, việc tốt gắn với thực hiện công tác dân vận;Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

– Chuẩn hóa quy trình đối với TTHC cấp huyện, cấp xã, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9000:2015 và nâng dần tỷ lệ thủ tục hành chính được giải quyết mức độ 4 từ huyện đến xã.

3.1.2. Nhiệm vụ giai đoạn sau năm 2025:

(1) Đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng phát triển kinh tế, xã hội

– Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, dịch vụ, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế, thông tin truyền thông đặc biệt các công trình trọng điểm, động lực theo quy hoạch vùng huyện.

(2) Đẩy mạnh phát triển du lịch, phát triển thương mại dịch vụ.

– Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên cơ sở đảm bảo tính nguyên vẹn, tôn trọng yếu tố gốc, sự bền vững, sự hài hòa của di tích với cảnh quan lịch sử – văn hóa của khu vực.

– Chú trọng xây dựng được các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử nổi bật nhằm tạo sự khác biệt, tăng tính hấp dẫn để thu hút du khách. Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng các tour, tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái trên địa bàn.

(3) Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh

– Đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, quy trình, kỹ thuật sản xuất hữu cơ (Oganic), quy trình VietGAP, kết hợp đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun sương; ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất rau an toàn, trồng hoa, mở rộng diện tích nhà lưới, nhà màng, sản xuất chế biến theo chuỗi. Đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ cơ giới hoá vào sản xuất (từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch và chế biến). Tăng cường khảo nghiệm, phát triển đưa vào cơ cấu sản xuất các giống lúa, lạc, ngô, rau màu… có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với điều kiện khí hậu thời tiết; khôi phục một số giống bản địa như lúa Huyết Rồng, Đậu tương Nam Đàn, Lạc Cúc… Chú trọng mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, rau an toàn. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết với các xã, hợp tác xã hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có 2-3 mô hình được đầu tư sản xuất nông nghiệp có ứng dựng công nghệ cao với diện tích đạt từ 20 ha trở lên, mỗi xã có ít nhất 2-3 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực bảo đảm bền vững; mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn thân thiện với môi trường; mô hình áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

– Xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi theo quy trình VietGAP. Ứng dụng công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm; chú trọng xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, nhân rộng mô hình sử dụng đệm lót sinh học nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi, thực hiện cải tạo giống gia súc theo hướng Murha hóa đàn trâu, Zêbu hóa đàn bò và nạc hóa đàn lợn. Cải tiến đàn dê theo hướng đảm bảo chất lượng thịt và tăng trọng lượng dê trưởng thành. Cùng với phát triển gà cỏ Nam Đàn tiếp tục nhân rộng nhanh một số giống gà lai, nhập về các giống gà đẻ Ai Cập, vịt siêu trứng, ngan pháp, bồ câu pháp, chim cút cho năng suất cao và chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

– Ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp như phần mềm “Cập nhật diễn biến rừng -FMRS”, “Cảnh báo nguy cơ cháy rừng”, định vị GPRS… Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá trong khai thác rừng trồng.

– Ứng dụng các công nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản như quy trình VietGAP, công nghệ lọc sinh học tuần hoàn, nuôi thâm canh mật độ cao sử dụng thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học…Thử nghiệm và nhân rộng một số mô hình thâm canh thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập như ba ba thương phẩm, ốc bươu, cá trắm giòn, cá chép giòn, cá leo, chạch, lươn, cua, ếch…

– Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Tập trung để xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, chú trọng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo thành hàng hóa phục vụ nhu cầu người tiêu dùng và khách du lịch, nhất là các sản phẩm có thế mạnh đã được thị trường đón nhận nhiều năm nay như: sen Quê Bác, sắn dây, chanh Thiên Nhẫn, hồng sấy dẻo, miến gạo Quy Chính, thịt me, giò me, thịt dê, tương Nam Đàn… để nâng tầm sản phẩm OCOP đạt 4-5 sao và khẳng định vị thế, uy tín sản phẩm trên sàn giao dịch quốc gia.

10.3.2. Giải pháp:

(1). Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới bền vững tới cấp ủy, chính quyền và người dân:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về xây dựng nông thôn mới bền vững, đổi mới phương thức, cách thức tiếp cận, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi tư duy của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền để cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trở thành phong trào thi đua sâu rộng trên toàn địa bàn, huy động và tạo sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; Mọi việc làm phải dựa trên nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy vai trò của cộng đồng, quán triệt sâu sắc nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.

(2). Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức chính trị – xã hội từ huyện đến cơ sở:

Công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền phải đồng bộ, nhất quán và liên tục, phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp phải xây dựng chương trình, quy chế làm việc, phân công và giao trách nhiệm cho mỗi tập thể, cá nhân, đặc biệt phải phát huy được vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền.

Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tiếp tục đổi mới, nâng caohiệu quả hoạt động của cơ quan tham mưu giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội cấp huyện, xã.

(3). Tiếp tục kiện toàn xây dựng bộ máy tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo:

Cần coi trọng công tác xây dựng bộ máy để tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp; Quan tâm, thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới. Tuân thủ chế độ sơ tổng kết, giao ban, kiểm kiểm tiến độ triển khai, trong đó quy rõ trách cá nhân được phân công.

(4). Đẩy mạnh phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân:

Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm sạch theo hướng hiện đại, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo chuỗi giá trị, các sản phẩm thế mạnh như: Dưa lê, dưa hấu, nho, khoai tây, dược liệu, mật ong, dê, bê, nghé…. Xây dựng thương hiệu sản phẩm, chú trọng chế biến, chuẩn hóa bao bì, nhãn mác truy xuất nguồn gốc; thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP và du lịch sinh thái, tâm linh giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030; Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các hộ nông dân tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; Xây dựng chuỗi sản phẩm OCOP có tính hàng hóa cao, hình thành các thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường, gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương.

(5). Đa dạng hóa huy động nguồn lực:

Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở sở sở, theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”.

(6). Công tác kiểm tra, giám sát, thi đua khen thưởng:

Công tác kiểm tra, giám sát phải thực hiện thường xuyên, liên tục kịp thời điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo giỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; Hằng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết, phát hiện các mô hình làm tốt, cách làm mới có hiệu quả, phổ biến, nhân ra diện rộng. Có khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt; đồng thời, phê bình các tập thể, cá nhân nhất là người đứng đầu chỉ đạo thiếu tích cực trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

  1. KẾT LUẬN
  2. Về hồ sơ:

Huyện Nam Đàn đã lập hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo đúng Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 03/2024/QĐ-TTg ngày 07/3/2024 của Thủ tưởng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số: 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025″

  1. Về hiệu quả hoạt động của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới huyện:

Giai đoạn I (2010-2015) huyện đã thành lập thành lập Văn phòng nông thôn mới huyện tại Quyết định số 594/QĐ-UBND ngày 26/02/2015. Văn phòng nông thôn mới do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách kinh tế làm Chánh Văn phòng; Phó Chánh văn phòng thường trực: Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; Văn phòng nông thôn mới ban hành quy chế hoạt động, làm tốt chức năng nhiệm vụ, vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo trong tổ chức thực hiện chương trình nông thôn mới, cụ thể:

+ Tham mưu xây dựng quy chế làm việc cho Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện trình Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt.

+ Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo huyện; chuẩn bị nội dung, chương trình của hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo.

+ Tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo huyện triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới hằng năm.

+ Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi, tổng hợp, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; kiến nghị, đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề mới phát sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo và các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.

+ Chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Truyền thông huyện, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các Tổ chức chính trị – xã hội cấp huyện thực hiện công tác thông tin, truyền thông về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

+ Tham mưu cho Ban Chỉ đạo chương trình phân công, giao nhiệm vụ cho các phòng, ban, tổ chức cấp huyện thực hiện chương trình; thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện.

+ Lập dự trù kinh phí phục vụ hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo huyện, Văn phòng nông thôn mới, trình Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định.

+ Quản lý kinh phí, trang thiết bị, tài sản và bảo quản hồ sơ, tài liệu của Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện theo quy định pháp luật.

  1. Về số xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định:

2.1. Số xã đạt chuẩn theo quy định:

– Tổng số xã trên địa bàn huyện: 18 xã.

– Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 18 xã

– Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 100%.

– Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 15 xã

– Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 83,3%.

2.2. Số thị trấn đạt chuẩn theo quy định:

– Tổng số thị trấn trên địa bàn huyện: 01 thị trấn.

Nội dung đánh giá thị trấn Nam Đàn đạt chuẩn đô thị văn minh được thực hiện như sau:

+ Ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn có báo cáo số 2226/BC-UBND ngày 01/7/2024 về kết quả xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn thị trấn Nam Đàn (theo quy định tại Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh).

+ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nam Đàn có báo cáo số 36/BC-VHTT ngày 20/6/2024 về tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan, đơn vị về xét, công nhận thị trấn Nam Đàn đạt chuẩn đô thị văn minh.

+ Báo cáo số 16/BC-MTTQ-BTT ngày 14/6/2024 của Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Nam Đàn về kết quả tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị công nhận thị trấn Nam Đàn đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024.

  1. 4. Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã:

– Toàn bộ 18/18 xã trên địa bàn huyện Nam Đàn đạt chuẩn các tiêu chí, chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.

  1. 5. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí huyện nông thôn mới:

Huyện Nam Đàn đạt chuẩn các tiêu chí, chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ban hành Kèm theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.

  1. 6. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao:

Huyện Nam Đàn đạt chuẩn các tiêu chí, chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 ban hành Kèm theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện NTM đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025..

  1. 7. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới:

Hàng năm huyện Nam Đàn không có dự án nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (Báo cáo số 2190/BC-UBND ngày 05/7/2024 của UBND huyện Nam Đàn về tình hình thực hiện các danh mục đầu tư và tiêu chí nợ đọng trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đến năm 2024).

III. KIẾN NGHỊ

1- Căn cứ hồ sơ và kết quả thẩm tra, điều kiện công nhận (theo quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 03/2024/QĐ-TTg ngày 07/3/2024 của Thủ tưởng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số: 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 Thủ tướng Chính phủ). Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đánh giá huyện Nam Đàn đủ điều kiện đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

2- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024./.

 

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây