08:24:22 20/09/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Ngành chức năng Cà Mau dùng cần cẩu thả 900 khối bê tông to xuống biển “xây nhà cho cá”

Mục lục

    Hàng trăm khối rạn nhân tạo làm bằng bê tông được ngành chức năng tỉnh Cà Mau thả xuống đáy biển để “xây nhà cho cá”, đã tạo ra được nơi trú ngụ lý tưởng cho nhiều loài cá, tôm kéo về “định cư” và sinh sản.

    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho biết, sau nhiều năm thực hiện dự án thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp phát triển du lịch trên vùng biển tỉnh Cà Mau, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

    Dự án này vừa góp phần bảo vệ, phát triển nguồn lại thủy sản, vừa nâng cao ý thức người dân cùng chung tay đưa ngành khai thác của địa phương phát triển theo hướng bền vững.

    Tính đến nay, Chi cục Thủy sản tỉnh đã triển khai thả được 900 khối rạn nhân tạo hình lập phương bằng bê tông cốt thép trên khu vực vùng biển Cà Mau để bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.

    Theo đó, từ năm 2019-2021, được sự hỗ trợ dự án từ Chính phủ Thái Lan, tỉnh Cà Mau đã tổ chức thả 500 khối rạn bằng bê tông xuống khu vực biển Tây để làm nơi trú ngụ cho các loài sinh vật biển.

    Đến năm 2022, từ chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, địa phương này tiếp tục thả thêm 400 khối rạn bê tông xuống biển.

    900 khối rạn nhân tạo hình lập phương bằng bê tông cốt thép đã được thả xuống trên khu vực vùng biển Cà Mau để bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Anh Anh

    Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, dự án này phát huy tác dụng rất tốt. Rạn nhân tạo đã giúp cho các loài sinh vật biển làm nơi trú ngụ và sinh sản; đồng thời giúp chúng tránh được các ngư lưới cụ khai thác mang tính hủy diệt, dần khôi phục nguồn lợi thủy sản.

    Kết quả khảo sát thực tế của ngành chức năng tỉnh Cà Mau cho thấy, các rạn nhân tạo khi thả xuống đáy biển đã phát huy được vai trò làm nơi trú ẩn để bảo vệ cá con, cá non và một số loài cá có giá trị kinh tế, sinh cảnh cao, giúp chúng tránh khỏi sự khai thác mang tính hủy diệt của con người. Ảnh: Anh Anh.

    Theo kết quả khảo sát ở khu vực thả 900 khối rạn có chu vi 5,6 km với diện tích 1,88km2 ngoài khơi vùng biển Cà Mau cho thấy, việc này đã góp phần ngăn cản một số ngư lưới cụ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái vùng biển ven bờ.

    Ngoài ra, các rạn nhân tạo còn phát huy được vai trò làm nơi trú ẩn để bảo vệ cá con, cá non và một số loài cá có giá trị kinh tế, sinh cảnh cao, giúp chúng tránh khỏi sự khai thác mang tính hủy diệt của con người.

    Bên cạnh đó, chất lượng môi trường trong và quanh khu vực thả rạn được cải thiện, các loài sinh vật đeo bám giá thể rạn gia tăng làm mắc xích trong chuỗi thức ăn tự nhiên, tạo nơi cư trú lý tưởng cho các loài sinh vật biển.

    Một kết quả cụ thể thông qua việc khảo sát cho thấy, nếu như trước đây khảo sát khu vực biển được thả rạn chỉ ghi nhận một vài loài cá, tôm thì nay, sau khi thả rạn nơi đây ghi nhận đến 78 loài, trong đó mật độ cá chiếm tỉ lệ cao với 48 loài.

    Trước đây khu vực biển Cà Mau được thả rạn chỉ ghi nhận một vài loài cá, tôm thì nay, sau khi thả rạn nơi đây ghi nhận đến 78 loài, trong đó mật độ cá chiếm tỉ lệ cao với 48 loài. Ảnh: Anh Anh.

    Ngoài ra, hiệu quả từ việc đánh bắt của ngư dân trong vùng tăng lên theo kết quả điều tra trước và sau khi thả rạn, cho thấy hiệu quả nguồn lợi thủy sản trong ngư trường có sự thay đổi đáng kể.

    Theo kết quả điều tra, thu nhập của người dân trong các nghề đánh bắt ở khu vực này được tăng lên.

    Cụ thể như sản lượng khai thác trung bình sau khi thả rạn của nghề lưới rê tăng lên 15,4% trên mỗi chuyến (lợi nhuận tăng 6,5 triệu đồng/chuyến); sản lượng khai thác trung bình từ nghề lồng xếp tăng 27,4% trên chuyến…

    Thêm vào đó, sản lượng khai thác trung bình của nghề câu mực sau khi thả rạn tăng lên 16,1% trên chuyến; hay sản lượng khai thác nghề ốc bẫy mực tăng lên 9,58% trên chuyến…

    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau khẳng định dự án này đã mang lại hiệu quả rất tốt, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước sự đánh bắt mang tính hủy diệt của con người như hiện nay. Ảnh: Anh Anh

    Điều quan trọng được ghi nhận qua khảo sát thực tế là trước khi thả rạn, trong khu vực biển này chỉ xác định được 40 loài thương phẩm trong các mẻ khai thác. Trong đó, có 25 loài cá, 8 loài giáp xác và 7 loài thân mềm.

    Sau khi thả rạn, số lượng loài thương phẩm trong các mẻ khai thác khu vực này tăng lên đáng kể, với 97 loài trong đó có 62 loài cá, 15 loài giáp xác và 20 loài thân mềm.

    Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các loài cá dữ (cá bớp, cá thu, cá bè, cá nhồng, cá mú, cá hường…) cho thấy chuỗi mắc xích thức ăn tự nhiên trong hệ sinh thái vùng rạn đang có dấu hiệu phục hồi tích cực. Đặc biệt là có xuất hiện một số loài cá có giá trị sinh cảnh như cá bướm, cá thia, cá hoàng hậu đuôi trắng…

    Ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau đánh giá, từ các kết quả trên cho thấy, có thể triển khai thả rạn nhân tạo để mở rộng thêm diện tích hiện có, và nhân rộng thêm tại các khu vực biển khác có điều kiện tương đồng.

    Từ đó, không chỉ mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, mà còn góp phần đưa ngành khai thác thủy sản đi theo hướng bền vững, phù hợp với chủ trương hiện nay. Do đó, ngành nông nghiệp cũng đã kiến nghị UBND tỉnh Cà Mau quan tâm đến phương án triển khai mở rộng thêm diện tích thả rạn nhân tạo trong thời gian tới.

    Hoàng Hạnh – Anh Anh

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây