Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại của người dân, ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đã huy động tổng lực con người, vật tư để tập trung chữa trị bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa tại địa phương.
Ngày 17/8, thông tin mà phóng viên có được, trong ngày 16/8, số bò mắc bệnh tiêu chảy ởLâm Đồng đã hồi phục sau điều trị là 22 con, tập trung ở huyện Đức Trọng. Luỹ kế đến nay có 615 con bò hồi phục (gồm huyện Đơn Dương 156 con; huyện Đức Trọng 420 con và huyện Lâm Hà 29 con).
Qua theo dõi số lượng bò phục hồi sau điều trị tăng dần tại các địa phương, các chuyên gia cũng đã kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị để áp dụng cho những bò bị tái phát bệnh trở lại. Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng có 5.812 con bị mắc bệnh, trong đó có 303 con đã chết.
Trao đổi với phóng viên, ông Võ Văn Cao (tổ 10, thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) cho hay, đến nay, gia đình ông đã có 2 con bò chết, 7 con bò bị sảy thai cùng nhiều tấn sữa phải đổ bỏ vì điều trị cho bò nên sữa có kháng sinh.
“Hiện nay, đàn bò của tôi không bị chết nữa mà bò mẹ chuyển qua sảy thai. Ngoài ra, những con bò dần hồi phục trước đó cũng có tình trạng tái bệnh trở lại. Gia đình chúng tôi vẫn đang phải truyền nước cho bò, đồng thời nhận thuốc từ chính quyền địa phương để chữa trị cho bò.
Chúng tôi đã đọc báo và biết sơ bộ nguyên nhân gây ra tình trạng trên cho bò. Vì vậy, chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng làm việc và yêu cầu Công ty CP Thuốc thú y Trung ương NAVETCO sớm có phương án khắc phục thiệt hại cho người chăn nuôi. Gia đình tôi cùng các hộ trong thôn cũng đã đến Nhà văn hóa thôn Bồng Lai để kê khai thiệt hại với cơ quan chức năng địa phương”, ông Cao cho biết.
Thông tin từ Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, đến nay, lực lượng tham gia phòng, chống bệnh cho đàn bò sữa của tỉnh lên đến 600 người. Trong đó, nhân lực trực tiếp điều trị là 138 người và nhân lực phòng chống dịch, tiêu hủy bò bị bệnh là 465 người. Lực lượng này gồm cán bộ thú y của Cục Thú y, các sở ban ngành và các huyện, xã; các doanh nghiệp, đơn vị chăn nuôi, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh đã huy động, tiếp nhận, tổ chức cấp phát vật tư thuốc để hỗ trợ điều trị bò bị bệnh, gồm: 72.306 lọ dịch truyền các loại; 10.180 chai vitamin C và Bcomplex; 3.970 chai thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau; 2.806 gói điện giải; 950 kg Sodium Bicarbonat; 2.700 lít Benkocid và 400 bộ đồ bảo hộ. Như vậy, lượng vật tư, thuốc cơ bản đáp ứng nhu cầu điều trị bò bị bệnh hằng ngày.
Để giảm thiểu số bò phát bệnh, chết do tiêu chảy, các cơ quan chức năng Trung ương và tỉnh Lâm Đồng tiếp tục tổ chức thực hiện các biện pháp cứu chữa bò bị bệnh, hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, giải pháp cấp thiết hiện nay là nông dân cần tích cực phối hợp với nhân viên thú y để thực hiện phác đồ điều trị cho bò đảm bảo kết quả tốt nhất.
Nhận định của bác sĩ thú y Hoàng Xuân Nghinh, trong thời gian tới, tỷ lệ bò chết sẽ không giảm xuống một cách nhanh chóng, nhưng dần dần 1-2 tuần tới thì tỷ lệ bò chết sẽ giảm. Vì giai đoạn cuối của bệnh là việc chăm sóc, tăng cường năng lượng cho đàn bò để bò hồi phục cơ thể. Chính vì vậy, người dân cần phải phối hợp với nhân viên thú y để thực hiện phác đồ điều trị cho bò.
Văn Long
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới