Trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp cả nước đạt 34,27 tỷ USD, riêng sản phẩm trồng trọt đạt 18,21 tỷ USD.
Sáng 20/8, tại TP.Tân An (tỉnh Long An) diễn ra Hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024; Triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2025 tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL”.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Trung cho biết, trong 7 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản toàn ngành đạt 34,27 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm trồng trọt đạt 18,21 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL phải đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn; Sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu quả gây suy thoái đất đai; Sử dụng vật tư đầu vào (giống, phân bón…) chưa hợp lý gây lãng phí nguồn lực và gây ô nhiễm môi trường.
Để phát triển bền vững, ông Trung yêu cầu phải nâng cao nhận thức và năng lực quản lý cho người nông dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trong việc quản lý sản xuất an toàn, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Minh Lâm – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Long An cho biết, những năm qua, Long An đã đạt được các thành tựu quan trọng phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Thu nhập trên đầu người của người dân tỉnh từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Long An (GRDP) đạt 5,26%. Riêng nông nghiệp ước tính tăng 2,54% (cùng kỳ tăng 3,43%).
Diện tích gieo trồng lúa hàng năm của tỉnh Long An khoảng 500.000 ha, sản lượng đạt 2,8-2,9 triệu tấn/năm, riêng năm 2023 đạt trên 3 triệu tấn; cây rau: diện tích trồng khoảng 10.000ha; cây thanh long khoảng 8.000ha; cây chanh khoảng 11.500ha
Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng, để phát triển hiệu quả ngành trồng trọt trong thời gian tới cần đẩy mạnh thực hiện các Đề án Phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đặc biệt Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao bền vững gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL; Đề án phát triển cây ăn trái chủ lực; Đề án Cây công nghiệp có lưu ý đến cây dừa vùng ĐBSCL.
“Cần theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước để chủ động bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra. Người nông dân và nhà quản lý cần quan tâm đến sức khỏe đất, sức khỏe cây trồng, an toàn thực phẩm. Đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao hơn”, ông Tùng cho biết.
Tại hội nghị, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An và tỉnh Bạc Liêu đều trình bày địa phương gặp khó trong quản lý đầu vào đối với vật tư nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa phối hợp tốt với cơ quan chức năng trong cung cấp thông tin về vật tư nông nghiệp. Quyền hạn xử lý về vi phạm của địa phương còn hạn chế.
Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt yêu cầu thắt chặt công tác quản lý nhà nước đối với vật tư đầu vào như giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Thứ trưởng Hoàng Trung cũng xác định các vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý vật tư nông nghiệp, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương là nội dung cần được thảo luận kỹ và tìm giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), năm 2023 lượng thuốc BVTV thành phẩm được sử dụng trong cả nước là 47.144 tấn, trung bình là 3,42kg/ha gieo trồng.
Tại các tỉnh ĐBSCL, theo báo cáo lượng thuốc BVTV thành phẩm sử dụng năm 2020 là 28.520 tấn; năm 2021 là 25.582 tấn giảm 10,3% so với năm 2020; năm 2022 là 20.598 tấn giảm 19,5% so với năm 2021 và giảm 27,8% so với năm 2020. Tuy nhiên đến năm 2023, lượng thuốc sử dụng đang có xu hướng tăng trở lại là 23.405 tấn tăng 12% so với năm 2022.
Quang Dương
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới