Trong 100 năm qua, cây dừa sáp Trà Vinh từ giai thoại xuất xứ đến quá trình sinh trưởng và phổ biến đến công chúng gần như gắn liền với cộng đồng người Khmer. Nhiều người dân nơi đây xem cây dừa sáp như di sản, không ngừng chăm sóc và phát triển.
Theo phóng viên Dân Việt tìm hiểu, vào năm 1924, sau khi hoàn thành khóa tu tại Campuchia, hòa thượng Thạch Sô đem về chùa Chợ (thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) 2 cây dừa.
Khi lớn, cây dừa cho trái có lớp cơm rất dày, dẻo, nước sệt nên được gọi là dừa sáp (hay còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem). Do trái dừa sáp có đặc điểm lạ nói trên, đặc biệt là ăn rất ngon với vị béo ngậy và có hương thơm rất đặc trưng nên các phật tử đã truyền tai nhau và xin giống về trồng.
Người đầu tiên xin giống về trồng là ông Vanh ngụ ấp Chông Nô 1, xã Hòa Tân. Người thứ hai là ông Đuôn ở ấp Chông Nô 2, xã Hòa Tân. Trong 2 gia đình, chỉ có 1 gia đình trồng ra trái sáp.
Từ đó, người dân nhận ra rằng, dừa sáp này có một đặc điểm rất khác thường là chỉ trồng được một số vùng mới cho ra trái sáp do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu.
Dần về sau, dừa sáp được bà con người dân tộc Khmer trồng nhiều trong các phum sóc, xung quanh chùa và trở thành một đặc sản nổi tiếng của huyện Cầu Kè.
Cây dừa sáp cho tỷ lệ sáp từ 20-30% trong tổng số trái/buồng, bình quân mỗi năm cho khoảng 20-25 trái/cây.
Dừa sáp có giá cao gấp 10 lần dừa thường. Từ năm 2000 trở lại đây, giá dừa sáp đã tăng cao và trở thành loại dừa có giá đắt nhất Việt Nam. Hiện giá dừa đặc ruột này dao động từ khoảng 70.000-120.000 đồng/trái tùy theo tỷ lệ sáp và trọng lượng trái. Vì vậy, cây dừa sáp đã giúp cho các Phật tử và người dân ở địa phương được ổn định về kinh tế.
Hiện, tỉnh Trà Vinh có 5 giống dừa sáp được trồng phổ biến gồm: sáp tròn, sáp dài, sáp có cạnh, sáp vỏ xanh, sáp vỏ vàng. Ngoài dừa sáp bản địa, còn có dừa sáp cấy phôi.
Đến nay, ngoài huyện Cầu Kè, dừa sáp còn được trồng ở huyện Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Càng Long, TP.Trà Vinh,…với tổng diện tích trên 1.277 ha (tương đương khoảng 250.000 cây dừa), chiếm 4,67% diện tích dừa của toàn tỉnh. Sản lượng ước đạt trên 3,1 trái dừa sáp trong năm 2024.
Nhiều người dân vùng đồng bào dân tộc Khmer xem cây dừa sáp như di sản và việc trồng dừa sáp là cách tăng thu nhập, cải thiện sinh kế. Nhiều năm qua, đã có nhiều thế hệ gia đình nối tiếp nhau làm giàu cho chuỗi giá trị dừa sáp.
Được biết, tháng 8/2012, dừa sáp Cầu Kè chính thức được đưa vào danh sách là 1 trong 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam (theo Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam).
Ngày 5/8/2024, Hiệp hội Dừa Việt Nam đã công nhận cây dừa sáp được trồng tại tỉnh Trà Vinh là cây dừa Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho UBND Trà Vinh với sản phẩm “quả dừa sáp”.
Dừa sáp Cầu Kè từ giai thoại xuất xứ đến quá trình sinh trưởng và phổ biến đến công chúng gần như gắn liền với cộng đồng người Khmer Nam Bộ và Phật giáo Nam tông.
Câu chuyện dừa sáp Cầu Kè được truyền tai nhau qua những vị khách vãng lai, những lượt khách hành hương mùa lễ Vu Lan Thắng Hội (được tổ chức hàng năm tại huyện Cầu Kè thu hút từ 30.000-50.000 khách) ít nhiều gắn với hình ảnh người nông dân Khmer Nam Bộ chân chất, cần cù. Đây còn là cầu nối để du khách khám phá những nét văn hóa truyền thống, độc đáo của người Khmer Trà Vinh.
“Dừa sáp Trà Vinh gắn bó lâu năm với nhà vườn Khmer Cầu Kè, góp phần tăng cường sự gắn kết cộng đồng, giao lưu văn hóa giữa các tộc người cùng sinh sống trên đất Trà Vinh cũng như cả nước thông qua trao đổi mua bán, chia sẻ kinh nghiệm, quảng bá du lịch” – ông Đoàn Văn Minh – Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh) thông tin.
Ông Lê Văn Hẳn – Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, chiến lược phát triển dừa sáp Trà Vinh trong thời gian tới là triển khai nhiều biện pháp mở rộng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ; ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc nhân giống để cho ra những cây dừa sáp có tỉ lệ sáp cao hơn; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến. Để từ đó, dừa sáp Trà Vinh dần vươn ra thị trường của nhiều quốc gia trên thế giới.
Song song đó, tỉnh cũng phát triển dừa sáp gắn với dịch vụ du lịch. Đồng thời có các chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm dừa sáp, hỗ trợ nông dân liên kết cùng doanh nghiệp để tiêu thụ nguyên liệu hoặc sản phẩm sơ chế.
Việc phát triển cây dừa sáp nói trên cũng là kết quả của sự nỗ lực từ các sở, ngành và đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719).
Huỳnh Xây
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới