Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Mùa nước đổ, đầu nguồn sông Hậu ở An Giang dân nuôi dày đặc thứ cá gì, toàn con to bự?

Mùa nước đổ, bà con đầu nguồn huyện An Phú (tỉnh An Giang) chộn rộn chăn nuôi cá tra thương phẩm. Sau bao thăng trầm, cái nghề cơ cực của cha ông được ngư dân duy trì cho tới bây giờ.

Qua cầu Cồn Tiên quẹo trái chạy theo Đường tỉnh 957, nhìn xuống dòng sông Châu Đốc nước đỏ ngầu phù sa.

Mùa nước đổ, đàn cá tra được tắm mát bởi dòng phù sa mát lành và lớn nhanh. Gặp ông Vân (64 tuổi, ngụ thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đang trông theo chiếc xuồng composite chở đầy ắp thức ăn.

Mỗi lần nhân công rải thức ăn đàn cá bu đông đớp mồi, văng nước tứ tung, trông mê mắt!

Nhớ về cái thời vàng son của nghề nuôi cá tra, ông Vân kể, thuở trước, vùng đầu nguồn An Phú và Châu Đốc từng là nơi “thai nghén” nghề nuôi cá tra, tạo nên thương hiệu trứ danh.

Những năm lũ lớn, dòng sông Châu Đốc, sông Hậu, người dân ra sông đặt đáy thu hoạch cá tra bột mang vào hầm ương nuôi.

“Hồi đó, chưa có thức ăn viên như bây giờ, ngư dân mang vùa cám nhuyễn ra hầm rải, đàn cá con lên “ăn móng” kẹo hầm. Cá tra con bằng cọng chân nhang được chăn nuôi kỹ lưỡng” – ông Vân nhớ lại.

Ngư dân đầu nguồn sông Hậu ở huyện An Phú, tỉnh An Giang nuôi dày đặc cá tra thương phẩm mùa nước đổ.

Cá tra lớn rất nhanh, trong vòng 10 ngày, chúng to bằng đầu đũa ăn. Khi cá tra lớn bằng ngón chân cái, ngư dân dùng cám nấu độn thêm rau muống, chuối cây bằm nhỏ hoặc vớt bèo cám cho cá ăn.

Nhiều gia đình tận dụng mùa nước nổi thu hoạch cá linh, cá tạp về làm thức ăn, bổ sung dinh dưỡng cho đàn cá tra.

Hồi trước, con cá tra thiên nhiên được thuần hóa trong ao, hầm, nuôi bằng thức ăn tự chế, có thịt ngon, bổ dưỡng, nhưng chỉ được tiêu thụ tại các chợ đầu mối hoặc làm khô phồng bán nội địa.

Tiếng lành đồn xa, dần dà, loài cá da trơn này nổi tiếng, trở thành thương phẩm xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, cá tra chỉ vài ngàn đồng/kg, sau đó đột ngột tăng 18.000 đồng/kg. Ngư dân ồ ạt đóng bè, đào ao mở rộng diện tích nuôi cá tra thương phẩm để làm giàu.

Có bận, ngư dân lên tận Campuchia mua gỗ về đóng bè rầm rộ. Từ đó, hình thành những làng bè nổi tiếng ở đầu nguồn Châu Đốc và An Phú. Nào ngờ vào năm 2000, giá cá tra bị sụt giảm từ 18.000 đồng/kg xuống còn 10.000 đồng/kg, ngư dân điêu đứng.

Hàng loạt chiếc bè gỗ đầu tư hàng trăm triệu đồng, không còn vốn liếng để tái đầu tư chăn nuôi nên ngư dân tháo bè chuyển sang làm nghề khác.

“Hồi đó, tôi cùng nhiều ngư dân trong xóm mua gỗ về đóng bè nuôi cá tra. Ban đầu, chăn nuôi rất hiệu quả, bởi thịt cá trắng công ty ưa chuộng, bán với giá cao.

Nhưng sau đó, giá cá tra nuôi ao hầm và bè đều bị rớt giá. Thị trường bấp bênh, người kéo bè lên bờ, người bỏ trống ao, nghề nuôi cá tra giảm mạnh…” – ông Vân cho hay.

Nhiều người bỏ nghề nuôi cá tra, nhưng ông Vân quyết tâm bám trụ với cái nghề truyền thống này. Có thời gian, ông Vân nuôi cá trúng giá, rồi tiếp tục đầu tư mở rộng ao nuôi cho tới bây giờ.

Hiện nay, ông Vân nuôi 3 ao cá tra, có diện tích hơn 7.000m2/ao, mỗi đợt thu hoạch từ 300 – 400 tấn cá tra thương phẩm.

Ông Vân hiện là một trong những ngư dân “cố cựu” còn sót lại với nghề nuôi cá tra thương phẩm có tiếng ở vùng đầu nguồn.

Hôm đứng xem đàn cá tra đớp mồi nước văng tung tóe, chúng tôi khâm phục trước kỹ thuật nuôi và cơi ngơi sự nghiệp hoành tráng của ông Vân.

Tất cả ao hầm đều được kiên cố bê-tông, hệ thống bơm nước sử dụng bằng động cơ điện.

Có kinh nghiệm trong nghề nuôi cá tra nên khi đề cập đến kỹ thuật, ông Vân rất tự tin, từ khâu chọn, ương giống đến nuôi cá và xuất bán.

“Người ta ương nuôi cá không thành công khá nhiều. Riêng, tôi có kinh nghiệm nên xử lý được các loại bệnh phổ biến cho cá tra, như: Gan mủ, nấm, đỏ đuôi, xuất huyết…

Điều quan trọng là phải xử lý nguồn nước sạch, theo dõi đàn cá hàng ngày. Nếu lơ là, cá sẽ bị lây bệnh, hao hụt đầu con, dẫn đến lỗ nặng” – ông Vân bày tỏ.

Ngồi bên căn nhà khang trang, ông Vân nói rằng, có trải qua khổ cực mới thành công như ngày hôm nay.

Trước đây, tính bỏ cuộc, nhưng nhờ sự kiên trì bám trụ với nghề này mà ông Vân phất lên, rồi đầu tư mở rộng diện tích ao, hầm để con cái có cuộc sống ổn định về sau. Hiện nay, giá cá tra dao động trên 27.000 đồng/kg (loại thịt trắng), ông Vân chưa chịu xuất bán.

“Thị trường cá tra đang “nhóng” giá, do đó đợi vài tháng nữa mới gạn bán. Nhưng điều lo ngại đối với người chăn nuôi cá hiện nay là giá thức ăn, thuốc thú y trong chăn nuôi thủy sản ở mức cao. Do đó, chi phí nuôi cá tăng lên nhiều lần, trong khi giá cá tra không tăng, người nuôi có nguy cơ lỗ” – ông Vân cho hay.

Thời gian tới, để duy trì nghề nuôi cá tra bền vững, ngoài áp dụng kỹ thuật, nắm bắt nhu cầu thị trường, ông Vân sẽ tính lại khâu chế biến thức ăn sao cho hiệu quả nhất.

Thức ăn cho cá tra dao động khoảng 12.900 đồng/kg, nếu nuôi đạt 1kg cá tra tốn ít nhất 1,7kg thức ăn, sau khi trừ các chi phí khác, như: Điện, nhân công, thuốc thủy sản… thì người nuôi không lời.

Do đó, vụ nuôi tiếp theo, ông Vân sẽ nấu cám, đậu nành, cá biển làm thức ăn tự chế cho cá tra để giảm chi phí, hạ giá thành chăn nuôi thì mới có lời.

Hoàng Mỹ (Báo An Giang)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

Một loại rau mọc trên đá với cái tên đầy lạ lẫm, đã trở thành đặc sản quý hiếm ở Nghệ An

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây